Chỉ phóng và thử nghiệm vệ tinh, SpaceX của Elon Musk kiếm tiền như thế nào? Tưởng không nhiều hóa ra nhiều không tưởng
Những tưởng SpaceX của Elon Musk chỉ có mỗi nhiệm vụ ngồi chơi và thử nghiệm tên lửa, nhưng hóa ra họ đang làm nên một mỏ vàng khổng lồ từ đây.
Được thành lập từ năm 2002 và vẫn đang sở hữu bởi Elon Musk, SpaceX là công ty tập trung vào hoạt động vận tải không gian và sáng tạo công nghệ. Mục tiêu của nó là sử dụng các tiến bộ công nghệ để thực hiện việc khám phá không gian vũ trụ với chi phí hiệu quả hơn và an toàn hơn. Còn mục tiêu tối thượng của Elon Musk đối với SpaceX? Thuộc địa hóa Sao Hỏa.
Nhưng cho đến nay, chiếc xe Tesla có nhiệm vụ đi đến Sao Hỏa vẫn chưa đến đích, còn SpaceX vẫn thường được biết tới với những thử nghiệm phóng tên lửa có thể tái sử dụng, bao gồm cả thành công lẫn thất bại. Mới đây nhất, công ty còn triển khai dự án Starlink, dùng vệ tinh để phủ sóng internet toàn cầu, tuy nhiên, dự án này vẫn chưa hoàn thành để thương mại hóa.
Điều này có thể làm những người quan tâm đến hoạt động của công ty tò mò: SpaceX kiếm tiền từ đâu để chi trả cho những lần thử nghiệm tên lửa này? Và họ đã kiếm được tiền hay chưa?
SpaceX kiếm tiền như thế nào?
Do SpaceX vẫn đang là công ty tư nhân, họ không phải chia sẻ các báo cáo tình hình kinh doanh với bất kỳ ai – trừ cơ quan thuế, vì vậy không ai biết chính xác câu trả lời cho câu hỏi này – ngoại trừ chính SpaceX.
Nhưng theo trang Motley Fool, SpaceX kiếm doanh thu từ hoạt động phóng vệ tinh lên quỹ đạo Trái Đất. Trong năm 2018, trang tin tài chính này dự tính SpaceX kiếm được 1,3 tỷ USD mỗi năm.
Nhưng người dùng Quora, Haseeb Ahmad, một kỹ sư điện tử, cho rằng SpaceX có thể còn kiếm được nhiều hơn nếu căn cứ vào hợp đồng trị giá 4,2 tỷ USD của công ty với NASA trong năm 2017 và 60 lần phóng tên lửa của họ (trị giá khoảng 7 tỷ USD).
Video đang HOT
Con tàu khổng lồ Starship dự tính được sử dụng để phóng tới Sao Hỏa.
Báo cáo của The Motley Fool cho biết: “ Công ty tính phí cho các khách hàng thương mại với mức giá tiêu chuẩn 62 triệu USD mỗi lần phóng.” Họ cũng tính phí cho khách hàng chính phủ “ khoảng hơn 20 triệu USD cho các nhiệm vụ không gian phức tạp của chính phủ, ví dụ cung cấp cho trạm vũ trụ ISS, đưa các vệ tinh khoa học của Cơ quan quản lý khí tượng và Đại dương Mỹ NOAA lên quỹ đạo, hay phóng vệ tinh GPS cho Không quân.”
Con số hàng tỷ USD này có lẽ chưa đủ để phản ánh được những gì SpaceX đang làm trong năm 2020, cũng như chưa kể đến số tiền hàng trăm triệu USD mà các nhà đầu tư rót vào SpaceX (ví dụ như Google, được cho đã đầu tư khoảng 900 triệu USD vào công ty này).
Theo Forbes, hiện SpaceX đã được định giá 32 tỷ USD vào năm 2018, đó là lý do vì sao phố Wall luôn thúc giục công ty niêm yết công khai trên sàn chứng khoán. Nếu vậy, ai cũng có thể mua cổ phiếu của họ cũng như biết rõ hơn về hoạt động kinh doanh của công ty.
Tàu vũ trụ chứa các vệ tinh phát internet phục vụ dự án Starlink của SpaceX.
Có thể thấy nhờ vào việc tạo ra các công nghệ không gian mới cho các khách hàng như NASA hay quân đội Mỹ, SpaceX đang có giá trị đến hàng tỷ USD và có thể trở thành một trong những công ty không gian thành công nhất trong lịch sử. Thậm chí nếu SpaceX có thể tạo ra các công nghệ để thuộc địa hóa Sao Hỏa, giá trị của nó sẽ đạt đến mức vô hạn định. Không khó hiểu tại sao những người có đầu óc kinh doanh đều muốn sở hữu một phần trong công ty này.
Elon Musk 'đau đầu' với kế hoạch Internet vệ tinh ở Trung Quốc
Elon Musk phải đối mặt với hàng loạt rào cản về kiểm duyệt khi muốn cung cấp Internet vệ tinh tại quốc gia đông dân nhất.
Elon Musk kỳ vọng trước năm 2021, dịch vụ Internet vệ tinh của SpaceX có tên Starlink sẽ được sử dụng trên thế giới. Công ty này đang cố gắng thúc đẩy tiến độ để đạt tham vọng. Từ khi dự án được khởi động vào tháng 5/2019, SpaceX đã bảy lần phóng 422 vệ tinh lên quỹ đạo tầm thấp của Trái đất, tạo ra "chòm sao vệ tinh Internet lớn nhất thế giới".
Nhưng ngay cả khi hướng đến những người khó có khả năng tiếp cận với Internet tốc độ cao, dịch vụ Starlink vẫn có nguy cơ bị quốc gia đông dân nhất "khoá cửa" làm khó. Trung Quốc là nơi có môi trường Internet bị kiểm soát ngặt nghèo nhất thế giới.
Tên lửa SpaceX đưa 60 vệ tinh lên quỹ đạo tháng 5/2019. Ảnh: SpaceX.
Các chuyên gia đều cho rằng việc SpaceX muốn tiếp cận với Trung Quốc còn khó hơn là vươn ra vũ trụ. Để dịch vụ Starlink có thể hoạt động được ở đất nước này, SpaceX cần xin phép chính quyền địa phương, đồng nghĩa với việc họ phải tuân thủ các quy định kiểm duyệt. Nhưng xét về mặt kỹ thuật, vẫn có những phương án khác.
"Tôi nghĩ cơ hội để Starlink có thể tiếp cận được thị trường Trung Quốc là rất thấp, bất chấp việc họ có đường truyền giữa các vệ tinh hay không", Blaine Curio, nhà sáng lập của công ty nghiên cứu thị trường Orbital Gateway Consulting cho biết.
Đường truyền giữa các vệ tinh, gọi tắt là ISL, về mặt lý thuyết có thể tiếp cận người dùng tại Trung Quốc. Nhờ được gửi qua vệ tinh, các dữ liệu có thể tránh được các trạm mặt đất ở một số khu vực nhất định, nhờ đó đảm bảo được tốc độ truyền dẫn cao và độ trễ thấp. Nhưng chính phủ Trung Quốc có thể không đánh giá cao điều này. "Tôi nghĩ một ISL của nước ngoài truy cập vào Trung Quốc từ ngoài hành tinh sẽ khiến cho dịch vụ này gây ra rắc rối cho chính phủ", Curio nói thêm.
Nếu Starlink muốn cung cấp dịch vụ chính thức ở Trung Quốc, nó sẽ phải trải qua những gì? Theo Lan Tianyi, người sáng lập công ty tư vấn công nghiệp vũ trụ Ultimate Blue Nebula có trụ sở tại Bắc Kinh, đầu tiên, SpaceX phải xin phép Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin (MIIT) của Trung Quốc.
Hiện tại, vẫn chưa rõ SpaceX đã liên lạc với MIIT hay chưa. Trang SMCP đã liên hệ với hãng để hỏi về kế hoạch khởi động dịch vụ tại Trung Quốc nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi. Tuy vậy, SpaceX đã được chính quyền nhiều nước khác chấp thuận đề nghị. Tại Mỹ, Uỷ ban Truyền thông Liên bang (FCC) đã đồng ý cho SpaceX phóng vệ tinh và khai thác các thiết bị đầu cuối tại nước sở tại. Hồi tháng 2, cơ quan truyền thông Australia (ACMA) đã bước đầu "bật đèn xanh" để hãng cung cấp dịch vụ Internet Starlink tại quốc gia này.
Để bắt kịp với tốc độ phát triển chóng mặt của Internet vệ tinh tại Mỹ, nhiều công ty chính phủ lẫn tư nhân tại Trung Quốc đã lên kế hoạch xây dựng hệ thống tương tự của riêng họ. Hồi tháng 4, Uỷ ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) của Trung Quốc đã đưa Internet vệ tinh vào danh sách "cơ sở hạ tầng mới", nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp với sự trợ giúp của chính phủ. Mục đích của hệ thống chòm sao vệ tinh là giúp Internet dễ tiếp cận hơn cho những người sống và làm việc tại những nơi mạng lưới cố định khó tiếp cận, ví dụ, các vùng nông thôn xa xôi, trên máy bay hay tàu thuyền giữa đại dương.
Kế hoạch Internet vệ tinh của riêng Trung Quốc làm cho thủ tục xin MIIT cấp phép cho Starlink hoạt động tại quốc gia này trở nên phức tạp, chuyên gia Lan Tianyi cho biết. Một điều kiện kỹ thuật tiên quyết cần có là phải có sự phối hợp về tần số giữa vệ tinh Starlink và hệ thống vệ tinh liên lạc của Trung Quốc. MIIT sẽ chịu trách nhiệm về việc tìm hiểu xem hai hệ thống có tương thích với nhau hay không.
"Nôm na là nếu một người thứ ba đang nghe đoạn hội thoại giữa hai người, nếu họ không nghe được giọng của một người khi người còn lại nói, điều đó có nghĩa là giọng nói của người thứ ba đã can thiệp vào hệ thống. Việc can thiệp này của người thứ ba sẽ khiến cho sự giao tiếp giữa hai người còn lại trở nên bất khả thi. Đó là khi hai hệ thống không tương thích", Lan Tianyi nói.
Trong trường hợp hai hệ thống tương thích, việc xin giấy phép hoạt động tại Trung Quốc của Starlink vẫn phải đảm bảo hãng sẽ tuân thủ các quy định viễn thông ở nước này. Các dữ liệu được truyền nhận muốn "vượt tường lửa" sẽ buộc phải thông qua bộ máy kiểm duyệt của họ.
Cơ hội tiếp cận thị trường Trung Quốc
Nếu SpaceX đáp ứng được hết điều kiện và được phép hoạt động ở Trung Quốc, hãng vẫn buộc phải xây dựng các gateway (cửa ngõ dữ liệu) riêng. Nguyên nhân là bởi các vệ tinh Starlink được phóng không có đường truyền kết nối với nhau. Mỗi vệ tinh cần phải giao tiếp với một trạm mặt đất.
Thực tế, SpaceX có kế hoạch riêng để Starlink sau cùng sẽ hỗ trợ đường truyền giữa các vệ tinh. Tuy vậy, điều này cũng khiến cho các quốc gia khó theo dõi và điều tiết lưu lượng truy cập Internet. OneWeb, công ty đối thủ từng có kế hoạch về dịch vụ tương tự để cạnh tranh Starlink và giờ đã phá sản, đã cố tình không đưa đường truyền giữa các vệ tinh vào kiến trúc hệ thống của mình bởi điều này sẽ khiến dịch vụ của hãng khó tiếp cận với các thị trường khó tính như Trung Quốc. Gateway là phương án "dễ chịu" hơn đối với những nước như vậy bởi chúng có thể được kiểm soát bởi chính phủ sở tại.
Curio cho biết, ngay cả khi Starlink không không đưa đường truyền giữa các vệ tinh vào hệ thống của mình trong tương lai, để tiếp cận với thị trường Trung Quốc, họ sẽ phải đánh đổi bằng việc từ bỏ một số công nghệ. Đây là điều SpaceX không mong muốn, bởi chính phủ Mỹ - khách hàng lớn của Starlink - sẽ không thích điều này.
Nếu Starlink đưa ISL vào hệ thống như dự tính ban đầu, SpaceX cũng không thể bỏ qua các quy định khác của Trung Quốc. Theo chuyên gia, nhiều công ty nước ngoài đã gặp rắc rối khi không tuân thủ quy định. Năm 2015, Uber cung cấp dịch vụ tại Quảng Châu mà không có sự cho phép của chính quyền sở tại đã khiến cho văn phòng của họ tại đây bị cảnh sát đột kích. "Thật khó tưởng tượng rằng Elon Musk sẽ làm việc giống hệt như vậy", Curio cho biết.
Một kịch bản khác là Starlink sẽ sử dụng thiết bị đầu cuối nhập lậu vào Trung Quốc. Về mặt kỹ thuật, người dùng các thiết bị này nếu có tài khoản có thể sử dụng dịch vụ của SpaceX ở nước sở tại. Nhưng với những gì từng phát ngôn, Elon Musk không mấy ủng hộ cách tiếp cận phi pháp. Trong một buổi ra mắt dịch vụ Internet vệ tinh tại nhà máy của SpaceX tại Seattle (Mỹ), tỷ phú công nghệ cho biết Trung Quốc có thể bắt hạ vệ tinh của hãng nếu Starlink phủ sóng tại nước này.
"Họ có thể làm vậy. Nên chúng ta không nên phát sóng ở đó. Tôi kỳ vọng chúng ta có thể thoả thuận với các quốc gia về việc cho phép các công dân của họ liên lạc với nhau, nhưng phải tuỳ thuộc vào cơ sở của từng nước", Musk nói.
Theo Lan Tianyi, nếu Starlink không tìm được cách để cung cấp dịch vụ chính thức tại Trung Quốc, dịch vụ này cũng sẽ không tạo ra điều gì khác biệt cho người dân tại đây. Nó cũng sẽ chỉ tạo ra trải nghiệm người dùng tương tự Internet cố định và cũng không thể thay đổi thực tại về sự kiểm duyệt gắt gao ở quốc gia đông dân nhất.
"Nếu muốn cung cấp dịch vụ ở Trung Quốc, bạn phải tuân thủ mọi quy định liên lạc, bằng không thì sẽ không được cấp phép. Và ngay cả khi thoả mãn mọi yêu cầu của các cơ quan quản lý, đối với người dùng, thực tại chẳng có gì thay đổi", Lan Tianyi cho biết.
Elon Musk sắp thử nghiệm dự án Internet miễn phí Elon Musk, CEO SpaceX, cho biết dự án phủ Internet miễn phí toàn cầu Starlink sẽ chạy thử nghiệm ngay trong năm nay. Musk chia sẻ trên Twitter rằng quá trình thử nghiệm nội bộ hệ thống Starlink sẽ bắt đầu trong ba tháng tới, còn việc thử nghiệm công khai được triển khai trong khoảng sáu tháng nữa. Dự án thử nghiệm...