Chỉ rửa rau bằng nước lạnh là dại: Thả thêm 2 thứ này rau quả sạch hóa chất, không lo nguy hại sức khỏe
Khi rửa rau củ quả nếu bạn chỉ rửa bằng nước lạnh đơn thuần sẽ không loại bỏ được hàm lượng hóa chất dễ gây ảnh hưởng sức khỏe.
Thảm thêm chút muối trắng vào nước rửa rau quả
Nhiều người thường truyền tai nhau một trong những phương pháp phổ biến nhất là sử dụng muối để rửa rau củ quả.
Bạn có thể sử dụng muối tinh hoặc muối hột đều được. Pha muối trong một lượng nước phù hợp, khuấy đều cho muối tan hoàn toàn. Sau đó cho rau củ quả vào ngâm trong khoảng 10 phút rồi vớt ra, xả sạch lại với nước.
Lưu ý: Bạn không nên áp dụng phương pháp này đối với các loại trái cây vỏ mỏng vì như thế nước muối sẽ làm hỏng trái cây.
Ảnh minh họa.
Cho thêm giấm và chanh vào nước rửa rau quả
Theo các chuyên gia cho biết trong thành phần của giấm và chanh có tác dụng như thuốc khử trùng và cũng có thể giúp loại bỏ sáp hoặc bất kỳ thuốc trừ sâu còn sót lại trên vỏ.
Cách làm: Bạn hãy dùng khoảng 1/2 đến 2 ly nước; 2 muỗng giấm trắng; 2 muỗng nước cốt chanh
Rồi bạn hãy pha trộn với nhau và đổ vào một bình xịt. Phun vào trái cây và rau củ và để yên trong một vài phút.
Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe bạn không nên ăn các loại rau củ, trái cây khi chưa rửa sạch.
Thực phẩm trong siêu thị thường được vận chuyển và lưu trữ trong một thời gian dài. Trong quá trình trồng trọt, thu hoạch, lưu trữ, đóng gói và vận chuyển… rất có thể các loại rau củ, trái cây này sẽ bị bẩn, mang theo nhiều vi khuẩn gây bệnh. Do đó, luôn luôn rửa rau, rửa hoa quả mua tại siêu thị trước khi sử dụng.
Những lưu ý khi rửa rau
Nên ngâm rau trước khi rửa: Nên ngâm rau trong nước sạch khoảng 5 – 10 phút mới rửa hoặc dùng nước vo gạo để ngâm, thao tác này sẽ giúp trung hòa tính độc tố ở thuốc trừ sâu.
Nên rửa rau dưới vòi nước sạch: Sử dụng vòi nước máy, dùng nước lạnh tốt hơn. Với các hoa quả hay rau củ mềm thì bạn chỉ nên chà xát nhẹ nửa phút đến một phút, tránh mạnh tay kẻo rau củ bị nát. Những sản phẩm khó cọ thì bạn có thể dùng các loại bàn chải phù hợp để cọ.
Tuyệt đối không dùng xà phòng, chất tẩy rửa, chất tẩy trắng: Các chất này có thể xâm nhập vào sản phẩm. Không có gì có thể đảm bảo các chất này giúp làm cho trái cây và các loại rau sạch hơn cách thức rửa khác. Thay vào đó, bạn có thể dùng nước muối 5% để rửa rau.
Rửa rau quả thật kỹ: Rửa thật kỹ để rau củ quả sạch sẽ, không còn nếp nhăn và các đường nứt còn sót lại bên ngoài, loại bỏ các phần bị hư hỏng, lá già bên ngoài.
Ba món ăn ngon khi ăn là ai cũng nhớ tới Ninh Bình
Mắm tép chưng thịt là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Món ăn này rất dễ làm và không hề tốn thời gian, cho nên thay vì mua đồ làm sẵn ngoài hàng quán thì bạn hãy tự tay làm món ăn này, vừa đảm bảo chất lượng vừa thơm ngon
Video đang HOT
1. Món mắm tép chưng thịt
Nguyên liệu để làm mắm tép chưng thịt:
- Mắm tép: 5 thìa
- Thịt lợn (thịt nạc vai): 500g
- Hành khô: 3 củ
- Củ riềng: 1 củ nhỏ (không nên chọn riềng già quá, vì nó dễ bị xơ)
- Củ sả: 2 củ (chỉ lấy phần non của củ sả thôi nhé)
- Ớt: 2 củ
- Tỏi: 1 củ
- Đường: 3 thìa
Sơ chế nguyên liệu:
- Trước tiên bạn hãy làm sạch riềng, hành khô, tỏi, sả, ớt tất cả đem băm nhỏ. Nhưng nhớ rằng để riêng hành khô và tỏi ra nhé.
- Thịt nạc vai đem rửa sạch xay nhỏ ướp cùng 3 thìa đường và 1 chút muối, để trong khoảng 30 phút cho ngấm đều.
Cách chế biến:
- Tiếp theo là cho dầu vào chảo trên bếp, để nóng già rồi phi thơm hành và tỏi. - Sau đó cho thịt vào đảo đều cho đến khi thịt săn lại tiết ra mỡ thì cho riềng, sả, ớt vào đảo và nhớ để nhỏ lửa thôi nhé.
- Nếu bạn thấy thịt tiết ra ít mỡ thì bạn có thể cho thêm một ít dầu ăn vào nhé.
Xào đến khi thấy riềng có mùi thơm, vàng thì đổ mắm tép vào đảo đều.
- Rang mắm tép tới khi nào mắm ngả màu vàng đẹp, khô lại. Gần chín thì chúng ta nên nếm lại, thiếu ngọt thì cho thêm đường, hơi nhạt thì cho thêm mắm tép nhé. Như vậy hướng dẫn cách làm mắm tép chưng thịt cực ngon và dễ làm đã hoàn thành.
Chúc các bạn ngon miệng./.
2. Món cơm cháy Ninh Bình
- Nguyên liệu chuẩn bị
100g ruốc thịt
500g gạo nếp
2 trái ớt
2 nhánh hành lá
Gia vị: Dầu ăn, nước mắm, đường, muối trắng.
- Cách làm cơm cháy:
Bước 1: Gạo nếp bạn nên chọn các loại gạo mới, hạt vừa to lại tròn, trắng ngần sẽ là những hạt gạo ngon nhất. Đem phần gạo nếp đem vo cho sạch hết lớp vỏ ngoài đi, tiến hành ngâm trong 2 giờ để gạo mềm hơn. Đem vớt gạo ra cho thêm ít muối trắng vào trộn đều phần hỗn hợp gạo nếp sẽ ngon hơn.
Bước 2: Ớt đem rửa sạch bỏ hết phần ruột đi còn phần vỏ bạn đem băm nhuyễn ra. Hành lá đem nhặt sạch ra, rửa sạch, thái thành từng lát nhỏ để ra đĩa để xíu nữa sơ chế.
Bước 3: Cho gạo nếp đã sơ chế kĩ vào trong nồi cơm điện, đổ nước ngang với mặt gạo đã có. Tiến hành nấu chín gạo nếp, bạn xem đến khi thấy phần xôi đã chín bạn rút điện ra. Lấy hết phần xôi đem ra ngoài khay lớn rồi dàn đều phần nếp ra có độ dày tầm 1cm cho xôi nhanh khô hơn.
Bước 4: Lấy một con dao nhỏ cắt phần hỗn hợp nếp trên thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Cho hết phần nếp trong khay hỗn hợp trên cho vào tủ lạnh rồi để qua một đêm để phần xôi đó se lại, nhìn khô và cứng là được.
Bước 5: Cho phần xôi bạn đã chuẩn bị vào một lò vi sóng để sấy. Nên để nhiệt độ từ 100- 110 độ là thích hợp cho phần xôi nhanh khô. Tiến hành sấy khoảng 3 lần, mỗi lần sấy 30 phút đến khi thấy lớp xôi có màu trong, khô lớp ngoài đi là được.
Bước 6: Cho hành lá vào một chiếc bát nhỏ, thêm 1 muỗng canh dầu ăn vào trong hỗn hợp hành lá trên đảo đều lên để hành lá và dầu ăn hòa tan. Cho phần hỗn hợp trên vào trong lò vi sóng tầm 1 phút để làm hành mỡ. Cho nước mắm, đường, ớt, nước lọc vào trong một cái bát rồi khuấy đều hỗn hợp lên rồi trộn chung cùng phần hành lá.
Bước 7: Bắc chảo lên bếp cho dầu ăn vào đun nóng. Khi dầu ăn đã nóng bạn cho phần cơm cháy đã chiên vào trong chảo, chiên đến khi mặt vàng ươm thì lật lại bên kia để chiên. Khi thấy hạt gạo nở bung ra là được.
Bước 8: Vớt phần cơm cháy đã chiên ra một chiếc đĩa có lót giấy thấm dầu. Dùng muỗng múc phần hỗn hợp hành lá vừa trộn rải đều lên trên phần cơm cháy. Nhớ rải đều tay để phần cơm cháy xíu chiên sẽ ngon hơn nhé. Thêm phần ruốc thịt rải đều lên trên một lần nữa rồi chờ cơm cháy nguội là có thể thưởng thức ngay.
Chúc các bạn ngon miệng./.
3. Món miến lươn:
- Nguyên liệu
Lươn: 450g
Xương ống: 700g
Nấm hương: 50g
Nghệ hành tím hành lá
Giá đỗ: 300g
Sa tế muối tiêu bột chiên gia vị
- Các bước thực hiện:
Bước 1: Sơ chế lươn:
Trước hết, các bạn cần làm sạch nhớt lươn bằng nước cốt chanh hoặc nước vo gạo. Dùng tay tuốt lươn cho tới khi nào hết nhớt là được hoặc các bạn có thể cho lươn vào túi bóng thêm chút muối và xóc đều để lươn tự quẫy đạp cũng có thể sạch nhớt. Ngày xưa các cụ hay lấy tro bếp để làm sạch lươn cũng rất là hiệu quả.
Sau khi làm sạch lươn, các bạn tiến hanh mổ bụng lấy hết nội tạng và rửa lại bằng nước ấm cho sạch. Tiếp theo các bạn chia lươn thành từng khúc nhỏ theo chiều dọc.
Bước 2: Cách nấu miến lươn
Xương ống các bạn chần qua với nước sôi cho bớt mùi hôi và cho vào nồi ninh nhừ để làm nước dùng. Đối với xương lươn các bạn hầm khoảng 30 phút rồi giã nhỏ, lọc lấy nước và cho thêm vào xoong ninh nước ống để nước dùng thêm ngọt và đậm đà hơn.
Ướp lươn với muối tiêu và bột chiên, đảo đều rồi để chừng 15 phút cho ngấm gia vị. Đập dập một củ nghệ cho vào chảo dầu đun nón để thịt lươn có màu sắc đẹp mắt, sau đó cho thịt lươn và chiên vàng.
Cuối cùng để hoàn thành cách nấu miến lươn ngon và ngọt, đậm đà các bạn bắc nồi nước dùng xuống bếp, cho hành tím, nấm hương vào và nêm nếm gia vị vừa ăn.
Miến rửa qua nước lạnh. Rau răm, hành lá thái nhỏ. Phi vàng hành tím.
Bước 3: Thưởng thức món ăn.
Cho miến, giá đỗ, lươn và rau, hành vào bát rồi chan nước dùng và thưởng thức có thể cho thêm chút sa tế sẽ hấp dẫn hơn nhé.
Cách nấu xôi mặn Các loại nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu xôi mặn Gạo nếp: 0,5 kilogam. Thịt nạc heo: 50 gram.30 g tôm phơi khô. Nấm đông cô: 20 g. 2 cây lạp xưởng. Hạt đậu phộng: 50 gram. Củ cải muối: một củ. 2 cây hành hoa. 1 củ tỏi. Ớt chín: 1 quả. Các gia vị: muối trắng, dầu, đường cát trắng,...