Chi phí máy bay ném bom B-3 bất ngờ ‘đội giá’
Theo hãng tin Sputnik News hôm 1-9, Lực lượng không quân Mỹ ước tính chi phí chế tạo máy bay ném bom tầm xa mẫu mới B-3 năm nay là 58,2 tỉ USD trong 10 năm tới, nhưng lại tăng lên so với dự tính năm trước là 33,1 tỉ USD.
Thông tin này được tiết lộ trong báo cáo của Lực lượng không quân Mỹ gửi Quốc hội. Vì không hài lòng, nghị sĩ bang California – bà Jackie Speier đã yêu cầu Bộ trưởng không quân Deborah Lee James và tướng Mark Welsh, tham mưu trưởng của Không lực Mỹ làm rõ việc “đội giá” này.
Do sơ suất, Không lực Mỹ tính toán sai lầm khiến chi phí chênh lệch tới 25 tỉ USD. “Chúng tôi vô cùng bất ngờ với con số này ngay lúc hay tin” – ông Welsh nói.
Video đang HOT
Ý tưởng thiết kế mẫu mới máy bay ném bom tầm xa B-3 của Không lực Mỹ (Nguồn: Sputnik News)
Sự chênh lệnh giá của máy bay ném bom mẫu mới này là một vụ bê bối ngân sách mới của Không lực Mỹ. Theo tờ Blake Stilwell, chương trình chiến đấu cơ mới nhất của Không lực Mỹ, tiêm kích “chim ăn thịt” F-22 Raptor, đã sản xuất 187 chiếc từ năm 1996-2011 với chi phí mỗi chiếc là 157 triệu USD. Trước năm 2014, tiêm kích này không được sử dụng trong chiến đấu. Đối với máy bay ném bom thế hệ mới B-3, ước tính giá thành mỗi chiếc là 500 triệu USD. Để thể thay thế 77 máy bay ném bom B-52 ( phát triển đầu tiên năm 1955) đang “lão hóa” và 21 chiếc B-52 (1989) thì Không lực Mỹ cần chi ra 55 tỉ USD.
Ngọc Như
Theo_PLO
Mỹ, Pháp, Ukraine phối hợp bay giám sát lãnh thổ Nga
Các chuyên gia quốc tế của Mỹ, Pháp và Ukraine sẽ thực hiện chuyến bay giám sát lãnh thổ Nga, theo Sputnik News hôm 31-8.
Kế hoạch này được thực hiện vào 31-8 tới 4-9, theo khuôn khổ Hiệp ước Bầu trời mở, giám đốc Trung tâm cắt giảm rủi ro hạt nhân quốc gia Nga cho biết hôm 31-8.
"Trong thời gian từ 31-8 tới 4-9, Pháp, Mỹ và Ukraine sẽ cùng nhau thực hiện chuyến bay giám sát bằng máy bay giám sát C-130H của Pháp, theo như khuôn khổ của Hiệp ước Bầu trời mở" - Sergei Ryzhkov nói với báo giới.
Máy bay giám sát C-130H của Lực lượng không quân Pháp (Nguồn: Sputnik News)
Theo ông Sergei Ryzhkov, các chuyên gia Nga sẽ kiểm soát việc tuân thủ của các bên theo hiệp ước trong suốt chuyến bay.
Hiệp ước Bầu trời mở gồm 34 quốc gia được ký kết vào năm 1992 với mục đích nâng cao tính minh bạch của các hoạt động quân sự giữa các nước thành viên NATO, Nga, Belarus, Ukraine, Georgia và Thụy Điển.
Hiệp ước cũng quy định một cơ chế về các chuyến bay giám sát trên không và không vũ trang đối với lãnh thổ của các thành viên tham gia hiệp ước.
Ngọc Như
Theo_PLO
Sân bay Indonesia tê liệt vì núi lửa phun trào Ngày 30/8, Indonesia đã phải đóng cửa một sân bay do ảnh hưởng của núi lửa Lokon phun trào. Ngày 30/8, Indonesia đã phải đóng cửa một sân bay do ảnh hưởng của núi lửa Lokon phun trào. Sputnik News đưa tin, sân bay quốc tế Sam Ratulangi buộc phải đóng cửa ngày 30/8 sau khi núi lửa Lokon phun trào. Khói bụi...