Chi phí nhào nặn nên 1 VĐV
Không những cần đầu tư về thời gian, để làm VĐV Olympic cũng cần có tiền.
Nhiều vận động viên đứng đầu Olympic London 2012 đã trải qua hàng ngàn giờ thực hành từ khi còn trẻ. Và gia đình họ phải bỏ ra hàng ngàn đô la để giúp giấc mơ tham dự Olympic thành sự thật.
Hãy thử xem xét chi phí họ đã đầu tư bao nhiêu
Bắn Cung
Chi phí hàng năm: hơn 25.000 USD
Số năm đào tạo để đạt cấp Olympic: Bốn năm hoặc hơn
Một dàn đầy đủ các thiết bị trị giá 2000 USD, và có rất nhiều chuyến đi đến các cuộc thi. Nhưng nhiêu đó vẫn chỉ là giai đoạn khởi đầu: huấn luyện viên bắn cung nhận được chi phí đào tạo đến 100 USD một giờ, trong khi chi phí thông thường là 9 USD một giờ. Khoản phí gia tăng nhanh chóng khi bạn nỗ lực tập luyện 6 ngày/ tuần để cố gắng chuẩn bị cho kỳ Olympics.
Bóng bàn
Chi phí hàng năm: 20.000 USD là tối thiểu
Thời gian đào tạo: 8 đến 12 năm
Video đang HOT
Bóng bàn rất tốn kém nếu bạn đang cố gắng để leo lên đỉnh cao của môn thể thao này. Huấn luyện viên và “đối tác sparring” có thể chi phí nhiều hơn 10.000 USD một năm. Và một paddle chất lượng hàng đầu lên đến 300 USD.
Đấu kiếm
Chi phí hàng năm: 20.000 USD
Thời gian đào tạo: 10-15 năm
Một môn thể thao đòi hỏi phải mất một thời gian dài để trở nên chuyên nghiệp. Các vận động viên dành hầu hết thu nhập của họ cho các dụng cụ luyện tập, các chuyến du lịch, cắm trại và những giải đấu và sẽ được hoàn lại từ các câu lạc bộ bảo trợ cho họ. Những vận động viên trẻ đầy tham vọng chi trả ít hơn cho mỗi năm, nhưng hầu hết đến từ túi riêng của họ.
Thể dục
Chi phí hàng năm: 15.000 USD
Thời gian đào tạo: 5-8 năm
Những cô gái thường bắt đầu luyện tập ở tuổi 10 hoặc 11, con trai một vài năm sau đó. Gia đình có thể sẽ phải trả 1.000 USD một tháng để giữ một đứa trẻ tiến lên một mức cao hơn, sau đó sẽ chi nhiều hơn nếu muốn cô ấy đạt đến mức ưu tú.
Cử tạ
Chi phí hằng năm: 5000 USD
Thời gian đào tạo: 10 năm
Ngoài những đôi giày trị giá 200 USD cần phải được thay thế khoảng một lần một năm, chi phí thường được giới hạn trong vài chuyến đi hàng năm cho các cuộc thi khu vực hoặc quốc gia.
Đua xe đạp
Chi phí hằng năm: 3000 USD
Thời gian đào tạo: 3 – 10 năm
Rất nhiều thể loại khác nhau trong môn thể thao này, với một số thể loại sẽ khiến chi phí cao hơn những loại. Chi phí chủ yếu tập trung vào việc đi du lịch và bỏ tiền tậu về một chiếc xe đạp, mà có thể lên đến 10,000 USD trở lên. Ngân sách cho môn đua xe đạp tại Mỹ khoảng 3.400.000 USD một năm cho 250-300 vận động viên được chấp nhận vào chương trình đào tạo.
Đội Bóng ném
Chi phí hàng năm: Không đáng kể
Thời gian đào tạo: Hai đến bốn năm
Không giống như nhiều môn thể thao khác, nơi trẻ em bắt đầu luyện tập từ khi còn rất nhỏ, hầu hết trong các đội bóng ném, cầu thủ không tham gia môn này cho đến khi học đại học hoặc sau đó. Chi phí thực sự nằm trong tiền lương bị mất vì đây là dạng nghề nghiệp được tạo ra cho những người chọn để theo đuổi môn thể thao trong câu lạc bộ, trong nước hoặc ở nước ngoài (Đội bóng ném khá lớn ở châu Âu). Các đội tuyển Mỹ đã không hội đủ điều kiện cho Thế vận hội năm nay.
Chèo thuyền
Chi phí hàng năm: Không đáng kể
Thời gian đào tạo: Hai năm trở lên
Trường Cao đẳng Crew là bàn đạp để tham gia chèo thuyền tại Olympic, có nghĩa là hy sinh rất nhiều lương tiềm năng ngay cả khi chi phí thấp. Tay đua hàng đầu tại các đại học được mời đến các trung tâm đào tạo, nơi có nhiều công việc lặt vặt cho người dân địa phương để ở. Hầu hết sống ít hơn 1.000 USD một tháng.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Olympic London 2012: VĐV tức điên vì lịch đấu môn cầu lông thay đổi
"Thật tồi tệ. Chả ra cái gì cả" là lời phàn nàn của tay vợt đánh đôi môn cầu lông người Ba Lan Michal Logosz sau khi BTC Olympic London 2012 thông báo rằng 60% các trận đấu cầu lông, chủ yếu là các trận đánh đôi, sẽ phải đổi lịch đấu.
Lịch đấu môn cầu lông thay đổi - Ảnh Getty
Cùng chia sẻ cảm giác thất vọng và khó chịu như Logosz còn có VĐV người Đức Johannes Schoettler. "Đây là cuộc thi quan trọng nhất. Thật điên rồ khi BTC không cho các trận đấu diễn ra theo thời gian như đã định". Được biết, Liên đoàn cầu lông thế giới (WBF) đã gửi lời xin lỗi các VĐV vì lịch đấu ban đầu mà họ thông báo không đúng với những quy định của cuộc thi theo thỏa thuận với Ủy ban Olympic quốc tế (IOC).
Logosz nói rằng sự thay đổi lịch đấu đã khiến cho kế hoạch thăm nom của gia đình và bạn bè anh bị xáo trộn. Phía BTC Olympic London cho rằng đây là những sai sót rất con người vì họ đã không kiểm tra kỹ mọi vấn đề trước khi thông báo lịch đấu. Dù sao mọi chuyện đã xảy ra và nhiệm vụ của các VĐV bây giờ là phải nhanh chóng sẵn sàng cho các trận đấu sắp tới.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bác sĩ Trung Quốc: Nhà nước cấp doping cho VĐV Các vân đông viên Olympic Trung Quôc đã dùng doping do nhà nước câp trong những năm 1980 và 1990, theo cáo buôc của môt quan chức y tê đã vê hưu với báo chí Australia hôm thứ Sáu. Xue Yinxian, cựu phụ trách y tê của đoàn vân đông viên thê dục dụng cụ Trung Quôc trong những năm 1980 nói rằng...