“Chí Phèo” sẽ xuất hiện trong chương trình Ngữ văn mới ra sao?
Trao đổi với VietNamNet, PGS Đỗ Ngọc Thống, Tổng chủ biên chương trình môn Ngữ văn mới cho biết: “Tác phẩm lớn bao giờ cũng vừa có những giá trị ổn định, bất biến, ai đọc cũng phải hiểu như thế; vừa hàm chứa trong nó những “khoảng trống” về nghĩa, luôn mời gọi các đối tượng người đọc khác nhau lấp đầy”.
Trước ý kiến nên đưa tác phẩm Chí Phèo ra khỏi sách giáo khoa Ngữ văn, ông có suy nghĩ gì?
PGS Đỗ Ngọc Thống: Tối hôm qua, GS. Nguyễn Minh Thuyết (Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông tổng thể – PV) có phàn nàn với tôi rằng:”Không hiểu sao bây giờ lắm kẻ muốn đốt đền quá”. Tôi nói: “Đốt đền cũng có năm bảy loại, có loại cố tình đốt đền để nổi tiếng, có loại chỉ là do vụng về, ngớ ngẩn mà làm cháy đền”. Bài viết của Nguyễn Sóng Hiền nêu ý kiến Nên đưa tác phẩm Chí Phèo ra khỏi sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 đã làm dậy lên dư luận xã hội vài hôm nay. Nghiễm nhiên cái tên Nguyễn Sóng Hiền trở nên”nổi tiếng”. Nhưng tôi cho đó là kẻ đốt đền loại thứ 2 thôi. Với tôi bài viết ấy không đáng bàn, vì hiểu về tác phẩm Chí Phèo như thế chứng tỏ trình độ tiếp nhận tác phẩm văn học của người viết rất thấp.
PGS Đỗ Ngọc Thống. Ảnh: Lê Anh Dũng
Bên cạnh nhiều ý kiến phản bác, cũng có nhiều người chia sẻ quan điểm của tác giả, trong đó nhiều người nhớ lại “thời đi học đã từng học tác phẩm này” nhưng không đọng lại gì, không thấy hay như giá trị vốn có của nó. Nam Cao viết Chí Phèo với tư tưởng về sự phản kháng và cái đẹp cứu rỗi con người, nhưng hình tượng Chí Phèo, trái lại, tồn tại trong hình dung của số đông lại chỉ có ở mặt bên kia: Một thằng khùng nát rượu, ăn vạ. Có phải việc dạy tác phẩm này trong nhà trường chưa đúng cách đã tạo ra cách nhìn nhận phổ biến như vậy?
PGS Đỗ Ngọc Thống: Đúng là việc tiếp nhận một tác phẩm, nhất là tác phẩm lớn thì bao giờ cũng phức tạp, có nhiều ý kiến khác nhau theo trình độ, đối tượng người đọc, theo các bối cảnh và thời đại khác nhau; thậm chí kết quả tiếp nhận có thể ngược nhau.
Tuy nhiên như tôi nói ở trên, cách nào cũng được, nhưng khi nêu lên, nói ra phải có lý, có sức thuyết phục.
Trong nhà trường càng phải như thế, còn trong xã hội thì khó mà cấm các ý kiến khác nhau ấy được.
Trở lại truyện Chí Phèo, việc học xong rồi không đọng lại được gì thì chỉ có thể hoặc là do người dạy kém, hoặc là do người học đến lớp chỉ để…ngủ gật, thế thôi.
Tư tưởng của Nam Cao như bạn nói không sai. Nhưng hiểu “cái đẹp cứu rỗi” không chỉ bó hẹp trong ý nghĩa đối lập với cái xấu mà cần hiểu cái đẹp như một phạm trù thẩm mỹ theo nghĩa rộng. Ở đó, cái đẹp được biểu hiện trên nhiều bình diện và thể hiện một cách sâu sắc các giá trị nhân bản, khẳng định giá trị con người…
Theo đó, viết về cái xấu, về “thằng nát rượu, ăn vạ” không có nghĩa là biểu dương, cố súy cho cái xấu và việc “nát rượu, ăn vạ”.
Những thầy, cô giáo dạy văn giỏi trong nhà trường từ trước tới nay đều hiểu như vậy.
Vì thế, nếu có hiện tượng dạy tác phẩm không đúng cách đã tạo ra cái nhìn phiến diện ấy thì cũng không phải quan điểm dạy học văn chính thống trong nhà trường.
Video đang HOT
Đã từng có ý kiến cho rằng việc đưa tác phẩm Chí Phèo không đầy đủ vào sách giáo khoa (lược đoạn trích về cảnh ân ái của Chí Phèo – Thị Nở) khiến việc dạy tác phẩm này trong nhà trường thiếu toàn vẹn. Theo ông, nên giảng dạy tác phẩm này như thế nào là hiệu quả?
PGS Đỗ Ngọc Thống: Việc đưa tác phẩm Chí Phèo vào dạy trong nhà trường có nên đưa đầy đủ, toàn vẹn hay có thể cắt bỏ một vài đoạn nhạy cảm như SGK vừa qua, tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người.
Nếu nhìn từ việc tiếp nhận nói chung thì nên đưa toàn vẹn tác phẩm; nhưng nếu xuất phát từ đặc điểm của đối tượng người học (HS trung học) và tính sư phạm thì việc cắt bỏ những chi tiết nhạy cảm không phù hợp với giáo dục nhà trường lại là cần thiết.
Vấn đề là chi tiết bị cắt bỏ ấy có làm ảnh hưởng lớn tới tư tưởng và ý nghĩa của tác phẩm không mới là quan trọng.
Việc học toàn vẹn văn bản là rất khó với tất cả mọi tác phẩm. Chẳng hạn, với những truyện vừa (khoảng 30-40 trang) truyện dài hàng trăm trang và nhất là với tiểu thuyết thì việc phải học qua trích đoạn là không thể khác.
Sắp tới, chủ trương có nhiều bộ SGK thì việc học và đưa tác phẩm vào sách như thế nào tùy thuộc vào quan điểm của tác giả từng bộ sách, tinh thần chung là theo hướng mở, không quy định cứng nhắc.
Tác phẩm “Chí Phèo” sắp tới sẽ đưa vào chương trình Ngữ văn mới ra sao, thưa ông?
PGS Đỗ Ngọc Thống: Trong dự thảo Chương trình Ngữ văn mới đã hoàn thành, chuẩn bị đưa lên mạng xin ý kiến rộng rãi, việc quy định Ngữ liệu, văn bản được xác định theo một cách làm mới.
Cụ thể là, chương trình chỉ yêu cầu 6 tác phẩm quan trọng, bắt buộc; tất cả các tác phẩm còn lại chỉ nêu trong một danh mục gợi ý giúp các tác giả SGK và giáo viên hình dung ra đề tài, kiểu loại văn bản và mức độ khó theo từng lớp và nhóm lớp; không bắt buộc. Trong danh mục gợi ý ấy có tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao. Còn việc đưa tác phẩm ấy như thế nào vào SGK thì tùy vào tác giả của mỗi bộ sách như đã nói ở trên.
Tất nhiên đây chỉ mới là chương trình dự thảo, sẽ lấy kiến công luận và phải thông qua Hội đồng thẩm định quốc gia nữa.
Liệu có phải xu hướng “nghị luận xã hội” đang phát triển trong dạy – học văn thời gian qua khiến môn văn đang rời xa mục tiêu đích thực của nó và dẫn tới những cách hiểu như tác giả Sóng Hiền về tác phẩm văn học như “Chí Phèo”?
PGS Đỗ Ngọc Thống: Không phải. Nghị luận xã hội trong chương trình hiện hành được dạy cả ở đọc hiểu và tạo lập văn bản. Đó là một yêu cầu cần thiết, nhằm hình thành và phát triển tư duy logic, cách lập luận, cách thuyết phục người đọc/người nghe; cách nói năng, trình bày có lỹ lẽ, có minh chứng rõ ràng, mạch lạc… Còn dạy khiến học sinh hiểu tác phẩm văn chương theo hướng xã hội học dung tục (kiểu Sóng Hiền) lại là một chuyện khác; một cái sai khác của dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương.
Có giới hạn nào cho việc bày tỏ quan điểm cá nhân trong việc dạy học môn văn ở nhà trường?
PGS Đỗ Ngọc Thống: Tôi nghĩ là không nên giới hạn trừ việc cách hiểu đó thiếu cơ sở, thiếu sức thuyết phục và vi phạm những quy tắc đạo đức, thẩm mỹ tối thiểu.
Tôn trọng những suy nghĩ và quan điểm cá nhân, nhưng vẫn phải chia sẻ các giá trị phổ quát chung. Làm thế nào năng lực cảm thụ văn học của học sinh, chẳng hạn như cảm thụ tác phẩm Chí Phèo, đảm bảo được điều này?
PGS Đỗ Ngọc Thống: Đây đúng là một yêu cầu trong dạy học Ngữ văn ở nhà trường. Như trên tôi cũng đã nêu. Việc cần khuyến khích và tôn trọng các cách hiểu, quan điểm cá nhân và chấp nhận, hiểu các giá trị phổ quát của tác phẩm trong tiếp nhận, giải mã văn bản không mẫu thuẫn với nhau.
Vì tác phẩm, nhất là các tác phẩm lớn bao giờ cũng vừa có những giá trị ổn định, bất biến, ai đọc cũng phải hiểu như thế; vừa hàm chứa trong nó những “khoảng trống” về nghĩa, luôn mời gọi các đối tượng người đọc khác nhau lấp đầy “khoảng trống”ấy theo cách hiểu của mỗi người.
Việc dạy đọc hiểu tác phẩm Chí Phèo trong nhà trường cũng cần tôn trọng điều này.
Một mặt giáo viên cần tổ chức hướng dẫn cho HS để các em hiểu và nắm được các giá trị phổ quát, mặt khác cần tạo kiệu kiện, khuyến khích HS phát hiện, đề xuất các cách hiểu mới, khác lạ…
Sau đó, cho các em trao đổi, thảo luận để xem xét, đánh giá các cách hiểu khác biệt ấy. Lựa chọn cách hiểu phù hợp nhất. Tiêu chí đánh giá và lựa chọn ở đây là sự hợp lý và tính thuyết phục.
Xin cảm ơn ông!
Theo Thanh Hùng (Thực hiện) (VNN)
Đưa "Chí Phèo" khỏi sách Ngữ văn: Một góc nhìn hớt váng!
Sau khi đọc bài viết "Nên đưa tác phẩm " Chí Phèo " ra khỏi chương trình Ngữ văn 11?", độc giả Hoàng Anh đã gửi tới VietNamNet bài viết phản bác. Theo giảng viên Hoàng Anh, "đọc Chí Phèo, tôi luôn trân trọng tấm lòng đối với con người của nhà văn Nam Cao, hiểu được thái độ dũng cảm đối mặt hiện thực của một nhà văn chân chính. Chính ở cái nhân văn ấy, tác phẩm đã sống mãi trong lòng của bao thế hệ người đọc, nhưng thật tiếc trong số thế hệ ấy lại không có bạn Nguyễn Song Hiền".
Dưới đây là ý kiến của độc giả Hoàng Anh.
"Tôi cho rằng cần cân nhắc kỹ tác phẩm này liệu có giá trị thật sự về mặt giáo dục hay không nếu vẫn tiếp tục giữ trong chương trình Ngữ văn phổ thông"
Gửi bạn Nguyễn Sóng Hiền!
Hôm nay, tôi khá sửng sốt khi bạn đưa ra ý kiến bỏ tác phẩm Chí Phèo ra khỏi chương trình Ngữ văn 11. Tôi vội vàng gọi điện cho cô cháu gái cũng đang học lớp 11, cũng là dân chuyên văn bạn ạ!Ngày học phổ thông, tôi là dân chuyên văn. Những tác phẩm văn học chúng tôi được thầy cô giúp đào sâu, phân tích từng ngóc ngách,khía cạnh đến độ thuộc lòng. Trong số ấy, có tác phẩm "Chí Phèo" của nhà văn Nam Cao, là một kiệt tác trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, một truyện ngắn có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc,chứng tỏ trình độ nghệ thuật bậc thầy của một nhà văn lớn. Nếu bạn đang ở trước mặt tôi ngay lúc này, tôi cũng có thể đọc cho bạn nghe thuộc làu làu hơn một nửa tác phẩm ấy mà không cần nhìn sách.
Tôi thế hệ gần cuối 8X, cháu tôi thế hệ 2000. Được cái dì cháu tôi đều thích học văn lắm. Sở dĩ tôi gọi để xem cháu có cùng suy nghĩ với bạn không . Nhưng cháu nói: "Tác phẩm kinh điển của cháu đấy! Thầy giáo nước ngoài dạy tiếng Anh của cháu bảo là thầy thích nhất Truyện Kiều và Chí Phèo của Việt Nam". Đấy bạn ạ ! Người nước ngoài không thân không thích, không " chôn nhau cắt rốn" mà họ còn thích cơ mà, huống hồ người Việt ta?
Bạn ạ! Kể cả thời xưa hay thời nay, không phải ai cũng may mắn có điều kiện đầy đủ về tinh thần lẫn vật chất để được đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài như bạn. Cũng có người không cha, không mẹ, không học hành, nhưng họ vẫn thành công và thành nhân đấy thôi.
Nói thế để bạn hiểu rằng, cái nhận xét và đánh giá của bạn" Chí Phèo chỉ là bi kịch của một cá nhân. Xuất thân không cha, không mẹ, không nhà cửa, không người thân, không được giáo dục...Nếu là đại diện cho tầng lớp nông dân thì thật mang tiếng cho nông dân mình quá...Chí đơn giản chỉ là một đứa trẻ không được giáo dục, và không thể là đại diện hay điển hình cho một tầng lớp nào trong xã hội ấy"... Đánh giá ấy nó phiến diện lắm bạn ạ! Con người ta không có quyền lựa chọn người Cha, người Mẹ, không có quyền lựa chọn nơi mình được sinh ra, nhưng người ta có quyền lựa chọn nhân cách sống cho riêng mình.
Hình ảnh Chí Phèo và Thị Nở trong phim "Làng Vũ Đại ngày ấy"
Chí Phèo cũng vậy, anh ta muốn có một nhân cách sống tốt, dù anh ta không được cha mẹ giáo dục nhưng nhân vật vẫn thức tỉnh để tìm đến lương thiện, cùng ước mơ mái ấm gia đình thật bình dị.Nhưng chính cái xã hội phong kiến tàn bạo ấy đã kìm hãm sự thức tỉnh của con người, không chỉ riêng Chí Phèo mà tất cả những người nông dân khác trong xã hội thời ấy đều chung cảnh ngộ.
Bà nội tôi khi còn sống thường kể lại rằng, thời ấy dân mình khổ lắm, muốn ngóc đầu lên sống tử tế cũng khó. Có người uất ức cứ tìm bọn cai lệ giết rồi tự sát. Cứ đến kì nộp sưu thuế là bà sợ lắm và nhớ như in. Cụ nội thân sinh ra bà không đóng kịp thuế, bị cai lệ gô cổ ra đình làng đánh gần chết. Sau đó vài ngày cụ mất vì sức yếu không chịu được đòn tra tấn, và vì không có thuốc chữa, bà tôi khi ấy mồ côi cả cha lẫn mẹ (vì cụ bà cũng mất do băng huyết khi vừa đẻ bà tôi ra).
Nói thế để bạn thấy, nhà văn Nam Cao không chỉ trực tiếp miêu tả cảnh bần cùng, đói cơm rách áo, mà nhà văn trăn trở suy nghĩ nhiều hơn đến hiện thực một con người: Con người không được là chính mình, con người trở thành quỷ dữ bởi âm mưu thâm độc và sự chà đạp của một guồng máy thống trị tàn bạo. Một Chí Phèo trượt dài trên con dốc của thời gian, triền miên trong những cơn say, mất cả lương tri, trên hành trình dài đằng đẵng của một kiếp sống không ra sống, trong không gian tăm tối ngột ngạt của xã hội Việt Nam đêm trước của cách mạng.
Cùng với ánh sáng của một ngày mới, lần đầu tiên Chí Phèo nhận biết những âm thanh của đời thường. Hiện tại lay thức lương tâm thành tiếng thở dài não ruột. Phút lóe sáng của tâm hồn đã giúp nhân vật ý thức nỗi đau của một kẻ cô đơn giữa đồng loại của mình. Thị Nở xuất hiện cùng nồi cháo hành đã thổi bùng ngọn lửa mong manh ấy, đem đến cho Chí Phèo những rung động đầu tiên của cảm giác yêu đương. Ngòi bút của Nam Cao vô cùng tinh tế và nhạy cảm khi miêu tả quá trình về lại cõi người của Chí Phèo. Giá trị văn học nó nằm ở chỗ ấy bạn ạ!
Xuyên suốt cả bài viết của bạn, tôi thấy bạn luôn muốn đá sâu vào vấn đề không cha, không mẹ, không giáo dục của Chí Phèo, bạn phê phán luôn cả một tầng lớp những nhà phê bình văn học gạo cội của nước Việt chúng tôi.
Tôi dám khẳng định rằng bạn không hiểu giá trị văn học là gì. Văn học nó khác với sự trần trụi ở đâu! Chỉ hớt lấy cái váng ý nghĩa xã hội, phô bày những cái trần trụi nào là hiếp dâm, nào là không được giáo dục, nào là phải cách lý ra khỏi xã hội...không hề đặt nhân vật vào hoàn cảnh và thời điểm để hiểu rõ những giá trị to lớn trong ấy. Giá trị văn học nằm ở giá trị nhận thức, giá trị giáo dục, giá trị thẩm mỹ. Nhưng cả 3 giá trị ấy đều bị bạn vứt bỏ.
Tôi thấy bạn phê phán tác phẩm Chí Phèo, nhưng hóa ra tôi lại cảm thấy bạn đang ngầm phê phán cái xã hội chúng tôi đang sống thì phải. Tôi phải hiểu sao về câu nói của bạn: "Nhưng xin thưa, nếu không sống ở xã hội đó mà xã hội có văn minh hơn đi nữa, những đứa trẻ bị bỏ rơi như Chí cũng khó để đón nhận được sự đối đãi công bằng từ xã hội. Thậm chí còn bị ngược đãi và lạm dụng, vì thân cô thế cô không ai bảo vệ" . Bạn sai rồi, xã hội của chúng tôi không đến nỗi tệ như bạn nghĩ đâu.
Lớp bụi thời gian càng phủ dầy theo năm tháng, thì tác phẩm sẽ càng khẳng định thêm giá trị. Đọc Chí Phèo, tôi luôn trân trọng tấm lòng đối với con người của nhà văn Nam Cao, hiểu được thái độ dũng cảm đối mặt hiện thực của một nhà văn chân chính. Chính ở cái nhân văn ấy, tác phẩm đã sống mãi trong lòng của bao thế hệ người đọc, nhưng thật tiếc trong số thế hệ ấy lại không có bạn!
Hoàng Anh (Trường Nghiệp vụ Kiểm Sát tại TP.HCM)
Bạn Sóng Hiền nên hiểu một đặc tính của văn học là hình tượng và đại diện hóa, để thực hiện nhiệm vụ của văn học là nhân đạo hóa con người, làm cho con người hiểu lịch sử, căm ghét cái ác và yêu cái thiện. Hình tượng và đại diện hóa không có nghĩa là 90 hay 100% nông dân ngày ấy phải y hệt như Chí Phèo. Diễn biến tâm lý của Chí Phèo và dáng dấp xã hội thời đó đã được lột tả đầy sống động. Trường Mỹ, Úc còn dạy tác phẩm này và xem như tác phẩm kinh điển (cùng với việc dạy "Số đỏ" của Vũ Trọng Phụng nữa). Bạn là nghiên cứu sinh nhưng còn yếu về lý luận văn học và lý thuyết về khoa học phát triển con người, phân tích thì theo cảm tính, nên bài viết của bạn như đánh tráo khái niệm.
Độc giả Nguyễn Hoàng
Theo Danviet
Thạc sĩ Sóng Hiền lo ngại Chí Phèo sẽ khiến học sinh bạo lực Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền - người đưa ra đề xuất bỏ tác phẩm Chí Phèo khỏi sách giáo khoa phổ thông cho rằng, tác phẩm này chỉ nên đưa lên bậc học cao hơn và dạy nó trong một chỉnh thể của nguyên bản chứ không phải cắt xén gây nên cái nhìn méo mó về nó. Trả lời PV báo Dân...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người đàn ông tử vong tại hồ bơi ở TPHCM

Trốn nghĩa vụ quân sự để sang Hàn Quốc, nam thanh niên bị phạt 62,5 triệu đồng

Phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với trữ lượng gần 30 tấn

Phát hiện thi thể nam giới dưới mương nước ở Hải Dương

Bãi rác ở Lâm Đồng vẫn cháy âm ỉ, phát tán khói độc ra môi trường

Tài xế ô tô cầm gậy đánh người đàn ông đang chở con đi học ở Bình Dương

Nam sinh lớp 9 đi xe máy chở em trai lao thẳng vào đầu ô tô tải

Hà Nội: Cột khói khổng lồ vẫn xả mù mịt, người dân dán băng dính chắn cửa

Bổ sung 2 phương pháp xác định công việc nặng nhọc, độc hại từ ngày 1/4

Tình trạng đăng kiểm của 2 ô tô trong vụ xe khách lao xuống vực ở Bảo Lộc

Tông xe liên hoàn trên cầu Chữ Y, cửa ngõ TPHCM kẹt cứng

Lực lượng Bộ Công an tiếp cận hiện trường động đất, huy động chó nghiệp vụ tìm nạn nhân
Có thể bạn quan tâm

10 năm trước Kim Soo Hyun đã được đề cử cho danh hiệu "ông hoàng nước mắt"?
Hậu trường phim
14 phút trước
Phản ứng của dư luận về họp báo "đẫm nước mắt" của Kim Soo Hyun: "Tuyệt đối điện ảnh"
Sao châu á
21 phút trước
Nữ ca sĩ có em gái là tỷ phú nói thẳng 1 điều khi bị nhận xét "cả ba chị em đều giàu"
Sao việt
23 phút trước
Tranh thủ được tại ngoại, người đàn ông ở Bình Dương lừa hơn 100 tỷ đồng
Pháp luật
28 phút trước
Đặc nhiệm Nga vô hiệu hóa tay súng bắn bừa bãi từ nóc nhà ở Murmansk
Thế giới
1 giờ trước
Còn ai nhớ Ander Herrera
Sao thể thao
1 giờ trước
Tôi không ngờ bí mật trong máy tính của bạn gái khiến mình gặp nguy hiểm
Góc tâm tình
1 giờ trước
Quyền Linh 'sửng sốt' khi cô giáo dắt 'cả trường' đi xem mắt đàng trai
Tv show
2 giờ trước
Vẻ điển trai lãng tử của tài tử "Tiếng chim hót trong bụi mận gai"
Sao âu mỹ
2 giờ trước
TPHCM: Cấp cứu 6 người uống rượu trái cây khi đi du lịch, một ca nguy kịch
Sức khỏe
2 giờ trước