Chi phí bảo dưỡng ô tô Nhật thấp hơn xe Hàn, xe Mỹ
Trong khoảng 3 tháng đầu tiên sử dụng, chi phí bảo dưỡng đối với các mẫu ô tô mang thương hiệu Nhật Bản như Honda, Toyota… thấp hơn xe Hàn, xe Mỹ.
Ô tô mang thương hiệu Nhật Bản có chi phí bảo dưỡng, sửa chữa trong 3 tháng đầu tiên thấp hơn xe Hàn, xe Mỹ
Chi phí bảo dưỡng cũng là một trong những yếu tố được nhiều khách hàng quan tâm khi chọn mua ô tô. Liên quan đến vấn đề này, mới đây We Predict vừa công bố bảng xếp hạng chi phí bảo dưỡng của các thương hiệu ô tô đang có mặt trên thị trường. Đặc biệt, We Predict cũng lần đầu tiên công bố sụ chênh lệch chi phí bảo dưỡng ô tô giữa ô tô điện và ô tô dùng động cơ đốt trong trong 3 tháng đầu tiên sử dụng.
Kết quả nghiên cứu của We Predict dực trên cơ sở thu thập hàng triệu tài liệu sửa chữa và bảo dưỡng xe để xác định chi phí của xe trong 3 tháng (90 ngày) đầu tiên sở hữu. Cụ thể, We Predict đã khảo sát phân tích 801.000 xe trong 3 tháng đầu tiên sử dụng tương ứng 1,6 triệu lượt thực hiện việc bảo dưỡng, dịch vụ tại các trạm sửa chữa cũng như đại lý ô tô chính hãng. Các yếu tố We Predict quan tâm bao gồm chi phí bảo trì, sửa chữa ngoài kế hoạch, bảo hành, chiến dịch dịch vụ, chẩn đoán và cập nhật phần mềm… thực hiện trêm mỗi mẫu xe của các thương hiệu khác nhau.
Xếp hạng chi phí bảo dưỡng, dịch vụ các thương hiệu ô tô phổ thông trong 3 tháng đầu tiên theo We Predict
Đi xe Nhật tiết kiệm chi phí bảo dưỡng hơn xe Mỹ, xe Hàn
Video đang HOT
Theo đó, xét về mặt thương hiệu, kết qủa khảo sát phân tích của We Predict cho thấy ô tô mang thương hiệu Nhật Bản như Honda, Toyota… có chi phí bảo dưỡng, sửa chữa trong 3 tháng đầu tiên thấp hơn so xe Hàn, xe Mỹ.
Ở phân khúc xe phổ thông, chi phí bảo dưỡng trung bình ô tô của mỗi thương hiệu vào khoảng 42 USD. Trong đó, ô tô Honda có chi phí bảo dưỡng thấp nhất. Trung bình những chiếc xe của hãng chỉ mất khoảng 21 USD cho việc làm dịch vụ, bảo dưỡng trong 90 ngày đầu tiên sử dụng. Cao nhất xe của GMC, chi phí sửa chữa trung bình các mẫu xe của thương hiệu này lên tới 132 USD.
Ô tô của các thương hiệu Nhật Bản như Toyota, Subaru, Nissan, Mazda… đều có chi phí bảo dưỡng cao hơn mức trung bình. Cụ thể, các vị trí xếp hạng từ thứ 4 – 7 lần lượt thuộc về Toyota với chi phí bảo dưỡng trung bình khoảng 24 USD, Subaru (27 USD), Mazda (28 USD)… Trong khi chi phí bảo dưỡng ô tô Hyundai ở mức 22 USD, KIA 34 USD.
Xếp hạng chi phí bảo dưỡng, dịch vụ các thương hiệu ô tô hạng sang trong 3 tháng đầu tiên theo We Predict
Phân khúc ô tô hạng sang cũng cho thấy sự lấn át của các thương hiệu xe Nhật ở các vị trí dẫn đầu. Chi phí bảo dưỡng trung bình của các thương hiệu xe sang trong 3 tháng đầu tiên sử dụng lên đến 84 USD, cao gấp đôi mức trung bình của các thương hiệu ô tô phổ thông.
Trong số này, hai thương hiệu ô tô hạng sang Nhật Bản là Acura, Lexus… có chi phí bảo dưỡng trong 3 tháng đầu tiên thấp nhất, ở mức 30 USD. Các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Infiniti (47 USD), Volvo (69 USD). Ngoại trừ Audi, các thương hiệu xe sang còn lại của Đức đều có chi phí bảo dưỡng trong 90 ngày đầu tiên cao hơn mức trung bình. Cụ thể, chi phí bảo dưỡng trung bình của xe BMW ở mức 106 USD, Mercedes-Benz 121 USD, trong khi ô tô Porsche có chi phí bảo dưỡng cao nhất, lên đến 167 USD trong 3 tháng đầu tiên.
Chi phí bảo dưỡng xe điện trong 3 tháng đầu tiên cao hơn xe chạy xăng, dầu
Đáng chú ý, kết quả khảo sát phân tích của We Predict cũng cho thấy, trong 3 tháng đầu tiên sử dụng, ô tô điện có chi phí bảo trì, bảo dưỡng cao hơn gấp đối ô tô chạy xăng, dầu.
Cụ thể, nghiên cứu cho thấy chi phí trung bình dịch vụ, bảo dưỡng cho xe điện trong 3 tháng đầu tiên lên tới 123 USD, trong khi con số này đối với ô tô chạy bằng động cơ đốt trong chỉ khoảng 53 USD.
Trong 3 tháng đầu tiên sử dụng, ô tô điện có chi phí bảo trì, bảo dưỡng cao hơn gấp đôi ô tô chạy xăng, dầu ẢNH: CARSCOOP
Điều này không có gì ngạc nhiên khi ô tô điện sử dụng nhiều công nghệ mới, hiện đại hơn và giá thành cao hơn ô tô dùng động cơ xăng, dầu. Theo We Predict các bộ phận dành cho xe điện (trung bình 65 USD) có giá cao hơn các bộ phận dành cho ô tô dùng động cơ đốt trong (trung bình 28 USD). Chi phí cho công sửa chữa xe điện cũng lên tới 58 USD, cao hơn gấp đôi so với ô tô chạy bằng động cơ đốt trong (25 USD).
SUV 7 chỗ tiền tỷ tháng 4/2021: Xe Hàn chiếm ưu thế trước xe Nhật
Hyundai SantaFe và Kia Sorento đều có doanh số ấn tượng tháng vừa qua, trong khi Toyota Fortuner, Mazda CX-8 hay Pajero Sport dù có tăng trưởng bán hàng nhưng vẫn còn khoảng cách so với đối thủ.
Các dòng SUV và CUV 7 chỗ tại Việt Nam tháng 4 ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực. Với 857 chiếc giao khách, SantaFe tiếp tục là mẫu xe bán chạy nhất phân khúc dù giảm nhẹ so với tháng 3. Thứ hạng này đã được Hyundai duy trì 3 tháng liên tiếp nhưng đang chịu sự cạnh tranh gay gắt.
Sắp có phiên bản mới, SantaFe vẫn là xe bán chạy nhất phân khúc tháng 4.
Chênh lệch không nhiều so với vị trí đầu tiên, Ford Everest giữ vững phong độ với 817 xe bán được tháng 4. Trong khi đó, Kia Sorento tăng trưởng mạnh mẽ từ gần 500 xe của tháng 3 lên 726 chiếc bán ra tháng sau đó. Đây được xem là hai đối thủ đáng gờm, đe dọa vị thế của SantaFe trong thời gian tới.
Những tháng gần đây, đại lý Hyundai tung hàng loạt chương trình ưu đãi cho SantaFe với mức giảm lên đến 150 triệu đồng. Động thái này cùng với việc nhận đặt cọc SantaFe 2021 cho thấy TC Motor có thể sắp ra phiên bản nâng cấp.
Phiên bản mới ra mắt từ tháng 9/2020 chưa đủ để Fortuner trở lại ngôi vương phân khúc. Doanh số 679 xe bán tháng qua đưa mẫu SUV của Toyota dừng ở vị trí thứ 4. Kết quả này tăng nhẹ so với tháng 3 nhưng vẫn còn cách khá xa so với các vị trí trên. Trong khi đó, VinFast Lux SA2.0 bám đuổi với 531 xe bán được.
Ngoài Hyundai SantaFe giảm nhẹ doanh số hay Ford Everest giữ nguyên, các mẫu xe còn lại trong bảng xếp hạng đều ghi nhận tăng trưởng. Mazda CX-8 kết thúc tháng 4 với 512 xe giao khách hàng, tăng hơn 100 chiếc. Hay Pajero Sport tăng gần gấp đôi, lên 112 xe.
Xét về nguồn gốc thương hiệu, bộ đôi SantaFe và Sorento cho thấy khách hàng Việt có xu hướng chuộng xe Hàn Quốc. Trong khi đó, thương hiệu Nhật với ba đại diện là Fortuner, CX-8 và Pajero Sport chia nhau các vị trí ở nửa dưới bảng xếp hạng.
Chiều khách Việt, sedan hạng B tại Việt Nam đua công nghệ nâng tầm phân khúc Không chỉ đáp ứng nhu cầu mua xe kinh doanh dịch vụ taxi, grab... Sedan hạng B tại VN đang chạy đua công nghệ, nâng tầm phân khúc bằng các phiên bản Mitsubishi Attrage Premium, Toyota Vios GR-S... hướng đến khách hàng dùng xe cá nhân, gia đình. Sedan hạng B tại Việt Nam đang chạy đua công nghệ, nâng tầm phân khúc...