Chỉ ra 6 suy nghĩ “rất lầm” về người thành công, chuyên gia Nguyễn Phi Vân: Tiền chỉ thỏa mãn nhất thời chứ không phải hạnh phúc trọn đời!
Thành công có vấn đề của thành công. Người thành công không phải ít vấn đề hơn. Họ chỉ có cách tiếp cận và giải quyết vấn đề tốt hơn thôi bạn.
Rất nhiều bạn inbox than với tôi rằng cuộc sống và những lựa chọn hiện tại cứ ăn dần niềm vui và năng lượng hàng ngày trong bạn. Bạn cảm thấy bức bối, thấy nghẹt thở, thấy vật vã trong dòng xe cộ hàng ngày và những vụ đấu đá trong cơ quan…
Nhưng bạn không dám thay đổi, không dám làm khác đi, không dám tìm Ikigai của đời mình. Nỗi sợ hãi về một cái gì đó bất định, không an toàn, lạ lẫm nó cứ quấn lấy ta. Nhưng bạn ơi, chẳng có người thành công nào mà biết hết và hiểu hết con đường phía trước. Họ cũng như ta, cũng đi tìm, cũng dò dẫm, cũng mắc lỗi này nọ rồi mới thành công đó chứ.
Đây là 6 suy nghĩ rất lầm về người thành công:
1. Họ có câu trả lời cho mọi thứ: cái lầm thứ nhất này rất nặng. Chẳng ai trên đời biết hết 100% những gì mình đang dấn thân vào. Có ai thần thánh gì đâu mà biết. Có điều “As long as you keep searching, the answers come” (Nếu cứ tìm, câu trả lời sẽ xuất hiện). Người thành công không phải là người biết hết. Họ chỉ đơn giản là biết cách tìm ra những gì mình tìm kiếm. Đừng ngồi đó chờ cho đến khi có hết lời giải rồi mới hành động. Chờ tới già luôn cũng chẳng dám làm gì. Học cách tìm lời giải trong khi hành động nhé.
2. Họ không cần thay đổi: cái lầm thứ 2 này là lầm to. Bản thân tôi làm bao nhiêu đó thứ, đi bao nhiêu đó nơi, tới giờ già từng này rồi mà vẫn phải học mỗi ngày. Nhất là mấy bạn startup đó. “To achieve the level of success that you want, you need to be prepared to pivot into a new industry or change your product’s unique selling proposition” (Để đạt được thành công, bạn cần phải sẵn sàng chuyển sang ngành khác hoặc thay đổi hoàn toàn điểm khác biệt cơ bản của sản phẩm đang xây). Lúc ta còn mơ mộng với những ý tưởng của mình thì khác. Lúc đụng trận với đời thật thì khác. Khi bạn hiểu ra rằng cái thiên hạ cần chẳng giống chút nào với cái mình có, bạn làm gì? Bạn bán cái mình có hay bán cái người ta cần?
3. Thành công có thể đến sau một đêm: mấy người dạy làm giàu nhanh cũng hay thật. Chả hiểu họ nói gì mà nhiều người cứ lao vào như thiêu thân. Bạn chọn đại một ai đó đang thành công mà bạn ngưỡng mộ đi. Rồi bạn đọc thử hành trình của họ đi. Ai mà chẳng trải qua khó khăn, trầy trật lại thành công ngay được? Thôi quay lại, làm tốt từ những việc thật nhỏ đi nhé. Đừng nhảy cho cao mà té cho đau. Cứ phải bình tĩnh đi từng bước một. Rồi thành công tự nó sẽ đến.
4. Thành công thì tự khắc các vấn đề nan giải sẽ biến mất: Vấn đề không có cái nào tự biến mất. Đừng hoang tưởng. Chưa thành công có vấn đề của chưa thành công. Thành công có vấn đề của thành công. Người thành công không phải ít vấn đề hơn. Họ chỉ có cách tiếp cận và giải quyết vấn đề tốt hơn thôi bạn. “Don’t wish it was easier, wish you were better. Don’t wish for less problems, wish for more skills. Don’t wish for less challenge, wish for more wisdom”. (Đừng ước mọi thứ dễ hơn. Hãy ước mình giỏi hơn. Đừng ước ít vấn đề hơn. Hãy ước mình có nhiều kỹ năng hơn. Đừng ước ít thử thách hơn. Hãy ước bản thân hiểu biết hơn.)
Video đang HOT
5. Thành công sẽ làm người khác yêu mến ta hơn: Cái này là lầm rất lớn nè. Thành công thì dễ bị người khác đố kỵ, dòm ngó, nói này nói kia. Thế thái nhân tình nó thế. Cho nên, có khi thành công còn mệt hơn nữa là khác. Chuyện người khác yêu mến mình bao nhiêu, thế nào, thật ra chẳng liên quan gì đến thành công. Mình sống làm sao, giúp đỡ mọi người thế nào mới quan trọng. Đừng có chăm chăm đạp lên người ta để thành công rồi quay lại hỏi sao người ta không thương mình dù mình đã thành công.
6. Thành công làm người ta hạnh phúc hơn: Lầm chết à nha! Tiền không làm con người ta hạnh phúc đâu. Tiền có thể mua được vài thứ thoả mãn nhất thời, nhất là vật chất. Nhưng vật chất chỉ thoả mãn cơn khát của bạn lúc đó thôi. Vài ngày sau là đâu lại vào đó. Bạn lại thấy thiếu thiếu gì đó mà chẳng biết thiếu gì. Hạnh phúc là cảm giác của những trải nghiệm sâu hơn, ví dụ như là giúp được cho ai đó chẳng hạn và nhìn thấy họ hạnh phúc hơn.
Ủa, mà bạn có đang lầm?
Để thành công, dân công sở nên học theo "3 khẩu quyết" rèn luyện tính chủ động của chuyên gia Nguyễn Phi Vân mỗi ngày
Tính chủ động là chìa khoá giúp dân công sở nâng cao trách nhiệm trong công việc cũng như rèn luyện được khả năng quản trị.
"Chủ động là làm điều gì đó mà không cần phải yêu cầu"- Victor Hugo. Bên cạnh năng động, sáng tạo; chủ động là một trong những yếu tố quyết định thành công của một nhân viên văn phòng. Người có tính chủ động thường biết cách hoàn thành công việc được giao một cách nhanh chóng, tối đa hoá giá trị bản thân cũng như góp phần nâng cao chất lượng công việc.
Vậy sự chủ động hay tính chủ động có phải là một yếu tố bẩm sinh? Có khó hay không và làm thế nào để mỗi cá nhân có thể rèn luyện cho mình một tinh thần chủ động? Tất cả những câu hỏi về tính chủ động đã được chuyên gia nhượng quyền thương hiệu Nguyễn Phi Vân trả lời trong bài chia sẻ gần đây của bản thân mình trên mạng xã hội. Cụ thể, chị viết:
"RÈN LUYỆN TÍNH CHỦ ĐỘNG
Hôm qua chia sẻ bài "Loài quá khứ" xong thì rất nhiều bạn trẻ comment và inbox hỏi, giờ em cần làm gì để rèn luyện tính chủ động. Hôm nay viết đạo bùa này cho mấy bạn dán ngay trước chỗ ngồi làm việc để trừ tà nè nha. Đề nghị đọc mỗi khi nhận việc và đọc 1 lần trước khi bắt đầu ngày mới để tăng sức đề kháng. Thứ gì đã thành thói quen thì cũng phải dùng thói quen để chữa. Cứ ép thói quen cũ ra, chen thói quen mới vào mỗi ngày là sẽ được.
Mỗi khi được giao và bắt đầu 1 công việc mới, tôi kiên quyết thực hiện ba điều sau:
1. Thái độ khi được giao việc: I own this task - tôi là chủ sở hữu công việc này. Mọi trách nhiệm thành bại của công việc này, tôi là người chịu trách nhiệm. Nếu việc không xong là trách nhiệm của tôi và tôi sẽ hoàn toàn không đổ lỗi cho ai khác. Nếu giao một khâu trong dự án cho ai đó mà người đó không hoàn thành đúng tiến độ thì phải có giải pháp để dự án tiếp tục, không đổ lỗi cho người đó làm hỏng dự án của mình.
Họ làm không xong là chuyện của họ. Tôi không hoàn thành dự án là trách nhiệm của tôi do thiếu kỹ năng quản trị dự án. Người chỉ biết đổ lỗi cho người khác là người kém trách nhiệm, thiếu kỹ năng, khả năng và không đáng tin cậy. Nếu kết quả không tốt, tôi dũng cảm nhận là do bản thân chưa quản trị tốt, chưa tận tâm tận lực, chưa biết sắp xếp và phân việc, chưa có kỹ năng cộng tác tốt,...
2. Trước khi thực hiện công việc: Nghiêm túc ngồi xuống suy nghĩ why - how - what. Tại sao cần làm việc này? Mục tiêu cần đạt được là gì? Trông hình hài nó ra làm sao? Để đạt được mục tiêu đó có những cách nào? Cách nào là tối ưu nhất? Cách nào là phù hợp với nguồn lực hiện tại nhất? Có rủi ro hay khó khăn gì khi thực hiện theo cách này không? Nếu có, đó có thể là gì và cách giải quyết ra sao? Vậy thì cuối cùng là what, tôi cần thực hiện từng bước gì để hoàn thành công việc được giao nhằm hoàn thành mục tiêu đã xác định?
Hỏi và trả lời những câu hỏi trên là cách để bạn lên kế hoạch thực hiện cho đúng. Đừng cắm đầu làm như thiên lôi mà chẳng hiểu mô tê.
3. Trong suốt thời gian lên kế hoạch và thực hiện: Liên tục chủ động báo cáo xin ý kiến, hướng dẫn, đồng ý giải pháp cho các vấn đề gặp phải. Chia sẻ thông tin và tương tác với sếp là cách để giúp họ hiểu rõ và an tâm là công việc đang đúng tiến độ, và hỗ trợ cho ý kiến đóng góp tốt hơn cho công việc bạn đang thực hiện. Đồng thời, liên tục chia sẻ thông tin, cập nhật, trao đổi với những thành viên liên quan đến công việc, nhắc nhở deadline nếu cần, có phương án giải quyết khi bị ùn tắc hay có sự cố.
Thói quen của người Việt là im, hỏi tới mới nói, nói ra là đổ thừa tại bị lung tung. Mọi trách nhiệm quy về bạn hết. Người đến 1 cái task giao làm không xong, đổ thừa tá lả là người kém cỏi. Làm ơn mở miệng, mở lòng ra giao tiếp. Nếu không ai biết chỗ nào ngứa mà gãi. Là do bản thân hết thôi nha. Giao tiếp tốt không những giúp cho dự án thành công mà còn xây dựng được sự trân trọng, hỗ trợ của sếp và đồng nghiệp dành cho mình.
Rồi cứ niệm đúng 3 khẩu quyết này mỗi ngày mỗi khi nhận công việc mới sẽ giúp bạn xây dựng sự chủ động cần có trong công việc. Nếu muốn hội nhập tương lai, không bị quăng vào bảo tàng thì bắt đầu ngay hôm nay đi nhé".
Ngay sau khi được đăng tải cách đây chưa lâu, những dòng chia sẻ của chuyên gia Nguyễn Phi Vân đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo người hâm mộ. Rất nhiều bình luận bày tỏ quan điểm về vấn đề này đã được để lại bên dưới:
"Bản thân em đã rèn luyện SỰ CHỦ ĐỘNG này nhiều rồi. Mặc dù chẳng ai hướng dẫn mà mình vẫn luyện thành. Nhưng khi đi giúp người khác rèn luyện đức tính lại rất khó, nhất là những bạn đồng trang lứa hoặc quá thân quen".
"Cách viết về một vấn đề "động chạm" của chị vô cùng dí dỏm. Có lẽ chỉ có như vậy mới có thể "đi vào lòng" của người nghe được".
"Nhưng có lẽ bài viết chỉ dành cho những người tự giác nhận thức được vấn đề. Nếu phải quản lý một nhân sự thiếu chủ động và bản thân họ không nhận thức được điều ấy thì quản lý sẽ làm gì để giúp họ? Liệu loại bỏ họ có phải đáp án dễ và hiệu quả nhất?".
Rèn luyện được cho bản thân mình sự chủ động trong công việc nói riêng cũng như tất cả những khía cạnh khác trong cuộc sống nói chung không phải là điều đơn giản. Tuy nhiên, những lợi ích mà đức tính tích cực này mang lại là không thể chối cãi. Vì lẽ đó, hãy cố gắng để chủ động trong mọi tình huống, chị em công sở nhé.
Theo Trí Thức Trẻ
Lời khuyên trải đời của các thành viên Reddit tuổi 40: Muốn sống một đời trung niên an nhàn, viên mãn, nhất định phải sáng suốt làm 5 điều này khi còn trẻ Định hình cuộc sống trong độ tuổi 20-40 không phải là việc dễ dàng. Để có thể hạnh phúc khi tuổi trung niên tới, bạn sẽ phải vượt qua rất nhiều thách thức trước đó. Mới đây, cộng đồng mạng xã hội Reddit đã cùng nhau thảo luận sôi nổi về chủ đề: "Là người có một cuộc sống thành công và hạnh...