“Chị Ông Địa” Thu Trang: Ngã ở đâu, làm giàu chỗ đó
Là người phụ nữ thành đạt, có chỗ đứng trên thương trường, “Trang Ông Địa” trải lòng về những khó khăn, vấp ngã và con đường đến thành công như hiện tại.
Mình có 2 giai đoạn khó khăn nhất. Lần đầu tiên là sau khi ly hôn. Lúc đó thật sự là mình vô sản.
Yêu 5 năm, cưới 2 năm, ly hôn trong vòng 1 ngày
Trước khi có được những thứ như ngày hôm nay, mình cũng là người phụ nữ bình thường thích chăm lo cho gia đình. Nhưng cuộc đời không như là mơ. Cứ nghĩ mình có thể có cuộc sống bình thường, thế nhưng lại xảy ra biến cố: mình ly hôn. Mình và chồng cũ từ lúc quyết định và ly hôn chỉ trong vòng 1 ngày. Lúc đó mình 27 tuổi.
Thật ra mình không có nhiều trải nghiệm trong tình cảm nên thường yêu bản năng, không có tính toán. Mình và chồng cũ yêu nhau 5 năm, cưới 2 năm, ly hôn trong 1 ngày. Nếu lúc ấy chững chạc hơn, biết đâu cả hai ngồi lại nói chuyện với nhau để giải quyết. Nhưng đúng là số phận, hết duyên là chấm dứt.
Ly hôn, khó khăn về kinh tế bắt đầu lộ rõ. Mình với con thuê xe ôm đi tìm nhà trọ. Thời điểm đó, con là nguồn động lực lớn để mình kiếm tiền.
Từ khi ly hôn, mình thay đổi khá nhiều. Mình dần ở thế tự chủ để có thể kiểm soát mọi thứ dù trong trường hợp xấu nhất. Ngày xưa mình đi làm bao nhiêu tiền là về đưa cho chồng để anh ấy quán xuyến gia đình nên mình chẳng có khoản tiết kiệm nào. Lúc ấy mình nhận ra dù thế nào, người phụ nữ cần dự liệu cho bản thân.
Từ đó mình mới có ý định kinh doanh và bắt đầu gầy dựng.
Khoảng 2 năm đầu, việc kinh doanh rất thuận lợi. Đến năm 2017, mình lại gặp biến cố cực kỳ lớn liên quan đến tính pháp lý của sản phẩm khiến mình không còn muốn tiếp tục kinh doanh nữa.
Mình bắt đầu sợ và thấy thương trường quá khắc nghiệt. Là một phụ nữ trẻ, mình sợ cảm giác phải đánh đổi sự lo lắng của gia đình và gồng gánh thêm mất mát. Thu mình khoảng 6 tháng, các đối tác vẫn động viên, chờ đợi và nói rằng nếu không có mình thì họ không làm việc với bên nào khác. Và mình quyết định trở lại để trả món nợ ân tình. Cứ đinh ninh “trả” hết thì dừng việc kinh doanh nhưng may mắn, những sự nỗ lực của mình được đền đáp, nên mình vẫn bước trên con đường này.
Nếu không có sự tan vỡ của cuộc hôn nhân đầu tiên, sẽ không có mình ngày hôm nay.
Hai bàn tay trắng làm nên… nợ nần
Năm đó, mình xây dựng nhân hiệu mạnh mẽ, nên mình chưa sẵn sàng cho những khủng hoảng truyền thông về sản phẩm. “Sản phẩm” ở đây chính là bản thân mình. Do chưa đủ trải nghiệm nên mình bị ảnh hưởng sâu sắc đến nhân hiệu, uy tín, tài chính. Và khi xây dựng nhân hiệu mạnh, người ta chỉ quan tâm người lãnh đạo mà bỏ qua công ty. Tất cả hoạt động đều bị đóng băng. Mình không chỉ mất hết những gì có được trong 2 năm qua mà còn gánh thêm nợ.
Khi ấy, gia đình phải cầm cố căn nhà duy nhất ở Hòa Bình cho mình xoay xở. Thời điểm đó, gia đình họp liên tục vì các anh chị khuyên ba mẹ giữ lại căn nhà vì sợ cả nhà phải… ra đường. Nhưng ba mẹ vẫn kiên định.
Đó là cuộc khủng hoảng mình nghĩ lớn nhất của mình. Có nhiều người còn bảo là chống mắt lên xem mình sẽ làm như thế nào, nhưng sau đó lại bị thuyết phục do nhìn cách mình nỗ lực.
Đến giờ mình cũng chưa nghĩ đã làm được gì to lớn. Vì so với thành công của người khác, thành tựu của mình vẫn rất bé nhỏ. Người ngoài nhìn vào có thể thấy người phụ nữ trẻ tuổi gánh vác công ty, nhân viên đông đảo là giỏi. Nhưng mình cũng giống như những người phụ nữ khác làm kinh doanh, cũng nỗ lực, cũng cố gắng và có nhiều trách nhiệm với nhân viên và đối tác.
Mình yêu công việc này và nghĩ rằng đó là sự nghiệp mình cố gắng theo đuổi đến khi không còn sức lực để tiếp tục nữa.
Nói đi cũng phải nói lại, cái gì cũng có 2 mặt, việc mình thường xuyên chia sẻ về cuộc sống cũng gặp nhiều ý kiến trái chiều. Không ai muốn bị soi mói, thị phi nhưng khi đã xác định mình làm nhân hiệu thì phải chấp nhận. Chỉ có điều là mình kiểm soát nó như thế nào. Để cân bằng, mình luôn cẩn trọng trong mọi hoạt động, không để bị mất kiểm soát, đặc biệt là trong kinh doanh.
Mình nghĩ đây là bài học cho tất cả những ai đang xây dựng nhân hiệu. Nếu sản phẩm của bạn tốt, truyền thông sẽ giúp lan tỏa. Nhưng nếu chưa tốt, thương hiệu của bạn nhanh chóng sụp đổ vì những khiếu nại, phàn nàn từ người sử dụng.
Mọi người có thể thấy việc mình xuất hiện với hình ảnh sang chảnh một phần là vì xây dựng nhân hiệu, một phần là cách mình hưởng thụ. Mình không có quá nhiều đam mê, chỉ có một số ít: du lịch, ẩm thực, shopping, sưu tầm các sản phẩm giới hạn. Đặc biệt khi làm nhân hiệu, người khác cũng sẽ bị thu hút bởi những món đồ mình sở hữu và đánh giá cao mình.
Video đang HOT
Chiếc xe mình mới tậu là món đồ đắt nhất mình từng sở hữu. Trang sức thì là đồng hồ. Còn món đồ ít tiền nhất là đồ kẹp tóc với giá tầm 10 nghìn. Mình hay mua ở lề đường hơn là ở cửa hàng Dior, Chanel.
Từ lúc bắt đầu “chơi” hàng hiệu, mình chưa bị dính tới chuyện bị tố dùng hàng giả. Nhưng mình cũng từng vô ý và cố ý dùng hàng… fake. Vô ý là do hồi xưa thấy đẹp là mình mua, sau này mới biết là hàng fake. Đến khi mình đi làm, mình ngưỡng mộ những người dùng hàng hiệu, nhưng giá của một chiếc túi bằng mấy tháng lương nên mình đã mua hàng super fake có giá vài triệu đồng. Nhưng khi dùng mình lại không tự tin. Sau đó mình tặng cho mẹ và mẹ dùng đến bây giờ.
Tất nhiên dùng hàng giả là vi phạm pháp luật, hãng có quyền kiện các đơn vị phân phối hoặc người sử dụng. Nhưng ở góc độ là người tiêu dùng, nếu các bạn cảm thấy nó vừa túi tiền, các bạn tự tin sử dụng các sản phẩm đó thì mình cho rằng không có vấn đề gì.
“Giải trí” giữa thị trường “loạn trí”
Gần như là xu thế của thời đại, các công ty bây giờ không chỉ nhiều mà mọc lên như nấm. Mình cũng từng gặp nhiều nghi vấn “kem trộn”, nhiều công ty sẽ phản ứng, giải tích, phân bua, thanh minh. Còn mình không bao giờ lên tiếng. Mình chỉ bận tâm những gì người ta nói đúng, phản ánh đúng.
Thị trường bây giờ cũng hỗn loạn về chức danh, nhưng mình không hề thấy sợ hãi mà còn thấy… giải trí. Mình không nghĩ đó là cái gì tiêu cực vì mọi người cũng sẽ tự đánh giá được. Và đâu phải cứ vỗ ngực tự xưng chủ tịch, phu nhân thì sẽ được ghi nhận.
Đối với mình, kỷ luật và nguyên tắc luôn là yếu tố sống còn để cho một cá nhân có thể thành công và doanh nghiệp phát triển bền vững. Ngoài ra, yếu tố khác để đánh giá doanh nghiệp thành công là mức độ hạnh phúc của con người. Làm sao mà ở đó, mọi người cảm thấy hạnh phúc khi được cống hiến, lao động và ghi nhận.
Thật ra việc mình mời các nghệ sĩ về công ty cũng nhờ duyên. Từ khi gặp khủng hoảng, việc sử dụng nhân hiệu của chính mình quá rủi ro, nên mình cần thêm nhiều nhân hiệu khác để cộng hưởng. Thứ nhất, giúp cho hoạt động kinh doanh phát triển nhanh hơn, thứ 2, giúp phủ rộng rãi đến khách hàng. Đặc biệt khi họ đã có tên tuổi thì nó cũng bảo chứng cho hoạt động của công ty.
Những người đến với mình đều có nhân duyên, nên ngoài công việc thì chị em chơi với nhau và chia sẻ được nhiều thứ trong cuộc sống. Số Trinh thị phi và tạo ra ồn ào là màu sắc của cô ấy rồi. Biết bao nhiêu lần Trinh gặp thị phi nhưng mình không trách vì mình hiểu con người Trinh. Và mình cũng đã lường trước khi xác định đồng hành cùng nhân vật nổi tiếng với nhiều thị phi như vậy. Nên mình cố gắng giảm độ chơi của Trinh. Mình muốn hình ảnh của Trinh phải đẹp, sang, chuẩn mực nhất vì mình đang muốn xây dựng hình ảnh công ty theo hướng như vậy.
Về chuyện cái đầm. Lúc đó mình đã liên lạc cho quản lý của Trinh, bạn ấy bảo do Trinh quyết nên mình không ý kiến gì. Thật ra những vấn đề của Trinh đâu đó cũng ảnh hưởng đến công ty nhưng vì mình quá hiểu con người Trinh nên cũng không ý kiến gì. Nếu có góp ý thì chị em nhẹ nhàng với nhau thôi.
Trinh cũng nhắn xin lỗi mình vì làm ảnh hưởng đến hình ảnh công ty. Mình bảo chuyện xảy ra rồi thôi thì rút kinh nghiệm. Mình rất sợ scandal theo kiểu tiêu cực. Có thể sẽ hot ngay tại thời điểm đó nhưng ảnh hưởng hình ảnh của bạn và công ty về sau. Nên thông thường, mình sẽ cố gắng tiết chế những vấn đề đó, không chỉ của Trinh mà các nhân vật khác đồng hành cùng công ty cũng vậy.
Mọi người nghĩ là chiêu trò nhưng người trong cuộc mới biết là không phải. Mình thấy những điều Trinh nói rất hợp lý nên muốn chia sẻ, dẫu sao Trinh cũng chưa từng nói về cái đầm đó. Cả hai cũng không nghĩ rằng sau khi chia sẻ lại tạo làn sóng như thế.
Vừa là người kinh doanh vừa là khách hàng nên mình có góc nhìn từ hai phía để đi bình luận. Một số người chỉ trích, nói mình bênh vực Trinh, nhưng mình chỉ bày tỏ cách mình nhìn nhận. Bút sa gà chết rồi thì thôi, mình nhận những phán xét và rút kinh nghiệm không đi comment dạo nữa.
Thông thường mình không bao giờ lên tiếng vì có những lần mình cảm thấy Trinh nên rút kinh nghiệm thật. Nhưng trong vụ việc này, mình cảm thấy cách xử lý bên nhãn hàng cũng chưa ổn lắm. Vì đứng ở góc độ kinh doanh và cả là người làm thời trang, việc sao chép cũng chỉ quanh quẩn từng đó cảm hứng. Nếu là mình, khi phát hiện vấn đề thì sẽ xử lý kín, không phải để bùng lên như thế. Đặc biệt là khi nhân vật đó có tầm ảnh hưởng. Đương nhiên mỗi người có quan điểm, tư duy khác nhau thì không nhận định đúng sai.
Ngọc Trinh là người đầu tiên mình mời về công ty. Sau Ngọc Trinh, hoạt động đầu tiên khá thành công nên mình tiếp tục nhân bản. Hợp tác với Ngọc Trinh là duyên nhưng sau đó là có kế hoạch và lựa chọn.
Xoay trục thời điểm để tái cân bằng
Thật sự mình không thể cân đối công việc và cuộc sống, chỉ linh hoạt thời điểm nào cần ưu tiên điều gì. Vì mình có đến 3 bé, bé lớn nhất mới 9 tuổi, bé nhỏ nhất cũng mới có 6 tháng.
Tất nhiên, ưu tiên sẽ có phần bị lệch. Mình mới sinh em bé thì phải dành thời gian cho các con nên đương nhiên sẽ xao nhãng về công việc. Còn khi mình đã sẵn sàng trở lại công việc thì gia đình đóng vai trò hỗ trợ.
Mình chưa đủ thời gian để dạy con nên tìm học các chuyên gia tâm lý, những người có kinh nghiệm nuôi dạy con trẻ để rút ngắn thời gian. Mình luôn muốn để con tự do thể hiện bản thân còn mình chỉ góp phần định hướng, để con tham khảo ý kiến. Nếu con làm gì không đúng, mình cũng nhẹ nhàng khuyên rồi cùng con tháo gỡ.
Vai trò của mình chỉ là đồng hành và định hướng thôi chứ mình không áp đặt. Mình làm kinh doanh nhưng nếu con thích làm nghệ thuật thì mình cũng hoàn toàn ủng hộ, mình không bắt con phải nối nghiệp hay phải cố gắng đi học kinh doanh để sau này tiếp nhận công ty. Mình cũng rút kinh nghiệm từ bản thân, được làm những điều mình thích nhưng có được sự định hướng của cha mẹ thì sẽ tỏa sáng nhất.
Mình nghĩ là mình khá hiện đại nên sẽ luôn có cảm giác là mình sống hơi mạnh mẽ và đôi khi mọi người xung quanh không hiểu mình định làm gì vì mình luôn tiên phong, muốn xóa bỏ rào cản, muốn khích lệ phụ nữ đấu tranh nên đôi khi mình cũng hơi khác người.
Khi mình quá mạnh mẽ như thế cũng sợ người đàn ông đi bên cạnh… sợ cả mình. Mình nghĩ mình khéo léo để cân bằng được nhưng người đàn ông thì rất khó. Chỉ có là họ đủ cảm thông, thấu hiểu và chia sẻ cùng mình. Mình kết hôn 2 năm, sinh thêm 2 bé. Nếu không có sự chia sẻ của ông xã để đồng hành cùng mình thì sẽ rất khó khăn.
Hồi xưa, khi gặp những cảm xúc tiêu cực, mình sẽ không kiểm soát được và hay khóc, giận cá chém thớt và muốn mọi người cũng bị ảnh hưởng. Khi nhận thấy chính bản thân là người gánh hậu quả, mình học cách bình tĩnh và tư duy tích cực, lạc quan. Hơn nữa, thời điểm dịch bệnh cũng đã có một số tác động tích cực. Mình trân trọng sức khỏe, trân trọng giây phút bên cạnh gia đình. Có rất nhiều người nghĩ rằng chúng ta lao ra ngoài kia kiếm tiền để mang tiền về giúp gia đình có cuộc sống hạnh phúc. Nhưng dịch bệnh đến khiến chúng ta nhận ra điều chúng ta cần là quây quần bên gia đình.
Lần mình khóc vì hạnh phúc gần nhất là khi sinh bé thứ 3. Mình cảm thấy đã qua được cửa ải rất nan giải và đã bật khóc. Còn khóc vì áp lực, mệt về sức khỏe khá nhiều. Mình chọn cách giải tỏa bằng việc khóc. Khóc xong sẽ cảm thấy nhẹ nhõm vì bản thân đã sống thật với chính mình. Mình cũng là con người, đâu thể lúc nào cũng gồng lên mãi được. Trẻ con khi không hài lòng hay khi đau cũng sẽ khóc, chúng ta cũng thế. Kìm nén quá sẽ dẫn đến trầm cảm và đôi khi mọi thứ tồi tệ hơn rất nhiều.
Còn bây giờ mình luôn phải hạnh phúc. Nói “mình phải hạnh phúc” nghe hơi nặng nề. Nhưng mình nghĩ một ngày trôi qua mình phải thấy hạnh phúc thì mới xứng đáng với những gì mình cố gắng.
Mình thấy hạnh phúc cũng dễ tìm thôi. Ví dụ mọi người thường nói mình làm việc bận rộn như vậy thì thời gian đâu dành cho bản thân và cuộc sống chắc mệt mỏi lắm. Nhưng với mình, công việc chính là hạnh phúc. Đôi khi có được thành quả trong công việc còn khiến mình hưng phấn hơn cả đi ăn nhậu hay được nhận một món quà xa xỉ. Hay những điều nhỏ như mua món ăn ba mẹ thích; mua cho con mình món quà con thích. Hạnh phúc không xa xỉ như kiểu phải mua nhà, xe hay phải làm được gì đó vĩ đại.
Nếu mình cảm thấy cuộc sống đang bị hụt, mất cân bằng về cảm xúc thì mình ngay lập tức tìm đến những ai tích cực, lựa chọn những công việc mình thấy vui để làm. Còn những gì tiêu cực thì mình sẽ gạt ra khỏi cuộc sống. Đấy là một trong những cái cách để mình cảm thấy ngày nào cũng là ngày hạnh phúc.
“Chị Ông Địa” Thu Trang tên thật là Nguyễn Thị Thu Trang, một bóng hồng kinh doanh nổi tiếng đất Hà Thành. Hiện tại, “chị Ông Địa” là Chủ tịch Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Thingo – Thingo Group.
Người lao động ở Hà Nội trùm áo mưa, đốt lửa chống rét để mưu sinh
Tại các con đường, góc phố, khu chợ ở Hà Nội, những công nhân vệ sinh môi trường, các bác xe ôm, những người phu hàng, người bán hàng rong...
vẫn bám trụ, bất chấp giá rét để kiếm miếng cơm, manh áo.
Một người bán hoa bưởi ngồi giữa trời mưa rét để bán hàng trước cổng chợ Đồng Xuân (Hà Nội)
Sáng 20-2, do ảnh hưởng của không khí lạnh cực mạnh, Hà Nội chìm trong rét buốt. Nhiệt độ thời điểm thấp nhất giảm xuống 7 độ C, kèm theo mưa lớn, gió thổi mạnh khiến thời tiết tại thủ đô càng thêm buốt giá.
Vì trời quá rét, trong sáng cùng ngày, trái với cảnh đường phố Hà Nội đông đúc ngày cuối tuần, đường phố Hà Nội vắng vẻ như ngày giãn cách xã hội, chỉ lác đác một số người dân ra đường.
Đường phố Hà Nội sáng 20-2 vắng như ngày giãn cách xã hội
Tuy nhiên, những người lao động nghèo vì tính chất công việc phải hoạt động ngoài trời nên vẫn lao ra đường để mưu sinh, bất chấp sự khắc nghiệt của thời tiết.
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online tại các con đường, góc phố, khu chợ ở Hà Nội, những công nhân vệ sinh môi trường, các bác xe ôm, những người phu hàng, người bán hàng rong... vẫn bám trụ, bất chấp giá rét để kiếm miếng cơm, manh áo.
Ông Nguyễn Văn Hùng (80 tuổi) nhặt nhạnh phế liệu, thức ăn còn sót lại trong các túi rác mà người dân đã bỏ đi
Giữa trời mưa rét, ông Nguyễn Văn Hùng (80 tuổi) vẫn lọ mọ quanh một xe chứa rác nằm trên phố Gầm Cầu (Hoàn Kiếm, Hà Nội), tay không găng, chân không giày, bới từng túi rác để nhặt nhạnh những phế liệu, thức ăn còn sót lại.
Ông Hùng kể nhà ông có ba người con nhưng đều lập gia đình ở xa, vì vậy dù tuổi đã cao ông vẫn phải đi kiếm cơm từng bữa.
"Hôm nay lúc mưa lúc không, lại quá rét. Không có việc gì làm nên tôi đi tìm những xe chứa rác để nhặt phế liệu còn sót lại, mỗi ngày bán cũng được 20.000 - 30.000 đồng. Giờ tôi già rồi, làm những việc khác không ai thuê nữa, nên không làm việc này thì không biết làm gì", ông Hùng nói.
Ông Dương Ngọc Dũng (58 tuổi, Hà Nội) phơi mình giữa mưa rét để bán hàng
Hết vụ đào Tết, ông Dương Ngọc Dũng (58 tuổi, Hà Nội) lại bán hoa lê rừng để phục vụ người dân có nhu cầu. Từ sáng sớm, ông đã đội mưa rét để đứng bán hàng.
"Đứng bán giữa trời như thế này rét mướt lắm, trời lại mưa nữa. Trời rét quá bán hàng cũng chậm. Tôi nhập về 50 bó nhưng mới bán chưa được quá nửa. Trời lạnh hoa lê nở chậm lại càng kén khách hơn.
Đêm nào tôi cũng phải ở qua đêm trong lều giữa trời như thế này để canh hàng, không bị trộm mất. Đêm qua mưa lạnh, gió thổi mạnh khiến tôi không thể nào chợp mắt nổi", ông Dũng chia sẻ.
Tại đường Thanh Niên (Tây Hồ, Hà Nội), chị Nguyễn Thị Lan - công nhân vệ sinh môi trường Hà Nội - dáng người nhỏ thỏ, mặc áo mưa kín mít, đang cặm cụi đẩy xe để đi gom rác, góp phần làm sạch đẹp môi trường thủ đô.
Chị Nguyễn Thị Lan - công nhân vệ sinh môi trường Hà Nội - nói dù mưa rét vất vả, nhưng vì yêu nghề nên có động lực để cố gắng
Chị Lan chia sẻ, hôm nay dù mưa rét nhưng chị đã ra đường từ 5h sáng để làm việc.
"Tôi làm công việc này được hơn 10 năm rồi, sáng nay trời quá rét, đi xe tới chỗ làm buốt hết cả 2 tay dù đã đeo găng. Thời tiết khắc nghiệt như thế này làm việc vất vả thật, nhưng tôi yêu công việc của mình nên có nhiều động lực để cố gắng, vượt qua", chị Lan nói.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo ngày hôm nay 20-2, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở Trung Trung Bộ, sau đó ảnh hưởng đến một số nơi thuộc Nam Trung Bộ.
Từ nay đến ngày 22-2, ở Bắc Bộ và Thanh Hóa trời rét hại với nền nhiệt độ thấp nhất phổ biến 8-11 độ, vùng núi 3-6 độ, vùng núi cao có nơi 0 độ và khả năng cao xảy ra băng giá, mưa tuyết. Khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế trời rét với nền nhiệt độ thấp nhất phổ biến 13-16 độ; riêng phía Bắc trời rét đậm, có nơi rét hại với nền nhiệt độ thấp nhất phổ biến 10-13 độ.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với rãnh gió Tây trên cao nên ngày hôm nay, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to, riêng khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế có mưa, mưa rào và có nơi có dông.
Một người lao động ở Hà Nội đang buộc lại đống phế liệu vừa nhặt được
Một người phụ nữ đội mưa rét đẩy hàng tại một khu chợ
Còng mình vác hàng trong giá rét
Một người bán hàng rong co ro khi nhiệt độ Hà Nội giảm sâu
Nhiều người lao động đốt lửa ở vỉa hè để sưởi ấm nhằm xua tan lạnh giá
Giá xăng, dầu tăng kỷ lục: Nhiều người lo xa đã 'đầy bình' trước; shipper lo lắng Chiều nay 11.2, nhiều cửa hàng bán xăng, dầu ở TP.HCM vãn khách hơn so với nhiều ngày trước sau thông tin giá xăng, dầu tăng cao nhất trong 8 năm trở lại đây. Nhiều người đã tranh thủ đổ đầy bình còn các shipper khá lo lắng về thu nhập. Theo đó, từ 15 giờ chiều nay 11.2, giá bán lẻ xăng...