Chi phí ăn hàng tại Nhật Bản ngày càng đắt đỏ hơn
Người dân Nhật Bản đang phải trả nhiều tiền hơn cho một suất ăn tại nhà hàng, khi các chủ doanh nghiệp chuyển gánh nặng chi phí cho người tiêu dùng. Giá nguyên liệu thô nhập khẩu từ dầu ăn đến bột mì đã tăng cao hơn do xung đột tại Ukraine và sự mất giá của đồng yen.
Chi phí ăn hàng tại Nhật Bản ngày càng đắt đỏ hơn. Ảnh: Live Japan
Đầu tháng Chín, đồng yen đã chạm mức thấp nhất trong 24 năm so với đồng USD và gia tăng sức ép lên người tiêu dùng tại nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vốn đang vật lộn với đà tăng giá hàng tạp hóa và nhiên liệu.
Chi phí nhân công tăng cao cũng là thách thức cho lĩnh vực nhà hàng khi việc tuyển dụng nhân viên trở nên khó khăn hơn do nhiều nhà hàng cắt giảm giờ mở cửa hoặc đóng cửa tạm thời dưới tác động của đại dịch COVID-19.
Theo một cuộc khảo sát đối với 122 chuỗi nhà hàng Nhật Bản do công ty nghiên cứu tín dụng tư nhân Tokyo Shoko Research tiến hành, tính đến đầu tháng Chín, 71 công ty đã tăng giá hoặc công bố kế hoạch tăng giá trong năm nay.
Chuỗi nhà hàng Nhật Bản Yayoiken, điều hành hơn 360 quán ăn trên toàn quốc, đã tính phí cao hơn đối với các món ăn từ tháng Chín do giá thịt bò và thịt lợn nhập khẩu tăng.
Video đang HOT
Chuỗi nhà hàng Denny’s cũng tăng giá một số món trong thực đơn kể từ ngày 6/9 và cho biết thật khó để đạt được sự cân bằng giữa giá cả và chất lượng trong bối cảnh chi phí nguyên liệu tăng cao.
Shun Tanaka, một nhà phân tích cấp cao của công ty chứng khoán SBI Securities Co., cho rằng nhiều người đã quen với việc mua thực phẩm làm sẵn tại siêu thị hoặc nấu ở nhà thay vì ăn ngoài trong đại dịch COVID-19.
Theo ông Tanaka, nếu các nhà hàng không đưa ra những món ăn có giá trị cao hơn họ có thể mất khách hàng. Ông lưu ý nhu cầu vẫn chưa phục hồi và nhiều nhà hàng sẽ phải đóng cửa trong tương lai./.
Phố Wall chứng kiến chuỗi tuần giảm điểm kéo dài nhất trong nhiều thập kỷ
Liên tiếp giảm trong hầu hết các phiên giao dịch vừa qua, Phố Wall chứng kiến chuỗi tuần giảm điểm kéo dài nhất trong vài thập kỷ.
Chỉ số chứng khoán đỏ sàn New York, Mỹ ngày 9/5/2022. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Ngay từ đầu tuần này (phiên 16/5), thị trường chứng khoán Mỹ đã "đỏ sàn" sau khi số liệu kinh tế kém khả quan của Trung Quốc làm tăng thêm lo ngại kinh tế suy thoái giữa bối cảnh lạm phát và lãi suất tăng.
Trong khi đó, các chuyên gia trích dẫn những bình luận ảm đạm từ cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke, người đã cảnh báo về tình trạng kinh tế kiểu "lạm phát đình trệ" có thể xảy ra, và nhận định Fed chưa hành động kịp thời để ứng phó với lạm phát tăng cao.
Điểm sáng duy nhất của thị trường cổ phiếu Mỹ trong tuần này là phiên 17/5, khi đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu công nghệ giúp Phố Wall khởi sắc. Thêm vào đó, báo cáo cho thấy doanh số bán lẻ của Mỹ đã tăng 0,9% trong tháng 4/2022, chủ yếu do doanh số bán ô tô phục hồi và các ngành hàng như điện tử, nội thất gia đình và nhà hàng có mức tăng mạnh, cũng góp phần nâng đỡ thị trường.
Phiên tăng này đánh dấu những nỗ lực của thị trường nhằm phục hồi sau nhiều tuần giảm mạnh. Song động lực thúc đẩy thị trường không đủ mạnh để Phố Wall duy trì đà tăng trong các phiên giao dịch còn lại của tuần này.
Sắc đỏ lại bao trùm thị trường trong hai phiên giao dịch liền sau đó. Đáng chú ý, ngày 18/5, Phố Wall chứng kiến phiên giảm điểm tồi tệ nhất kể từ năm 2020, khi báo cáo doanh thu ảm đạm từ các nhà bán lẻ đào sâu mối lo ngại về khả năng phục hồi chi tiêu tiêu dùng và lợi nhuận doanh nghiệp.
Nhà chiến lược chứng khoán tại công ty quản lý tài sản U.S. Bank Wealth Management ở Minneapolis, Minnesota (Mỹ) Terry Sandven, cho rằng lạm phát vẫn ở mức cao và lãi suất tiếp tục tăng. Cho đến khi lạm phát bắt đầu "hạ nhiệt", biến động thị trường còn tiếp tục gia tăng trong hầu hết những tháng mùa Hè.
Trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 20/5, lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế khi Fed tiếp tục nâng lãi suất và lạm phát leo thang đang thử thách khả năng phục hồi của hoạt động chi tiêu tiêu dùng đã "đè nặng" thị trường trong suốt tuần qua, khiến chứng khoán Mỹ rơi vào vùng thị trường "con gấu" váo ngày 20/5, với chỉ số S&P 500 có thời điểm giảm 20% so với mức "đỉnh" xác lập ngày 3/1/2022. Tuy nhiên, kết thúc phiên, S&P 500 giảm 18% so với mức đó và đi ngang trong ngày.
Đáng chú ý, mức giảm mạnh (6,4%) của cổ phiếu Tesla đã kéo S&P 500 đi xuống, do những cáo buộc liên quan tới Giám đốc điều hành Elon Musk.
Kết thúc phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng nhẹ 0,03%, lên 31.261,90 điểm. Chỉ số S&P 500 gần như không biến động khi chỉ "nhích" 0,01%, đóng cửa ở mức 3.901,36 điểm. Còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite hạ 0,3%, xuống 11.354,62 điểm.
Tính chung cả tuần qua, Dow Jones mất 2,9%, S&P 500 lùi 3%, còn Nasdaq mất 3,8%. S&P 500 và Nasdaq ghi nhận tuần giảm điểm thứ bảy liên tiếp, chuỗi giảm dài nhất kể từ khi bong bóng dotcom kết thúc năm 2001. Trong khi đó, chỉ số Dow Jones chứng kiến mức giảm hàng tuần thứ tám liên tiếp, mức giảm dài nhất kể từ năm 1932, trong thời kỳ Đại suy thoái.
Lúc đầu, đà sụt giảm do xu hướng bán tháo chủ yếu tập trung vào các cổ phiếu công nghệ và tăng trưởng được đánh giá cao. Tuy nhiên, đà sụt giảm cuối cùng đã lan rộng sang các lĩnh vực khác trên thị trường. Đến cuối phiên ngày thứ Sáu, năng lượng là ngành duy nhất thuộc S&P 500 ghi nhận sắc xanh từ đầu năm đến nay.
Fed đã báo hiệu rằng ngân hàng này sẽ tiếp tục nâng lãi suất nhằm cố gắng kiềm chế sự gia tăng lạm phát gần đây. Lập trường "cứng rắn" về chính sách tiền tệ của Fed đã làm dấy lên lo ngại rằng nền kinh tế số 1 thế giới sẽ rơi vào suy thoái. Ngân hàng Deutsche Bank cho biết, S&P 500 có thể rơi xuống mốc 3.000 điểm nếu có một cuộc suy thoái kinh tế xảy ra.
Campuchia đứng hàng đầu khu vực và thế giới về tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 Theo ourworldindata.org, Campuchia có tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 trên tổng số dân trên 16 triệu người cao hơn nhiều quốc gia khác ở châu Á. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 1/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN Dẫn số liệu của trang thống kê trên, phóng viên TTXVN tại Phnom Penh cho biết tính...