Chỉ số giá tiêu dùng 5 tháng của Hà Nội tăng trên 3%
Theo Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,3% so với tháng trước, tăng 2,43% so với tháng 12/2021 và tăng 3,79% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 5 tháng đầu năm 2022 tăng 3,04% so với bình quân cùng kỳ năm 2021.
Hàng hóa tại siêu thị Aeon Long Biên, Hà Nội. Ảnh tư liệu: Trần Việt/TTXVN
Trong tháng 5, có 10/11 nhóm hàng có chỉ số CPI tăng so với tháng trước, trong đó: Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 2,59% (tác động làm tăng CPI chung 0,12%) do trong tháng có kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 và là thời điểm diễn ra SEA Games 31, các hoạt động văn hoá, vui chơi, giải trí được đẩy mạnh, khách trong nước và quốc tế đến Hà Nội tăng cao; nhóm giao thông tăng 2,12% (tác động làm tăng CPI chung 0,21%) chủ yếu do giá xăng điều chỉnh tăng 3 lần liên tiếp (bình quân trong tháng giá xăng tăng 5,99% so với tháng trước, dầu diezen tăng 3,98%).
Nhóm giáo dục tăng 0,3% do trong tháng các trường học trên địa bàn hoàn tất các khoản thu còn lại kết thúc năm học 2021-2022; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,3% do lượng khách sử dụng trong dịp SEA Games 31 tăng cao; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,22%, trong đó nhóm lương thực tăng 0,34%; thực phẩm tăng 0,22%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,18%.
Các nhóm có chỉ số CPI tăng nhẹ như: thiết bị và đồ dùng gia đình; may mặc, mũ nón, giày dép; thuốc và dịch vụ y tế; bưu chính viễn thông; hàng hóa và dịch vụ khác.
Riêng nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,71% (tác động làm giảm CPI chung 0,14%) do giá gas giảm 4,75% so với tháng trước, sản lượng điện tiêu thụ trong tháng giảm nên tính theo giá bình quân điện giảm, đồng thời giá thép xây dựng cũng có xu hướng giảm dần so với những tháng đầu năm 2022.
Trong 5 tháng đầu năm nay, một số nhóm hàng có chỉ số CPI bình quân tăng cao so với bình quân cùng kỳ: Nhóm giao thông tăng 15,3%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 4,85%; đồ uống và thuốc lá tăng 2,03%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,83%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,78%.
Các nhóm có chỉ số CPI tăng nhẹ là may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,72%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,57%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,4%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,54%. Có 2/11 nhóm hàng CPI bình quân 5 tháng đầu năm giảm so với bình quân cùng kỳ: Bưu chính viễn thông giảm 0,3%; giáo dục giảm 2,26%.
Video đang HOT
Ngoài ra, chỉ số giá vàng tháng 5 tăng 0,01% so với tháng trước, giảm 0,13% so với tháng 12/2021 và giảm 0,34% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm 2022, chỉ số giá vàng giảm 0,3% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá USD tháng 5 tăng 0,57% so với tháng trước, tăng 0,77% so với tháng 12/2021 và giảm 0,02% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm 2022, chỉ số giá USD giảm 0,74% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Các địa phương sẵn sàng nguồn hàng phục vụ Tết
Nhằm đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hoá dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, đến nay hầu hết các địa phương trên cả nước đã chuẩn bị sẵn nguồn hàng hoá dồi dào cùng các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ hàng và không xảy ra tình trạng găm hàng sốt giá.
Mua sắm hàng hóa tại Siêu thị Aeon Long Biên, Hà Nội. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Bà Trần Thị Phương Lan- Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, để phục vụ nhu cầu đón Tết của người dân Thủ đô, hiện tại đã có 44 đơn vị sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã đăng ký tham gia chương trình với tổng lượng hàng hóa các doanh nghiệp đăng ký thực hiện 18.000 tỷ đồng (kế hoạch 5.600 tỷ đồng); đưa hàng hóa bình ổn tới hơn 20.000 điểm bán gồm 123 siêu thị, 6.800 cửa hàng tiện lợi, 13.000 cửa hàng chuyên doanh, 1.900 điểm bán hàng tại các chợ truyền thống, 500 bếp ăn tập thể.
Cùng với đó, các nhóm hàng cần bảo đảm cung cầu trong dịp Tết là các thực phẩm thiết yếu, như gạo, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thủy sản, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ, trái cây tươi... cùng với đó là các mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết, như nông sản, lâm sản khô, bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát, hoa tươi, cây cảnh, xăng dầu, may mặc, điện máy...
Đáng lưu ý, do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên các mặt hàng phục vụ công tác phòng, chống dịch cũng nằm trong danh sách chuẩn bị nguồn cung.
Bên cạnh việc chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ người dân trong dịp Tết, các doanh nghiệp tiếp tục duy trì, thực hiện phương án đảm bảo nhu yếu phẩm thiết yếu đã xây dựng để sẵn sàng ứng phó với dịch COVID-19.
Theo đó, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh bán hàng qua kênh online, triển khai thanh toán điện tử, giao hàng tận nơi cho khách hàng và chủ động kết nối với các tỉnh, thành phố, sẵn sàng cung ứng đưa ngay hàng về Hà Nội khi có nhu cầu sử dụng cao và có biến động xảy ra.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán, Hapro đã dự trữ lượng hàng hóa trị giá gần 1.000 tỷ đồng; trong đó, có cả hàng hóa tham gia chương trình bình ổn thị trường.
Hệ thống bán lẻ VinMart, VinMart cũng đã lên kế hoạch tăng từ 40-50% lượng hàng hóa cung ứng, tập trung vào các nhóm hàng tươi sống, thực phẩm và đồ dùng thiết yếu, các mặt hàng thời vụ Tết.
Đặc biệt năm nay, hệ thống VinMart còn chú trọng khai thác các đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP các tỉnh, thành phố trong cả nước để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.
Ngoài ra, tại TP Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết, dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh song các doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh vẫn đang có tinh thần vào cuộc rất quyết tâm để phục vụ Tết.
Bởi vậy, doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã chuẩn bị nguồn hàng hóa Tết với các mặt hàng lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm và các loại hàng hóa thiết yếu khác có giá trị lên tới hơn 19.000 tỷ đồng.
Trong số này, riêng nguồn hàng hóa tham gia chương trình bình ổn giá của 80 doanh nghiệp với cam kết không tăng giá trong dịp Tết, lên đến 7.110 tỷ đồng, thậm chí ngược lại còn có chương trình khuyến mãi, giảm giá.
Bà Phạm Thị Huân - Chủ tịch HĐQT Công ty Ba Huân chuyên cung cấp trứng gia cầm lớn trên thị trường phía Nam cũng cho hay: Công ty Ba Huân đã dự trữ được khoảng 90% lượng hàng hóa phục vụ Tết bởi trứng là mặt hàng thiết yếu, không thể thiếu trong dịp cuối năm.
Theo ghi nhận của Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công Thương, tại thành phố Cần Thơ: Hiện trên địa bàn có 40/105 chợ đã được mở lại, tăng 2 chợ so với tuần trước.
Các chợ mở lại có số lượng tiểu thương tham gia từ 30-70%, tất cả đều có tiêm ít nhất 1 mũi sau 14 ngày.
Hiện có 9 siêu thị và 145 cửa hàng tiện ích đang hoạt động lũy kế tạm ngưng 6 cửa hàng cung ứng các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân.
Tình hình thị trường hàng hóa trên địa bàn thành phố trong ngày nhìn chung ổn định; nguồn cung hàng hóa đa dạng, số lượng đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân; không xảy ra hiện tượng tranh mua hàng hóa với số lượng lớn để dự trữ.
Tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích như Co.opmart, Satra Food, Bách hóa xanh, Vinmart ... đã tăng cường nhân viên phục vụ, xây dựng các phương án kịp thời bổ sung hàng hóa để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân, sức mua tại các hệ thống.
Ngoài ra, tại tỉnh An Giang nguồn hàng tại các chợ, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại và cửa hàng tiện ích khá dồi dào, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu người dân; giá cả hàng hóa duy trì ổn định, không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, gây tăng giá bất hợp lý.
Sở Công Thương An Giang đã xây dựng kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng tham gia bình ổn thị trường từ nay đến Tết Nguyên đán năm 2022, được thực hiện từ ngày 1/12/2021 đến hết ngày 7/2/2022.
Đến nay, có 23 doanh nghiệp chủ lực của tỉnh đã đăng ký tham gia bình ổn thị trường với 451 điểm bán hàng đảm bảo phục vụ nhu cầu mua sắm dịp cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán năm 2022. Dự kiến tổng số tiền dự trữ khoảng 1.342 tỷ đồng, tăng 2,4% so với kết quả thực hiện năm trước.
Tại các tỉnh, thành phía Nam khác nhìn chung tình hình thị trường tại các tỉnh không có biến động bất thường, nguồn cung hàng hóa được bảo đảm.
Không để thiếu hàng, sốt giá dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Nhâm Dần Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Hàng hóa tại siêu thị Aeon Long Biên, Hà Nội luôn dồi dào, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Ảnh minh...