Chi phí nuôi xe công 12.000 tỷ/năm: Nguy cơ tiền đi lạc?
Cơ chế, chính sách khoán chưa phù hợp, đầu xe không giảm, chi phí vẫn vậy, thậm chí tiền khoán còn có nguy cơ chảy vào túi cá nhân.
ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, các bộ ngành, địa phương đều báo cáo thực hiện khoán xe công hiệu quả nhưng số liệu từ Kiểm toán nhà nước công bố lại chứng minh ngược lại là điều khó hiểu, cần đánh giá lại.
Khoán xe công chưa hiệu quả. Ảnh: Tapchitaichinh
Cụ thể, theo báo cáo của Kiểm toán công bố về việc sử dụng xe công trên cả nước trong năm 2019, cả nước có gần 40.000 xe ô tô công với chi phí bình quân hơn 300 triệu đồng/xe/năm, ngân sách nhà nước phải chi hơn 12.000 tỷ đồng để nuôi xe công mỗi năm.
Số liệu trên không thay đổi nhiều so với báo cáo của Cục quản lý công sản ( Bộ Tài chính) thống kê từ năm 2015. Theo đó, từ năm 2015, khi thông báo về tình hình sử dụng xe công, Cục quản lý công sản, Bộ Tài chính đã cho biết, cả nước có gần 40.000 xe công, mỗi năm “ngốn” hơn 12.000 tỷ đồng (bao gồm cả chi phí trả lương lái xe, chi phí hao mòn, sửa chữa, xăng dầu…).
Nhìn nhận vấn đề này, vị đại biểu đoàn Đồng Tháp cho rằng vấn đề này phải xem xét lại.
“Bộ Tài chính báo cáo các cơ quan, đơn vị được giao khoán xe công đều làm tốt và giảm được chi phí nhưng thống kê chung của Kiểm toán Nhà nước lại không thấy giảm?
Video đang HOT
Rõ ràng đã có sự vênh nhau trong thống kê số liệu, báo cáo giữa địa phương, Kiểm toán và các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chủ trương giao khoán xe công hoặc có tình trạng nơi này giảm, nơi khác lại tăng”, ông Hòa nói.
Đặt vấn đề như vậy, ông Hòa cho rằng chính sách khoán xe công của Việt Nam thực hiện chưa đồng nhất, còn mang tính khuyến khích, tự nguyện, nơi thực hiện, nơi không vì thế kết quả đem lại không cao.
Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách khoán xe công chưa phù hợp, còn nhiều nhập nhèm, bất cập dẫn tới tình trạng đầu xe không giảm, chi phí vẫn vậy mà thậm chí tiền khoán còn có nguy cơ chảy vào túi cá nhân.
Vị đại biểu chứng minh, một số cơ quan bộ, ngành đang thực hiện cơ chế khoán cho một số chức danh lãnh đạo là 15 triệu/tháng. Tuy nhiên, thực tế lại được phát hiện, số tiền khoán 15 triệu này chỉ để giải quyết việc đi lại cho cán bộ, lãnh đạo từ nhà tới cơ quan, còn đi công tác, hội họp lại vẫn sử dụng xe công của nhà nước.
“Vẫn chiếc xe đó, lái xe đó, vẫn đưa rước cán bộ đi hội, họp như thế không có gì thay đổi. Trong khi đó, ngân sách lại còn mất thêm một khoản tiền khoán mười mấy triệu/tháng, nghĩa là khoán nhưng không tiết kiệm được mà tiền ngân sách chi ra còn đang có nguy cơ rơi vào túi của cá nhân. Như vậy là quá bất cập”, ông Hòa nhận xét.
Từ thực tế trên, ông Hòa kiến nghị phải đánh giá lại toàn bộ mặt được và không được của cơ chế khoán xe công trong thời gian vừa qua. Qua đó đi đến kết luận có nên tiếp tục thực hiện khoán xe công hoặc nếu khoán thì phải khoán thế nào?
Ông Hòa cho rằng, nếu không có đánh giá minh bạch vấn đề này sẽ có tác động xấu tới tâm lý cũng như chủ chương trương chung đang được các địa phương khác thực hiện rất tốt.
Lấy ví dụ từ Cà Mau, một trong số ít các địa phương đang thực hiện rất hiệu quả chủ trương khoán xe công. Theo đó, báo cáo của Cà Mau mới đây cho biết, sau 1 năm thực hiện cơ chế khoán xe công, Cà Mau dự tính đã tiết kiệm được số tiền lên tới gần 17 tỷ đồng.
“Rõ ràng việc thực hiện khoán xe công không phải không thực hiện được mà nếu thực hiện được thì khả năng tiết kiệm cho ngân sách rất lớn vậy tại sao lại không quyết tâm làm?
Và vì sao có những địa phương làm tốt như Cà Mau lại không được nhân rộng, áp dụng công khai?”, ông Hòa đặt câu hỏi.
Nhìn nhận chung, vị đại biểu đánh giá chủ trương khoán xe công là rất tốt, nhằm tiết kiệm chi phí cho ngân sách nhà nước, giảm chi tiêu thường xuyên, tăng thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, cách thực hiện còn chưa đồng nhất, chưa có chế tài bắt buộc nên ngân sách nhà nước hàng năm vẫn phải chi hơn 12.000 tỉ đồng để nuôi xe công, chưa kể hàng chục nghìn tỉ đồng để sắm số lượng xe công này, và còn thêm xe mới.
Do đó, tới đây, ông Hòa yêu cầu Bộ Tài chính cần thiết phải thực hiện rà soát, đánh giá lại toàn diện, khách quan về địa phương làm được hay chưa làm được, khó khăn vướng mắc cụ thể như thế nào để tìm giải pháp tháo gỡ.
Thái Bình
Theo Datviet
Cử tri lo lắng một số nơi xử lý tham nhũng chuyển biến chưa mạnh
Cử tri và nhân dân lo lắng về việc xử lý tham nhũng, lãng phí ở một số nơi chuyển biến chưa mạnh, nhất là ở địa phương, cơ sở.
Sáng 21/10, trình bày Báo cáo Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 8, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho biết, cử tri, nhân dân phấn khởi, tin tưởng và đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chuyển biến mạnh mẽ và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Ông Trần Thanh Mẫn trình bày Báo cáo Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 8.
Báo cáo nêu rõ, Quốc hội tiếp tục có nhiều đổi mới trong công tác xây dựng pháp luật; hoạt động giám sát, chất vấn, giải trình có bước tiến rõ rệt, nâng cao tính dân chủ và phản ánh sát thực hơn ý chí, nguyện vọng của cử tri và nhân dân.
Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, điều hành sâu sát và tập trung giải quyết nhiều vấn đề Nhân dân quan tâm, bức xúc. Nhiều bộ, ngành, địa phương đã đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy.Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân đã có nhiều nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra .
Tuy nhiên, theo ông Trần Thanh Mẫn, cử tri, nhân dân còn băn khoăn, lo lắng về những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam; quan liêu, tham nhũng, lãng phí mới được ngăn chặn ở mức độ nhất định.
Việc xử lý tham nhũng, lãng phí ở một số nơi chuyển biến chưa mạnh, nhất là ở địa phương, cơ sở. Tình trạng nhũng nhiễu, "tham nhũng vặt" chưa được ngăn chặn có hiệu quả; còn để xảy ra tình trạng người vi phạm trốn ra nước ngoài trước khi áp dụng biện pháp ngăn chặn.
Việc xử lý, thu hồi tài sản bị tham nhũng mặc dù đã được quan tâm hơn nhưng hiệu quả chưa cao; công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức cần được đẩy mạnh hơn nữa.
"Đề nghị Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án kinh tế, tham nhũng, nhất là những vụ án lớn mà nhân dân quan tâm; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, hạn chế hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức" - ông Trần Thanh Mẫn cho biết.
Theo ông Trần Thanh Mẫn, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị Đảng, Nhà nước tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, hoàn thiện hơn nữa thể chế về quản lý, giám sát cán bộ, đảng viên, chú trọng phát huy và tạo điều kiện để nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên giám sát công tác cán bộ.
"Tăng cường kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền; tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm" -ông Trần Thanh Mẫn nói./.
Theo Kim Anh/VOV.VN
Vì sao đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa thể về đích? Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông hiện vẫn chưa thể hoàn thành bởi tổng thầu phía Trung Quốc chưa bổ sung đủ hồ sơ quản lý chất lượng nên Tư vấn độc lập đánh giá an toàn hệ thống . (Công ty Tư vấn ACT của Pháp) chưa đủ cơ sở xác định mức độ an toàn...