Chi phí “khủng” cho chuyến công du Bỉ của Tổng thống Obama
Tuần vừa qua, Tổng thống Mỹ – Barack Obama cùng với đoàn tùy tùng hùng hậu gồm 900 người, 45 phương tiện vận chuyển và 3 máy bay, đã đến tham dự các hội nghị thượng đỉnh của Liên minh Châu Âu (EU) và NATO ở Brussels, Bỉ.
Đi cùng ông Obama bao giờ cũng là những đoàn tháp tùng hùng hậu.
Do thủ đô Brussels là nơi đặt trụ sở EU và NATO, an ninh thành phố này luôn được thắt chặt cao độ mỗi khi có những nhân vật quan trọng tới thăm. Tuy nhiên, chuyến công du của Tổng thống Obama tới Brussels hôm 25.3 vừa qua khiến Bỉ phải tăng cường an ninh hơn bao giờ hết. Chưa bao giờ Bỉ phải chi tới 10 triệu Euro (10,4 triệu USD) để đảm bảo an ninh cho đoàn đại biểu cấp cao Mỹ chỉ trong 24 giờ Tổng thống Obama lưu lại ở đất nước này.
Đoàn tùy tùng hùng hậu gồm khoảng 900 người, 45 phương tiện đi lại và 3 chiếc máy bay chở hàng phục vụ ông Obama trong chuyến thăm. Trước đó, các đội an ninh tinh nhuệ đã lùng sục mọi ngóc ngách của thủ đô Brussels, kiểm soát từ hệ thống cống rãnh thoát nước đến những bệnh viện lớn. Trực thăng quân sự Mỹ được bật đèn xanh bay do thám trên không phận Bỉ từ trước đó. Brussels đăng cai tổ chức ít nhất 4 hội nghị thượng đỉnh EU mỗi năm, trong đó mỗi lần hội họp ngốn của thành phố này khoảng 500.000 Euro, chỉ để tăng cường cảnh sát, quân đội và giao thông. “Nhưng riêng lần này, chi phí đội lên khoảng 20 lần” – Thị trưởng Brussels, ông Yvan Mayeur nói.
Mức độ an ninh 4 cấp độ của Brussels được nâng từ cấp 2 lên cấp 3 trong chuyến thăm đầu tiên của ông Obama tới Bỉ. Hàng rào an ninh khủng được bố trí xung quanh The Hotel – trước đây là khách sạn Hilton 27 tầng – và khu mua sắm Toison d’Or, nơi Tổng thống Obama nghỉ qua đêm.
Ngoài đoàn tùy tùng an ninh hùng hậu của Mỹ, Bỉ cũng huy động khoảng 350 cảnh sát và quân đội bảo vệ trên các tuyến đường mà ông Obama đến dự hội nghị thượng đỉnh của EU và NATO trong ngày 26.3. Đoàn 9 chiếc trực thăng của Mỹ đưa ông Obama tới nghĩa trang Chiến tranh Thế giới thứ 1. Sau khi hạ cánh tại sân bay Wevelgem, đoàn 30 xe bọc thép đưa ông Obama tới đây. Đi cùng với Tổng thống Mỹ là Nhà vua Bỉ Philippe và Thủ tướng Bỉ Elio Di Rupo, các nhà lãnh đạo tham quan chiến trường và đặt vòng hoa tưởng niệm.
Sau đó, ông Obama quay lại Brussels để dùng cơm trưa với Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Herman Van Rompuy, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jose Manuel Barroso. Lịch trình tiếp theo, Tổng thống Mỹ tới trụ sở NATO để gặp Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen. Bài phát biểu duy nhất được lên kế hoạch từ trước trong chuyến công du Châu Âu 4 ngày là bài phát biểu chiều 26.3 trước đông đảo 2.000 khán giả tại Trung tâm Mỹ thuật Brussels (Bozar). Sau đó, ông Obama rời Brussels đi Rome, nơi ông có cuộc gặp với Giáo hoàng Francis.
Giao thông tại Brussels cũng nổi tiếng là thường xuyên tắc nghẽn nghiêm trọng, giống như Los Angeles hay London. Tuy nhiên, bà Brigitte Grouwels, phụ trách chính sách giao thông của thành phố,
nói rằng hy vọng việc phong tỏa những khu vực quan trọng trong chuyến thăm của ông Obama sẽ khuyến khích người dân đi bộ, xe đạp hoặc sử dụng giao thông công cộng. “Chuyến thăm của ông Obama là cơ hội tuyệt vời để lần đầu tiên trải nghiệm một thành phố không bị cản trở bởi ô tô” – bà nói.
Trước đó, các quan chức cho hay, ít có khả năng ông Obama ngẫu hứng dạo phố như cựu Tổng thống George W Bush từng làm trong chuyến thăm Bỉ năm 2005, trong đó ông đã dừng chân tại cửa hàng bán chocolate danh tiếng Mary để mua một hộp kẹo hạt dẻ. Cũng giống như ông Obama, người tiền nhiệm Bush khi đi nước ngoài cũng hùng hậu không kém.
Tháng 11.2003, chỉ vài tháng trước khi Mỹ đánh Iraq, ông Bush đã đem theo 700 người tháp tùng trong chuyến thăm London. Tờ Guardian mô tả đó xứng đáng là chuyến thăm “của một vị vua thời trung cổ”. Chính phủ Anh đã chi khoảng 5 triệu bảng để bảo vệ ông Bush và đoàn tháp tùng trong 4 ngày ở London.
Theo Vân Anh
Lao động
Video đang HOT
Những bức họa khiến tội phạm "tự chui đầu vào rọ"
Một nữ họa sĩ ở Mỹ đã có hơn 1.000 bức họa tội phạm giống hệt phạm nhân, giúp cảnh sát phá án nhanh chóng và hiệu quả.
Bất chấp sự phát triển của công nghệ quay phim, chụp hình và ghi âm, cảnh sát ở nhiều nước trên thế giới vẫn sử dụng phác họa chân dung để hỗ trợ phá án.
Gần đây, dư luận ở Việt Nam đang xôn xao khi bức họa chân dung kẻ tình nghi bắt cóc cháu bé một ngày tuổi ở Bệnh viện Quận 7 (TPHCM) lại giống hệt chân dung ngoài đời của thủ phạm.
Ngạc nhiên hơn nữa khi người vẽ bức họa chân dung này không phải là họa sĩ của lực lượng cảnh sát mà là họa sỹ Phan Vũ Linh - giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM. Nhờ bức phác họa chân dung hung thủ giống đến hơn 80% này mà người dân đã cung cấp các thông tin chính xác về đối tượng giúp công an phá án.
Bức họa do họa sĩ Linh vẽ rất giống với chân dung nghi can ngoài đời
Ở Mỹ có rất nhiều họa sĩ phác họa chân dung làm việc trong hàng ngũ cảnh sát. Nhờ những bức họa chân dung tài tình của họ đã hỗ trợ cảnh sát phá án thành công rất nhiều vụ án nghiêm trọng.
Lois Gibson, một nữ họa sĩ ở thành phố Houston, thuộc bang Texas (Mỹ), là người nắm giữ Kỷ lục Thế giới và là họa sĩ phác họa thành công nhất thế giới bởi bà giúp cảnh sát phá thành công hơn 1.000 vụ án trong suốt 30 trong nghề của mình.
Bức phác họa này của Lois Gibson giống tội phạm Charles Raiford đến mức khiến hắn ta phải ra đầu thú sau khi bức họa được công bố vào năm 1990
Rất nhiều bức phác họa bằng phấn của bà đã mô tả rất thành công những đặc điểm nhận dạng hết sức chính xác của tội phạm và nhờ đó đã giúp cảnh sát bắt được hung thủ.
Bức họa về Dana Wilson, một người bị buộc tội bắt cóc một đứa trẻ sơ sinh vào năm 1995
Lois Gibson vẽ bức họa một kẻ phạm tội hiếp dâm có tên Donald Eugene Duttonsau khi hung thủ trốn thoát khỏi nhà tù vào năm 1991
Rất nhiều bức họa về tội phạm giống hung thủ đến mức trông chúng như được vẽ với một người mẫu thật ngoài đời mặc dù bà Gibson chưa hề gặp họ bao giờ mà chỉ nghe những nạn nhân trong các vụ án mô tả lại.
Quả thật bà là một họa sĩ phác thảo thật tài năng! Tuy nhiên bà phát biểu trên trang tin Huffington Post rằng việc lắng nghe lời kể của các nạn nhân một cách kỹ lưỡng và diễn giải những mô tả của họ thậm chí còn khó hơn rất nhiều so với việc phác họa một hình ảnh được nhìn bằng mắt thật ngoài đời.
"Tất cả các nhân chứng đều nói rằng họ không thể nhớ chính xác các chi tiết về hung thủ để có thể làm nên một bức phác họa chân dung. Tôi thường ngồi lắng nghe một người tường thuật lại những điều tồi tệ nhất trong cuộc đời của họ," bà nói.
Bức họa này giúp tống giam phạm nhân Brenda Lee Blake vì tội cướp của vào năm 1993
Cơ hội chạm trán với hung thủ Naim Rodriguez giúp một nhân chứng có đủ thông tin cung cấp cho bà Gibson phác họa chân dung giống hệt kẻ phạm tội
Công việc lạ thường này cùa bà Gibson bắt nguồn từ một lần bà là nạn nhân trong một vụ án khi bà mới 21 tuổi. Khi đó bà đã bị tấn công một cách đầy ác ý đến mức tính mạng bị ngàn cân treo sợi tóc.
Sau một thời gian làm nghề họa sĩ vẽ dạo đường phố và làm người mẫu bán thời gian cho hãng thời trang Playboy, bà chuyển đến Houston và tham gia tình nguyện trong hàng ngũ cảnh sát. Bà nói, "Tôi hiểu là muốn có công lý thì phải làm thế nào."
Mặc dù hai phác họa đầu tiên của bà không giúp cảnh sát bắt được tội phạm, nhưng bức họa thứ ba đã thành công và bà gắn bó với nghề này từ đó.
Bức họa phạm nhân Robert Hidalgo, 17 tuổi, tông xe vào một phụ nữ được bà Gibson vẽ dựa trên mô tả của nạn nhân
Francisco Cardenas bị kết án tù chung thân sau khi bị phát hiện sát hại một nhân viên cảnh sát
Vào năm 2002, Jeffrey Lynn Williams đã bị hành hình vì tội giết một phụ nữ và cưỡng hiếp đứa con gái 9 tuổi của nạn nhân. Bà Gibson vẽ bức phác họa này dựa vào mô tả của cô bé.
Giờ đây, bà là một trong những người thành công nhất trong nghề này, theo cảnh sát trưởng thành phố Houston, Charles McClelland. Ông này đã ca ngợi bà là "một tài năng xuất chúng" trên tờ Huffington Post.
"Tôi đã chứng kiến nhiều vụ việc mà nạn nhân trong nhiều vụ phạm tội chỉ có thể nhớ rất ít chi tiết giúp nhận dạng. Tuy tiên, sau khi họ trò chuyện với bà Lois trong suốt 3 hoặc 4 và thậm chí là 5 tiếng đồng hồ bà đã vẽ nên bức họa rất chính xác."
Bức họa của bà Gibson về hung thủ Michael Hamberger vào năm 1998 đã khiến anh ta phải ngôi tù cho đến bây giờ
Hiện nay bà Gibson là một trong số khoảng 20 họa sĩ phác họa chuyên nghiệp làm việc toàn thời gian ở Mỹ. Mỗi tuần bà vẽ khoảng hai bức phác họa cho cảnh sát thành phố Houston.
Bà được biết đến như một chuyên gia hàng đầu ở Mỹ cũng như trên thế giới. Ở Mỹ bà cũng làm bán thời gian cho Trường Đại Học Northwestern với tư cách là một giáo sư. Các nhà chức trách ở Romania cũng đã mời bà đào tạo các họa sĩ phác họa tội phạm ở quốc gia châu Âu này.
Bà Gibson, 63 tuổi, đã làm việc cho cảnh sát Houston trong suốt hơn 30 năm qua và là bậc thầy trong lĩnh vực phác họa tội phạm
Thảo Nguyên
Theo D.M
62% người dân Tây Ban Nha muốn nhà vua thoái vị Thăm dò đăng tải ngày 5.1 trên báo El Mundo cho thấy phần lớn người dân Tây Ban Nha nhận định đã đến lúc nhà vua Tây Ban Nha nên thoái vị. Uy tín của Vua Tây Ban Nha Juan Carlos giảm đáng kể sau nhiều vụ bê bối từ 3 năm qua - Ảnh: Reuters Cụ thể, 62% người được hỏi mong...