Chỉ số cải cách hành chính giúp Hà Nội soi lại mình
Thuộc nhóm 19 tỉnh, thành phố cải cách hành chính tốt, song Hà Nội vẫn đứng sau Đà Nẵng, TP HCM, Đồng Tháp, Hải Phòng…
Theo đánh giá của Bộ Nội vụ, chất lượng cải cách cấp tỉnh năm 2012 được xếp theo 4 nhóm. Trong đó, nhóm đạt mức độ tốt gồm 19/63 tỉnh, thành với các chỉ số đạt trên 80% và Hà Nội nằm trong nhóm này. Điểm điều tra xã hội học cũng cho thấy Hà Nội nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành có kết quả cao nhất.
Hà Nội bị đánh giá thấp trong công khai minh bạch thủ tục tại các cơ quan hành chính công. Ảnh: HH
Tuy nhiên, một số điểm chưa được Bộ Nội vụ đánh giá cao như xây dựng văn bản pháp luật chỉ đạt 4/7 điểm, hiện đại hóa hành chính đạt 6,75/8,5 điểm, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đạt 6,5/10,5 điểm.
Tương tự, một số chỉ số chưa được đánh giá cao qua điều tra xã hội học như chỉ đạo điều hành đạt 4,2/5 điểm; cải cách bộ máy hành chính đạt 5/6 điểm, hiện đại hóa hành chính 3/4 điểm, cơ chế một cửa liên thông đạt 5,3/6 điểm…
Tại hội nghị công bố chỉ số cải cách hành chính sáng 7/3, nhiều đại diện sở ngành của thành phố đều khẳng định, đang nỗ lực cải cách hành chính, giải quyết hồ sơ đúng hạn và rà soát các văn bản chưa phù hợp. Bên cạnh đó là luân chuyển cán bộ công chức để hạn chế tiêu cực, công khai minh bạch các văn bản…
Video đang HOT
Phó chủ tịch Vũ Hồng Khanh nhận định, kết quả chỉ số cải cách hành chính 2012 khẳng định Hà Nội đã rất nỗ lực cải thiện cải cách hành chính; giúp các sở, ngành, quận, huyện tự soi lại mình, đánh giá đúng chất lượng để tiếp tục cải cách hành chính trên thực tế.
Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2012 do VCCI công bố cho thấy, Hà Nội đứng thứ 52 trong cả nước, rơi xuống từ vị trí 36 của năm 2011. Đây là mức điểm thấp nhất của thủ đô kể từ khi VCCI thực hiện khảo sát từ năm 2005. Trong số 9 hạng mục được mang ra đánh giá, Hà Nội bị chấm điểm thấp ở các mục như pháp lý và tính năng động, đều chưa được 3 điểm trên thang 10. Thậm chí trong lĩnh vực tiếp cận đất đai, Hà Nội bị chấm điểm thấp nhất cả nước.
Đoàn Loan
Theo VNE
Bộ Giao thông thi tuyển Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) sẽ thi tuyển Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ vào tháng 4/2014. Đây được xem là sự thay đổi đáng chú ý trong cơ cấu tổ chức cán bộ của Bộ này với những yêu cầu cao về năng lực làm việc và kinh nghiệm công tác.
Việc thi tuyển Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam nằm trong Đề án thí điểm đã được Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt. Bộ GTVT khẳng định không có hạn chế "ngầm" nào đối với bất kỳ thí sinh đạt đủ các tiêu chuẩn chung đã được quy định.
Theo đó, đối tượng tham gia là những người đang giữ chức vụ: Vụ trưởng thuộc Bộ GTVT, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Cục trưởng các Cục trực thuộc Bộ GTVT; Hiệu trưởng các trường Đại học trực thuộc Bộ GTVT, Giám đốc Học viện Hàng không Việt Nam; Viện trưởng các Viện trực thuộc Bộ GTVT; Chủ tịch Hội đồng thành viên (Hội đồng quản trị), Tổng Giám đốc các Tổng công ty trực thuộc Bộ GTVT; Giám đốc các Sở GTVT.
Để tham dự thi tuyển các ứng viên phải đáp ứng điều kiện: Là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có lý lịch rõ ràng; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có nhận xét, đánh giá trong thời hạn 3 năm liên tục trước đó đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bảo đảm tuổi khi bổ nhiệm không quá 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ. Các ứng viên phải bảo đảm sức khỏe công tác.
Bộ Giao thông Vận tải sẽ thi tuyển Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ vào tháng 4/2014
Bên cạnh đó, các ứng viên phải có quá trình công tác trong lĩnh vực GTVT ít nhất 10 năm; đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương trở lên; thành thạo một ngoại ngữ thông dụng (Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc); tốt nghiệp ĐH phù hợp với lĩnh vực công tác; tốt nghiệp lý luận chính trị cao cấp; tốt nghiệp quản lý hành chính Nhà nước ngạch chuyên viên cap cấp; sử dụng thành thạo máy tính và các trang thiết bị văn phòng phục vụ cho công tác. Đặc biệt, về năng lực lãnh đạo, quản lý, các ứng viên phải bảo đảm hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao; có năng lực nắm bắt, dự báo tình hình, định ra được mục tiêu, chương trình dài hạn, ngắn hạn của đơn vị đồng thời biết tổ chức thực hiện có hiệu quả.
Theo yêu cầu thi tuyển, ứng viên phải có năng lực xây dựng tổ chức và sắp xếp nhân sự của đơn vị, bố trí đúng người, đúng việc, phát huy được năng lực cá nhân; có năng lực tham mưu, tổ chức, lãnh đạo, quản lý thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành; có năng lực điều hành, có khả năng quy tụ, đoàn kết, tổ chức đội ngũ công chức trong đơn vị và phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ...
Việc chấm tuyển sẽ do một hội đồng Ban giám khảo gồm 15 người và do một Thứ trưởng làm trưởng Ban.Các thành viên của Ban Giám khảo phải là người không trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật; không có vợ hoặc chồng, con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột của mình và của vợ hoặc của chồng là người dự thi.
Các ứng viên dự thi phải trải qua 2 phần thi là thi viết và bảo vệ chương trình hành động. Nội dung này đều được thông báo công khai cho người đăng ký dự thi biết. Cụ thể, người dự thi phải viết chương trình hành động phát triển Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong 10 năm tới theo hình thức tự luận và không được sử dụng điện thoại, tài liệu trong quá trình làm bài. Thời gian làm bài là 240 phút. Bài viết chương trình hành động được chấm theo thang điểm 100.
Phần bảo vệ chương trình hành động theo hình thức thuyết trình và trả lời câu hỏi của Ban Giám khảo. Người dự thi thuyết trình tóm tắt chương trình hành động của mình bằng công cụ trình chiếu Power Point; sau khi người dự thi thuyết trình, các ủy viên Ban Giám khảo đặt câu hỏi. Điểm bảo vệ chương trình hành động của người dự thi được đánh giá theo thang điểm 100.
Kết quả điểm thi tuyển là tổng số điểm chấm bài thi viết và điểm bảo vệ chương trình hành động. Kết quả thi này chính là căn cứ để bổ nhiệm Tổng cục trưởng vì những người được tham dự thi đã đủ điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm.
Người trúng tuyển là người có kết quả thi cao nhất. Căn cứ vào kết quả thi tuyển được thông báo công khai này, Bộ trưởng Bộ GTVT là người ký quyết định bổ nhiệm người trúng tuyển giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo quy định.
Sau cuộc thi tuyển Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam trên, Bộ GTVT sẽ tổng kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện từ đó rút ra những kinh nghiệm. Nếu đạt kết quả tốt sẽ tiếp tục thực hiện mở rộng việc thi tuyển đối với các chức danh lãnh đạo khác; nếu còn hạn chế, vướng mắc sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện trên cơ sở hướng dẫn của Trung ương và kinh nghiệm của các cơ quan, địa phương để có phương án thực hiện phù hợp hơn.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Hà Nội thuộc nhóm dẫn đầu về cải cách hành chính Bộ Nội vụ vừa công bố kết quả bảng xếp hạng chỉ số cải cách hành chính (CCHC) cấp bộ, cơ quan ngang bộ năm 2012 (PAR Index 2012). Theo đó, các trung tâm kinh tế như Đà Nẵng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng thuộc nhóm đứng đầu bảng về chỉ số CCHC cấp tỉnh. Hà Nội nỗ lực không...