Chi phí cơ bản cho ô tô mà bạn cần biết
Sử dụng ô tô hay bất cứ dịch vụ nào cũng thường đi kèm với những chi phí khác nhau. Với ô tô, có 2 loại chi phí: Chi phí cố định và chi phí sử dụng.
Đây là loại chi phí bắt buộc chúng ta phải chi trả, dù xe ô tô có lăn bánh hay không, sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký và đăng kiểm lần đầu.
Với ô tô chở người các loại đến 9 chỗ ngồi không kinh doanh vận tải, chu kỳ đầu kéo dài đến 30 tháng, chu kỳ định kỳ 18, 12 và 6 tháng áp dụng lần lượt cho xe ô tô đã sản xuất đến 7 năm, từ 7 – 12 năm và trên 12 năm.
- Phí bảo trì đường bộ
Khác với lệ phí đăng kiểm phải đóng mỗi lần đăng kiểm định kỳ, lệ phí bảo trì đường bộ được thu theo hàng năm hoặc theo thời hạn của chu kỳ đăng kiểm 30/18/12/6 tháng tùy nhu cầu và điều kiện của chủ xe ô tô
- Phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô
Đây là một loại bảo hiểm bắt buộc đối với chủ xe ô tô, được Luật giao thông đường bộ quy định. Mức lệ phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự được quy định tùy theo loại xe và chủ xe phải đóng hàng năm.
Đây là loại chi phí không bắt buộc và tùy nhu cầu mà chủ xe ô tô có thể mua hoặc không mua loại bảo hiểm này, vì mức phí bảo hiểm vật chất tương đối cao so với ba loại phí nuôi xe cố định trên.
Mức phí bảo hiểm vật chất sẽ được tính bằng giá trí còn lại của xe ô tô nhân với một tỉ lệ phần trăm phí bảo hiểm. Mức phí này cũng sẽ tùy thuộc vào mỗi công ty bảo hiểm và lịch sử bồi thường trước đó.
Video đang HOT
Nếu gia đình ở khu đô thị hiện đại, đường xá và cơ sở vật chất tốt, có chỗ để xe riêng, chúng ta có thể tiết kiệm được chi phí này. Tuy nhiên, nếu không có những điều kiện trên, chúng ta sẽ phải tốn trung bình từ 1,2 – 2 triệu đồng/tháng tùy theo cơ sở vật chất của bãi giữ xe.
Chi phí sử dụng
Đây là loại phí sẽ tăng giảm tỉ lệ thuận với sử dụng xe ô tô nhiều hay ít. Nếu chúng ta chỉ đi xe những ngày cuối tuần, đi chơi xa hay các dịp đặc biệt, chi phí nuôi ô tô sẽ không quá tốn kém.
- Phí chăm sóc bảo dưỡng
Việc bảo dưỡng định kỳ cũng sẽ tiêu tốn của chủ xe ô tô từ vài trăm đến vài triệu đồng tùy theo cấp độ bảo dưỡng. Đây là điều kiện lý tưởng khi xe không phát sinh các hư hại nào khác ngoài điều kiện hoặc hết thời hạn bảo hành.
Những loại thuế, phí được áp dụng với ôtô điện tại Việt Nam
Ngoài lệ phí trước bạ sắp được áp dụng mức thu 0%, ôtô điện khi lưu hành tại Việt Nam vẫn có nhiều loại thuế, phí khác.
Bước sang năm 2022, thị trường ôtô điện Việt Nam đón nhận tín hiệu tích cực khi những chính sách ưu tiên, hỗ trợ đầu tiên dành cho loại phương tiện thân thiện với môi trường được ban hành.
Nổi bật trong số đó là Nghị định 10/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định miễn thu lệ phí trước bạ ở lần đăng ký mới cho ôtô điện chạy pin, thời gian áp dụng trong 3 năm kể từ ngày 1/3 tới đây.
Ngoại trừ mức ưu đãi này, thực tế ôtô điện khi bán ra và lăn bánh tại Việt Nam vẫn còn phải chịu nhiều khoản thuế, phí khác tương tự các dòng xe xăng, dầu. Những loại thuế và phí dưới đây sẽ được cộng dồn vào giá thành cũng như chi phí lăn bánh để người dùng xe điện chi trả.
Thuế nhập khẩu
Đối với ôtô nói chung và xe điện nói riêng, tùy theo xuất xứ và các điều kiện khác mà mức thuế nhập khẩu có thể dao động từ 0% đến hơn 70%.
Cụ thể, với xe sản xuất trong khu vực Đông Nam Á có tỷ lệ nội địa hóa từ 40% có thể được miễn thuế nhập khẩu tại Việt Nam, đi cùng một số điều kiện theo quy định trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).
Trong khi đó, ôtô nhập khẩu từ các thị trường khác có biểu thuế 70-80%. Mức áp dụng thực tế hiện là 56-74% giá thành của xe sản xuất tại Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, Mỹ... Riêng với khu vực châu Âu có lộ trình điều chỉnh mức thuế nhập khẩu ôtô về 0% từ năm 2030 theo Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA).
Như vậy, các dòng xe điện nhập khẩu chính hãng và tư nhân hiện chịu thuế nhập khẩu có thể kể đến Porsche Taycan, Tesla Model 3, Tesla Model X... Ngoài ra, những cái tên khác khi bán ra tại Việt Nam trong thời gian cũng thuộc diện áp dụng của thuế nhập khẩu còn có Mercedes-Benz EQS, Kia EV6, Audi e-tron GT...
Trong khi đó, các mẫu xe điện của VinFast như VF e34, VF 8 và VF 9 được sản xuất trong nước nên sẽ không phải chịu loại thuế này.
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) được xem như giải pháp để hạn chế một vài loại hàng hóa cao cấp và xa xỉ, bao gồm ôtô.
Thuế TTĐB hiện áp dụng cho cả ôtô sản xuất trong nước (CKD) và xe nhập khẩu nguyên chiếc (CBU). Với xe sử dụng động cơ đốt trong, biểu thuế được tính theo dung tích động cơ, dao động 35-150% giá trị xe và được cộng dồn vào giá bán.
Với ôtô điện, mức thuế TTĐB vừa được Quốc hội thông qua dự thảo sửa đổi trong phiên họp đầu năm nay.
Theo đó, ôtô điện loại chở người từ 9 chỗ trở xuống, từ ngày 1/3 đến hết ngày 28/2/2027 chịu mức thuế TTĐB là 3%, sau đó từ ngày 1/3/2027 mức thuế suất áp dụng mới là 11%. Trước đây, loại xe này được tính thuế TTĐB 15% giá thành.
Thay đổi này giúp giá bán của ôtô điện tại Việt Nam trong thời gian tới thấp hơn, từng bước thu hút người dùng trong nước sử dụng xe xanh.
Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng, hay còn gọi là VAT, được áp dụng chung cho các loại hàng hóa bán tại Việt Nam và bao gồm ôtô các loại. Mức thuế VAT cho xe điện là 10%, tương tự ôtô dùng động cơ đốt trong.
Hầu hết nhà sản xuất niêm yết giá ôtô điện đã bao gồm thuế giá trị gia tăng của xe, tuy nhiên giá thực tế có thể tăng thêm tùy theo các tùy chọn bổ sung hoặc dịch vụ đi kèm.
Chẳng hạn, VinFast có cung cấp gói trang bị nâng cao cho các mẫu ôtô điện bán tại Việt Nam, hoặc Porsche cho phép chủ nhân cá nhân hóa Taycan theo sở thích riêng với chi phí tăng thêm tính vào giá cơ bản của xe.
Lệ phí trước bạ
Từ nay đến hết tháng 2, ôtô điện khi đăng ký lưu hành tại Việt Nam vẫn sẽ phải đóng lệ phí trước bạ, tính theo mức 10-12% giá xe tùy theo địa phương. Đây cũng là loại phí mà người dùng ôtô xăng, dầu phải đóng khi ra biển số, tính theo loại ôtô con chở người không sử dụng kinh doanh.
Trong thời gian 3 năm, tính từ ngày 1/3 tới đây, khi Nghị định 10/2022/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp giá lăn bánh của ôtô điện giảm đáng kể, dao động từ vài chục triệu đến hơn 1 tỷ đồng tùy theo dòng xe, thương hiệu và nơi đăng ký.
Cũng theo Nghị định mới vừa được Chính phủ ban hành, từ ngày 1/3/2025 đến 28/2/2027, mức thu lệ phí này với xe điện sẽ được điều chỉnh thành 50% mức thu đối với ôtô chạy xăng, dầu có cùng số chỗ ngồi, tức 5-6% giá trị xe.
Các loại phí khác
Bên cạnh lệ phí trước bạ, khi đăng ký ôtô nói chung thì người dùng còn phải nộp thêm một vài loại phí khác.
Đáng kể nhất là phí đăng ký biển số cá nhân (biển trắng) với mức thu 20 triệu đồng tại Hà Nội và TP.HCM, trong khi tại các tỉnh thành khác mức đóng loại phí này là 1 triệu đồng.
Ba loại phí đăng ký còn lại gồm có phí đăng kiểm, phí bảo trì đường bộ, bảo hiểm dân sự bắt buộc và bảo hiểm vật chất (1,5% giá trị xe).
Bảng giá xe Toyota tháng 10/2022, giá từ 489 triệu đồng Bảng giá xe Toyota tháng 10/2022 gồm các mẫu Vios, Altis, Camry, Yaris, Veloz Cross, Avanza, Raize, Corolla Cross, Innova, Wigo, Fortuner, Land Cruiser, Hilux, Hiace... với giá bán từ 352 triệu đồng. Dẫn đầu về doanh số bán hàng của Toyota Việt Nam trong tháng 8 vừa qua là mẫu Corolla Cross khi có 1.566 xe được bàn giao đến tay khách...