Chỉ rõ nguyên nhân chậm tiến độ cao tốc qua Bình Thuận, Đồng Nai
Đoạn tuyến cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết và Phan Thiết – Dầu Giây đi qua địa phận Bình Thuận và Đồng Nai là hai dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
Tuy nhiên, Bộ Giao thông vận tải cho hay, hiện 2 dự án này đang bị chậm tiến độ so với kế hoạch.
Cụ thể, theo Bộ Giao thông vận tải, dự án Vĩnh Hảo – Phan Thiết sản lượng đạt 44,37%, chậm khoảng 0,62% so với cam kết. Nguyên nhân chậm tiến độ được Bộ Giao thông vận tải chỉ ra là do khó khăn về nguồn vật liệu đất đắp nền đường, thời tiết mưa nhiều và biến động giá vật liệu xây dựng.
Máy móc phục vụ thi công cao tốc đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết (Bình Thuận). Ảnh tư liệu: Nguyễn Thanh/TTXVN
Để đẩy nhanh tiến độ dự án, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải cho biết, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án 7 (đại diện chủ đầu tư) cắt chuyển 21km của các nhà thầu chậm tiến độ, giao cho các nhà thầu khác thi công và thực hiện thủ tục bổ sung nhà thầu phụ để thi công khoảng 4km. Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục đánh giá theo các mốc tiến độ với mục tiêu hoàn thành dự án vào cuối tháng 12/2022.
Về nguồn vật liệu đất đắp, Bộ Giao thông vận tải cho hay đã có văn bản gửi lãnh đạo tỉnh Bình Thuận đề nghị hỗ trợ, ưu tiên và tập trung giải quyết dứt điểm các thủ tục để nhà thầu thi công có đủ vật liệu đất đắp.
Tương tự, đối dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam đoạn Phan Thiết – Dầu Giây, ông Đặng Hùng Thái, Giám đốc Ban điều hành cao tốc này cho hay, hiện sản lượng mới đạt 51%, chậm khoảng 0,57% so với kế hoạch. Nguyên nhân dẫn đến tiến độ bị chậm cũng do ảnh hưởng của thời tiết mùa mưa đến sớm.
Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải khẳng định, đã yêu cầu Ban Quản lý dự án Thăng Long (đại diện chủ đầu tư) quyết liệt chỉ đạo nhà thầu tăng cường các mũi thi công và tranh thủ thời tiết thuận lợi đẩy nhanh các hạng mục nền đường, móng mặt đường, bê tông nhựa… với mục tiêu hoàn thành dự án đúng kế hoạch cuối năm 2022.
Đồng quan điểm với những nguyên nhân mà Bộ Giao thông vận tải chỉ ra, các chuyên gia kinh tế cho rằng, ngoài yếu tố thời tiết thì thời gian qua, giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu tăng cao, việc bù trượt giá theo công thức được quy định trong hợp đồng với chỉ số trượt giá chưa bù đắp được mức độ biến động giá, ngoài khả năng dự báo của chủ đầu tư và nhà thầu.
Điều này khiến các nhà thầu có tâm lý thi công cầm chừng chờ giá nhiên liệu, vật liệu xây dựng hạ và chờ hướng dẫn điều chỉnh hợp đồng, giá hợp đồng. Đặc biệt, đối với các dự án hoàn thành năm 2022, các nhà thầu đang thi công các lớp móng, mặt đường, cần phải huy động nguồn tài chính rất lớn.
Trước những khó khăn trên, ngày 14/7, Hiệp hội các nhà thầu thi công cao tốc Bắc – Nam; trong đó có các nhà thầu thi công 2 dự án thành phần cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết và Phan Thiết – Dầu Giây đã cùng ký vào văn bản của Hiệp hội này gửi đến các cơ quan chức năng kiến nghị xem xét giải quyết những bất cập, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ nhà thầu, nhà đầu tư đang thực hiện cao tốc Bắc – Nam.
Chia sẻ với phóng viên, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải cho hay, đã báo cáo các bộ, ngành để tháo gỡ khó khăn. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các nhà thầu trước mắt phải triển khai theo đúng cam kết đã ký hợp đồng trong khi chờ các cơ quan chức năng xem xét. Bộ Giao thông vận tải sẽ theo dõi, kiểm soát chặt chẽ tiến độ từng ngày/tuần/tháng, kiên quyết xử lý các nhà thầu vi phạm. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ chấm dứt hợp đồng và cấm đấu thầu 3-5 năm…
Mặc dù khó khăn bủa vây các nhà thầu nhưng trên thực tế cũng phải nhìn nhận, những nhà thầu có uy tín và tiềm lực tài chính vẫn tìm mọi giải pháp để thực hiện đúng cam kết hợp đồng.
Có mặt tại gói thầu XL-04 của dự án cao tốc Bắc – Nam đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết do liên danh Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) và Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và kỹ thuật VNCN E&C thi công, phóng viên TTXVN cảm nhận được sư vượt khó của các nhà thầu. Gói thầu có chiều dài 50 km (chiếm khoảng 50% dự án).
Ông Nguyễn Trường Tiên, Chỉ huy mũi thi công khoảng 19 km đường và 12 cầu thuộc gói thầu XL04 (nhà thầu phụ Công ty cổ phần Cầu đường New Sun) chia sẻ, mặc dù gặp khó khăn về giá nguyên nhiên liệu tăng cao thời gian qua nhưng lãnh đạo công ty vẫn chỉ đạo kỹ sư, công nhân dưới công trường khắc phục, tìm các giải pháp để thi công đảm bảo tiến độ đề ra. Hiện mỗi ngày, công ty phải chi nguyên tiền mua nhựa thảm mặt đường khoảng 2 tỷ đồng nên cũng rất căng về tài chính. Trong thời gian ngắn vừa qua, công ty đã chi hơn 100 tỷ đồng để đẩy nhanh việc thi công phần thảm mặt đường.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Trường Tiên cũng thừa nhận, mặc dù đang tìm nhiều giải pháp để huy động tài chính cho thi công nhưng sợ khó cầm cự được lâu vì biến động giá. Ngoài ra, công ty cũng kiến nghị các đơn vị liên quan cần làm nhanh các thủ tục để giải ngân ngay cho các nhà thầu có sản lượng thi công, qua đó mới có dòng tiền để tiếp tục mua nhưa đường, sắt thép phục vụ dự án.
Trong khi đó, tại gói thầu XL01 qua địa bàn huyện Tuy Phong (Bình Thuận) do liên danh nhà thầu Tổng công ty Thăng Long – Công ty cổ phần Đạt Phương – Công ty TNHH Xây dựng Tự Lập thi công, đặc biệt là phần đoạn tuyến của doanh nghiệp Đạt Phương, công trường rất nhộn nhịp. Có mặt tại công trường lúc 7h tối những ngày giữa tháng 7, tranh thủ thời tiết thuận lợi, nhà thầu đã huy động hàng trăm máy móc, thiết bị để thi công trên toàn tuyến.
Video đang HOT
Trái ngược với công trường nhộn nhịp của gói thầu XL01và XL04 thì gói thầu XL02, XL03 kém sôi động hơn khi 5h chiều với thời tiết thuận lợi, không mưa nhưng công trường đã thưa thớt máy móc. Được biết, gói thầu XL02 do liên doanh nhà thầu Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi – Công ty TNHH Nhạc Sơn – Công ty cổ phần Hải Đăng thi công, sản lượng đáng lo ngại nhất khi chậm 1,12% so với kế hoạch. Gói thầu XL03 do Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc- Cienco8 cũng bị chậm tiến độ 0,87% so với kế hoạch.
Lãnh đạo Ban Quản lý dự án 7 cho biết, tiến độ dự án cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhà thầu đã tăng cường huy động xe máy, thiết bị cũng như tổ chức tăng ca, kíp thi công sau khi nguồn vật liệu đất đắp được giải quyết. Tuy nhiên vẫn còn những gói thầu, nhà thầu do khó khăn về tài chính nên thi công ì ạch.
“Ban Quản lý dự án 7 sẽ làm việc thường xuyên với lãnh đạo cấp cao của từng nhà thầu để có giải pháp tháo gỡ khó khăn cũng như đẩy mạnh thi công trên tuyến. Bên cạnh đó, Ban sẽ có những giải pháp để xử lý những nhà thầu tiến độ chậm so với kế hoạch”, đại diện Ban Quản lý dự án 7 cho hay.
Trong khi đó, có mặt tại gói thầu XL01; XL02 dự án Phan Thiết – Dầu Giây, phóng viên ghi nhận mặc dù cũng nằm trên tỉnh Bình Thuận nhưng những khu vực giáp tỉnh Đồng Nai thời gian qua thời tiết mưa nhiều nên các nhà thầu đang phải thi công cầm chừng.
Tại gói thầu số 1-XL do liên danh nhà thầu Cienco 8- Phúc Lộc-Vạn Cường thi công, khối lượng công việc còn khá nhiều, đặc biệt còn nhiều đoạn tuyến chưa hoàn thành phần đắp nền đường. Gói thầu số 2-XL do liên danh nhà thầu Phương Thành – Cienco 4 thi công, sản lượng đã có nhiều tiến triển, các nhà thầu đang tranh thủ chờ thời tiết thuận lợi để thảm bê tông nhựa mặt đường.
Lãnh đạo Ban Quản lý dự án Thăng Long thông tin, trong 4 gói thầu của dự án, tiến độ dự án số 4-XL là yên tâm nhất trong khi các gói thầu còn lại đang được các nhà thầu khắc phục khó khăn về giá nguyên vật liệu tăng cao thời gian vừa qua để đẩy nhanh thi công. Tuy nhiên, thời tiết không thuận lợi đã cản tiến độ thi công của toàn dự án.
Bộ Giao thông Vận tải cho biết, dự án thành phần Vĩnh Hảo – Phan Thiết có tổng chiều dài 100,8 km, có điểm đầu từ xã Vĩnh Hảo (huyện Tuy Phong) đi qua 4 huyện của tỉnh Bình Thuận và kết nối với đoạn cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây.
Ngày 23/11: Có 11.132 ca mắc COVID-19; Đăng ký bổ sung thông tin 28.000 F0 của Bình Dương
Bản tin dịch COVID-19 ngày 23/11 của Bộ Y tế cho biết có 11.132 ca mắc COVID-19 tại 61 tỉnh, thành phố, trong đó TP HCM vẫn nhiều nhất; Sở Y tế Bình Dương đăng ký bổ sung thông tin cho 28.000 F0; Trong ngày có hơn 1.000 bệnh nhân khỏi và 167 trường hợp tử vong
- Tính từ 16h ngày 22/11 đến 16h ngày 23/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.132 ca nhiễm mới, trong đó 6 ca nhập cảnh và 11.126 ca ghi nhận trong nước (tăng 827 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 6.010 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM (1.204), Bà Rịa - Vũng Tàu (709), Bình Dương (698), Tây Ninh (600), Đồng Tháp (597), Đồng Nai (571), Bình Phước (509), Vĩnh Long (505), Bình Thuận (493), Bạc Liêu (474), Sóc Trăng (395), Cần Thơ (354), Kiên Giang (350), An Giang (320), Trà Vinh (295), Hà Nội (260), Cà Mau (252), Bến Tre (236), Hậu Giang (195), Khánh Hòa (172), Thừa Thiên Huế (160), Long An (145), Tiền Giang (112), Bình Định (111), Bắc Ninh (99), Quảng Nam (95), Nghệ An (92), Hà Giang (79), Đắk Lắk (75), Vĩnh Phúc (70), Đà Nẵng (65), Quảng Ngãi (65), Lâm Đồng (65), Ninh Thuận (57), Đắk Nông (56), Thanh Hóa (52), Phú Yên (51), Thái Bình (50), Quảng Bình (46), Gia Lai (45), Quảng Ninh (44), Nam Định (40), Hòa Bình (35), Hà Tĩnh (32), Tuyên Quang (28), Phú Thọ (27), Bắc Giang (24), Hà Nam (22), Hải Dương (19), Hưng Yên (16), Quảng Trị (15), Lạng Sơn (10), Cao Bằng (7), Ninh Bình (6), Kon Tum (6), Điện Biên (4), Lào Cai (4), Sơn La (3), Thái Nguyên (2), Hải Phòng (2), Yên Bái (1).
- Ngày 23/11/2021, Sở Y tế Bình Dương đăng ký bổ sung thông tin cho 28.000 ca nhiễm trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi tỉnh Bình Dương rà soát và thu thập đầy đủ thông tin của các ca nhiễm COVID-19 đã được lấy mẫu từ những ngày trước đó.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (-343), Cần Thơ (-181), Đắk Lắk (-91).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bà Rịa - Vũng Tàu ( 310), Bình Phước ( 232), Vĩnh Long ( 198).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 10.070 ca/ngày.
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam tính đến ngày 23/11
Trên thế giới
- Cả thế giới có 258.560.442 ca nhiễm, trong đó 234,040,935 khỏi bệnh; 5.178.051 tử vong và 19,341,456 đang điều trị (81.026 ca diễn biến nặng).
- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 150.520 ca, tử vong tăng 3.409 ca.
- Châu Âu tăng 128.165 ca; Bắc Mỹ tăng 921 ca; Nam Mỹ tăng 950 ca; châu Á tăng 18.474 ca; châu Phi tăng 615 ca; châu Đại Dương tăng 1.395 ca.
- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 7.641 ca, trong đó: Thái Lan tăng 5.126 ca, Philippines tăng 1.153 ca, Campuchia tăng 39 ca, Lào tăng 1.323 ca.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.143.967 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 11.607 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.110.836 ca, trong đó có 908.493 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Yên Bái, Bắc Kạn.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (459.123), Bình Dương (277.406), Đồng Nai (83.385), Long An (37.554), Tiền Giang (24.056).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.034 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 911.310 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.295 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.647 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.020 ca
- Thở máy không xâm lấn: 163 ca
- Thở máy xâm lấn: 456 ca
- ECMO: 9 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 22/11 đến 17h30 ngày 23/11 ghi nhận 167 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (62), An Giang (28), Bình Dương (12), Đồng Nai (11), Long An (9), Kiên Giang (7), Cần Thơ (7), Tây Ninh (6), Tiền Giang (5), Đồng Tháp (3), Vĩnh Long (3), Cà Mau (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Bến Tre (2), Sóc Trăng (2), Quảng Ngãi (1), Trà Vinh (1), Lâm Đồng (1), Ninh Thuận (1), Bạc Liêu (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 121 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 24.118 ca, chiếm tỷ lệ 2,1% so với tổng số ca nhiễm.
- So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 115.555 xét nghiệm cho 244.547 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 25.148.019 mẫu cho 66.370.020 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 22/11 có 2.006.892 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 110.917.609 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 67.337.689 liều, tiêm mũi 2 là 43.579.920 liều.
Những hoạt động của ngành y tế trong ngày
- Bộ Y tế có văn bản gửi Sở Y tế Hà Nội về việc phòng chống dịch bệnh phục vụ Hội nghị Văn hóa toàn quốc do Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức theo hình thức trực tuyến.
- Tổ Công tác của Bộ Y tế tiếp tục phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Đắk Lắk xây dựng mô hình chống dịch phù hợp với đặc thù của địa phương.
- TP. Hà Nội: Từ ngày 23/11, Hà Nội bắt đầu tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho học sinh từ 15-17 tuổi theo lộ trình hạ dần độ tuổi.
- Tỉnh Bình Dương: Đến nay, tỉnh Bình Dương đã thành lập 162 trạm y tế lưu động phủ khắp các huyện, thị và tại nhiều khu công nghiệp hỗ trợ F0 tại nhà.
- Địa phương khác: Trước tình hình dịch COVID-19 có chiều hướng phức tạp, Nam Định, Thái Bình, Quảng Ngãi... đã kích hoạt thêm một số cơ sở y tế để thu dung, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19.
Ngày 15/11: Thêm 8.616 ca COVID-19, TP HCM và An Giang có số mắc nhiều nhất Bản tin dịch COVID-19 ngày 15/11 của Bộ Y tế cho biết có thêm 8.616 ca mắc COVID-19 tại 57 tỉnh, thành phố. Trong ngày có 1.205 ca khỏi; 101 bệnh nhân tử vong Thông tin về ca mắc mới COVID-19 Tính từ 16h ngày 14/11 đến 16h ngày 15/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 8.616...