Chi phí sản xuất xe hơi chạy điện sẽ rẻ hơn xe hơi truyền thống vào năm 2027
BloombergNEF dự báo chi phí sản xuất pin cũng như dây chuyền sản xuất xe hơi chạy bằng điện sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới
Chi phí sản xuất xe hơi điện sẽ giảm mạnh trong những năm tới (Ảnh: The Guardian)
Đến năm 2026, chi phí sản xuất những chiếc xe điện cỡ lớn như sedan hay SUV sẽ rẻ tương đương các mẫu xe chạy bằng xăng và dầu, theo dự báo của BloombergNEF, trong khi các mẫu xe hơi cỡ nhỏ sẽ tiếp bước trong những năm tiếp theo.
Việc các phương tiện chạy bằng điện có được mức giá ngang bằng với các phương tiện động cơ đốt trong có thể được xem là một cột mốc quan trọng đối với thế giới vốn đang trong quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các loại năng lượng tái tạo thân thiện hơn với môi trường.
Chi phí sản xuất pin cho các phương tiện chạy điện, kết hợp với sự ra đời của những dây chuyền sản xuất chuyên biệt trong các nhà máy, là hai yếu tố quan trọng giúp phương tiện chạy điện trở nên dễ mua hơn so với xe hơi truyền thống trong vòng 6 năm tới, thậm chí trước khi chính phủ các nước bắt đầu có chương trình trợ giá – theo nhận định của BloombergNEF.
Hiện nay, giá bán lẻ trước thuế trung bình của một mẫu xe hơi chạy bằng điện cỡ trung là khoảng 33.300 Euro, so với 18.600 Euro đối với xe hơi chạy xăng. Đến năm 2026, giá bán của cả hai loại xe được dự báo sẽ rơi vào khoảng 19.000 Euro.
Đến năm 2030, cũng mẫu xe hơi chạy điện đó sẽ có giá trước thuế là 16.300 Euro, trong khi xe hơi chạy xăng sẽ tăng giá lên 19.900 Euro.
Khung thời gian do BloombergNEF đưa ra ở trên được cho là “an toàn” hơn so với các dự báo khác, bao gồm một dự báo từ ngân hàng đầu tư UBS. Theo UBS, giá xe hơi chạy điện sẽ ngang bằng giá xe hơi chạy xăng vào năm 2024.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các chuyên gia dự báo đều đồng ý rằng chi phí sản xuất các loại pin mới sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo.
Nghiên cứu mói được tiến hành bởi Transport & Environment, một tổ chức phi lợi nhuận tại Brussels chuyên vận động cho các phương tiện giao thông sạch tại châu Âu, dự báo giá pin mới sẽ giảm đến 58% từ năm 2020 đến 2030, chỉ còn 58 USD/kilowatt giờ (kWh).
Việc chi phí pin giảm xuống dưới 100 USD/kWh được xem là một bước tiến quan trọng trên con đường phổ biến xe hơi chạy điện, và sẽ khiến sức hút về mặt tài chính của các phương tiện hybrid (chạy đồng thời cả xăng và điện) sụt giảm đáng kể.
Doanh số của phương tiện chạy điện đã có sự bùng nổ mạnh mẽ trong năm 2020, đặc biệt tại EU và Trung Quốc, nhưng các nhà bảo vệ môi trường vẫn đang kêu gọi chính phủ các nước ban hành những quy định kiểm soát khí thải mạnh mẽ hơn nhằm khuyến khích người tiêu dùng thực hiện chuyển đổi.
Chính phủ Anh dự kiến cấm bán các phương tiện mới sử dụng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030, trong khi các công ty châu Âu kêu gọi EU đặt năm 2035 làm hạn chót để bán các phương tiện sử dụng động cơ đốt trong tại khối này.
Julia Poliscanova, giám đốc mảng phương tiện và xe hơi điện của T&E, nói rằng cần có những mục tiêu giảm lượng CO2 nghiêm ngặt hơn để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang phương tiện chạy điện.
“Với những chính sách hợp lý, xe hơi và xe van chạy pin điện có thể chiếm 100% doanh số xe hơi vào năm 2035 tại tây, nam, và thậm chí là đông Âu. EU có thể đặt hạn chót vào năm 2035 nhằm đảm bảo thị trường đã sẵn sàng. Những phương tiện gây ô nhiễm mới sẽ không được phép bán sau thời điểm đó nữa”, Julia Poliscanova chia sẻ.
Chi phí pin cao, chiếm từ 1/4 đến 1/5 chi phí của một phương tiện chạy điện, từng là lý do khiến các nhà sản xuất xe hơi lớn trên thế giới miễn cưỡng trong việc chuyển đổi từ dây chuyền sản xuất xe hơi sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang dây chuyền sản xuất xe hơi chạy điện.
Chi phí giảm đi là yếu tố hết sức quan trọng giúp phương tiện chạy điện thu hút hơn trong mắt người tiêu dùng, đặc biệt khi kết hợp với việc phạm vi hoạt động – quãng đường có thể di chuyển được trước khi cần sạc lại – được kéo dài hơn và các hệ thống sạc được cải thiện.
“Một khi bạn có thể chạy được hơn 200 dặm với mỗi lần sạc, và bạn có cơ sở hạ tầng sạc thật sự tốt, xe hơi điện trở thành thứ hiển nhiên. Chúng ta đã thấy điều này ở Na-uy” – theo David Bailey, giáo sư kinh tế tại Đại học Birmingham.
Tuy nhiên, ông tin rằng chính phủ Anh vẫn cần cải thiện hệ thống sạc: “Chúng ta đang tụt lại phía sau các quốc gia Bắc Âu khác, và chúng ta chắc chắn cần một kế hoạch triển khai hạ tầng sạc nhanh hơn, tại nhà và trên đường”
Honda tăng tốc phát triển ô tô điện dưới thời CEO mới
Honda đang đẩy nhanh qua trình ra mắt xe hơi điện trước áp lực của luật pháp và người tiêu dùng, đồng thời cạnh tranh với các đối thủ như Tesla.
CEO Honda Toshihiro Mibe công bố chiến lược xe điện trong họp báo 23/4. (Ảnh: Bloomberg)
Toshihiro Mibe, người vừa tiếp quản chức vụ CEO của Honda từ 1/4, mới đây tuyên bố 40% xe Honda tại các thị trường lớn chỉ dùng pin điện (EV) hoặc pin nhiên liệu (FCV) vào năm 2030. Honda hi vọng tăng gấp đôi lên 80% vào năm 2035.
100% xe Honda tại Nhật Bản sẽ chạy điện vào năm 2030, bao gồm cả xe hybrid (kết hợp xăng và điện). Đến năm 2040, tất cả xe của hãng đều là EV hoặc FCV.
Tại buổi họp báo công bố chiến lược, ông Mibe thừa nhận đây thực sự là một thách thức. Tuy nhiên, Honda quyết định chia sẻ tầm nhìn thông qua chuỗi giá trị và đặt mục tiêu cao. Ông cho biết, ra mắt các mẫu xe điện thiết thực với người dùng có ý nghĩa lớn đối với áp dụng đại trà.
Honda sẽ chi tổng cộng 5 nghìn tỷ yên (46,3 tỷ USD) cho R&D trong 6 năm tới. Ông cũng úp mở về kế hoạch cơ cấu lại dây chuyền sản xuất toàn cầu do EV yêu cầu ít linh kiện hơn xe truyền thống.
Chiến lược tham vọng của ông Mibe cho thấy các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang tăng cường đặt cược vào EV dù bị các đối thủ ngoại bỏ xa. Honda ra mắt mẫu SUV Honda e vào năm 2020 tại Nhật Bản và châu Âu nhưng chỉ lên kế hoạch bán 10.000 xe tại châu Âu và 1.000 xe trong nước, tỉ lệ rất nhỏ so với doanh số 4,4 triệu xe của họ.
Theo nhà phân tích cấp cao Seiji Sugiura đến từ Viện nghiên cứu Tokai Tokyo, chiến lược của Honda rất táo bạo song bước tiếp theo của họ phải là sản xuất được những chiếc xe thuyết phục người tiêu dùng. Ông Mibe còn phải đưa ra kế hoạch cho từng dòng xe và điều gì sẽ xảy ra với các dòng xe truyền thống chạy xăng của công ty.
Kazuo Shimizu, nhà báo trong lĩnh vực xe hơi và cựu tay đua tốc độ, tin rằng Honda tiết lộ tham vọng của mình vì quy mô của họ nhỏ hơn so với đối thủ Toyota. Toyota theo đuổi xe hybrid từ lâu. Hồi đầu tuần, công ty tiến một bước gần hơn với dòng xe chạy điện hoàn toàn khi giới thiệu kế hoạch tung 15 mẫu EV trên toàn cầu vào năm 2025.
Trong khi đó, Mibe mới đưa ra chiến lược của Honda trong cuộc họp báo đầu tiên của mình kể từ khi được thông báo là người kế nhiệm Takahiro Hachigo hồi tháng 2. Ông xuất thân từ phát triển động cơ, đã dẫn dắt các sáng kiến xe điện gần đây của công ty, đặc biệt là liên minh chiến lược với General Motors (GM). Tháng 4/2020, hai hãng thông báo sẽ hợp tác phát triển xe điện và sản xuất tại nhà máy GM tại Bắc Mỹ. 5 tháng sau, họ cho biết sẽ tăng cường nỗ lực này và chia sẻ các thành phần xe, bao gồm cả nền tảng.
Dù quan hệ này gây ra một số xung đột nội bộ Honda, điều ông Mibe đạt được với GM có ý nghĩa do Honda muốn giảm chi phí phát triển điện khí hóa để bảo đảm lợi nhuận, theo nhà phân tích Sugiura.
Năm 2016, cựu CEO Hachigo nêu mục tiêu xe chạy điện chiếm khoảng 2/3 doanh số xe toàn cầu vào khoảng năm 2030, song chủ yếu dựa trên xe hybrid. Tháng 10/2020, ông bày tỏ công ty muốn đạt carbon trung tính vào năm 2050.
Áp lực phi carbon hóa gia tăng kể từ đó. Các nhà đầu tư ngày càng ưa thích các công ty ô tô điện, trong khi nhà chức trách khắp thế giới siết chặt quy định môi trường. Nhật Bản ra chiến lược đạt carbon trung tính trong ngành công nghiệp xe hơi vào năm 2050, còn nhiều quốc gia chuẩn bị cấm bán xe chạy xăng mới, kể cả xe hybdrid.
Nhà báo Shimizu nhận định dù xe hybdrid của Honda được người dùng ủng hộ, góp phần vào giảm khí thải carbon, Honda phải cân bằng với quy định toàn cầu.
Ông Hachigo đã trao cho người kế nhiệm cơ sở để tăng tốc kế hoạch EV của Honda nhờ thúc đẩy bộ phận từ khi nắm quyền năm 2015. Ông dẫn đầu nhiều cải cách, trong đó có hợp lý hóa năng lực sản xuất toàn cầu, rút khỏi giải đua Công thức 1. Biên lợi nhuận của bộ phận xe hơi tăng lên 4,7% trong quý IV/2020, so với 1,3% một năm trước đó.
Chủ tịch Toyota phản đối chính phủ Nhật Bản cấm ô tô xăng, dầu Chủ tịch hãng xe Toyota, ông Akio Toyoda lên tiếng phản đối Chính phủ Nhật Bản cấm ô tô chạy xăng, dầu trong tương lai. Việc làm này khiến ông nhận không ít chỉ trích từ chính các cổ đông của hãng này. Chủ tịch Toyota Akio Toyoda bị chỉ trích vì phản đối Chính phủ Nhật Bản cấm xe động cơ xăng,...