Chỉ số giá tiêu dùng cả nước giảm 0,27%
Theo Tổng cục Thống kê, sau Tết Nguyên đán, do nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng giảm theo quy luật hằng năm và nguồn cung dồi dào nên giá các loại thực phẩm giảm.
Đây là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3-2021 giảm 0,27% so với tháng trước; tăng 1,31% so với tháng 12-2020.
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 3 tăng 1,16%, thấp nhất kể từ năm 2016. CPI bình quân quý I-2021 tăng 0,29%, mức tăng thấp nhất của quý I trong 20 năm qua.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 7 nhóm giảm giá và 4 nhóm tăng giá so với tháng trước.
Video đang HOT
Cụ thể, so với tháng trước, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có mức giảm nhiều nhất, giảm 1,46% so với tháng trước (làm CPI chung giảm 0,49 điểm phần trăm) do giá thịt lợn, gia súc, gia cầm, thủy sản, rau tươi giảm mạnh nhờ nguồn cung dồi dào.
Nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa và dịch vụ của người dân sau Tết Nguyên đán giảm nên giá nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,37%; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép giảm 0,2%; nhóm bưu chính – viễn thông giảm 0,13%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,05%.
Ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhu cầu du lịch, lễ hội giảm nên nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,03%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,28%.
Ngược lại, nhóm giao thông tăng cao nhất với mức 2,29% (làm CPI chung tăng 0,22 điểm phần trăm) do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh giá xăng, dầu vào các ngày 25-2, 12-3 và 27-3-2021. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,24% do giá nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào tăng làm cho giá vật liệu xây dựng tăng. Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02% do giá thuốc các loại tăng 0,04%. Nhóm giáo dục tăng 0,01%, chủ yếu do giá văn phòng phẩm tăng.
So với tháng trước, chỉ số giá vàng giảm 2,97% và chỉ số giá đô la Mỹ tăng 0,23%.
* Cùng ngày, Cục Thống kê Hà Nội công bố CPI trên địa bàn tháng 3-2021 giảm 0,21% so với tháng trước, tăng 1,53% so với tháng 12-2020 và tăng 1,12% so với cùng kỳ năm trước.
CPI bình quân quý I-2021 tăng nhẹ 0,04% so với bình quân cùng kỳ năm 2020. Trong tháng 3, có 7/11 nhóm hàng có chỉ số CPI giảm so với tháng trước.
Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,54%. Nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,41%; bưu chính – viễn thông giảm 0,2%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,11%.
Các nhóm hàng còn lại có chỉ số giảm nhẹ, trong đó, thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,05%; may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,02%; hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,19%.
Có 3/11 nhóm hàng có chỉ số CPI tăng so với tháng trước: Nhóm giao thông tăng 2,36% do giá xăng, dầu điều chỉnh tăng vào ngày 12-3-2021; nhà ở, điện nước và vật liệu xây dựng tăng 0,35%; nhóm giáo dục tăng 0,01%.
Riêng nhóm thuốc và dịch vụ y tế giữ nguyên như mức giá tháng trước.
So với tháng trước, chỉ số giá vàng tháng 3 giảm 3,51%; chỉ số giá đô la Mỹ tăng 0,02%.
Chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,33%
Tin từ Cục Thống kê tỉnh cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2021 toàn tỉnh tăng 1,33% so với tháng 1.
Nhu cầu mua sắm, tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán là nguyên nhân khiến CPI tăng mạnh. Trong ảnh: Người dân mua sắm tại Lotte Mart Vũng Tàu.
Theo đánh giá của Cục Thống kê tỉnh, CPI tháng 2 tăng do nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình và giá dịch vụ giao thông công cộng tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu. Trong đó tăng cao ở một số nhóm hàng như: hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,38%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,21%; giày dép và mũ nón tăng 0,57%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,96%; giao thông tăng 1,65%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,36%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,22%...
9/11 nhóm hàng hóa có chỉ số giá tiêu dùng tăng Tháng 2-2021 trùng với dịp Tết Nguyên đán nên giá thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình tăng, giá xăng dầu, giá gas trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn thành phố. Theo đó, CPI tháng 2 tăng 1,42% so với tháng trước. Tuy nhiên, CPI bình quân 2...