Chỉ nhờ chồng rửa bát hộ 1 hôm, tôi bị mẹ chồng mắng chửi không tiếc lời
Câu nào mẹ chồng tôi nói ra cũng đều cay độc và chát chúa khiến tôi không thể nào chịu đựng nổi. Mới chỉ về làm dâu chưa được 1 tháng mà tôi đã phải hoảng sợ thực sự với cảnh sống bên mẹ chồng.
Tôi thật không thể ngờ, thời đại này rồi mà mẹ chồng tôi vẫn cổ hủ như vậy. Từ trước khi cưới, tôi vẫn luôn nghe mọi người bảo mẹ chồng tôi khó tính, nhưng tôi không thể hình dung nổi mọi việc lại quá đáng đến mức này.
Tính đến giờ, tôi về làm dâu còn chưa tròn 1 tháng. Thế mà tôi đã phải hứng chịu màn chửi bới không ngóc được đầu lên của mẹ chồng dành cho mình. Tất cả chỉ vì tôi… nhờ chồng rửa bát hộ 1 hôm, khi tay tôi bị cước vì trời lạnh.
Chồng tôi là con trai duy nhất trong nhà. Hai chị gái của anh đều đã lập gia đình, sống xa nhà và hiện tại mẹ chồng sống cùng chúng tôi. Là một người phụ nữ trọng giá trị gia đình nên tôi luôn xác định sẽ phải sống cùng mẹ chồng để tiện chăm lo cho bà.
Mặc dù biết là sẽ phải có nhiều khó khăn, va chạm nhưng tôi nghĩ không thể nào trốn tránh trách nhiệm được.
Tính đến giờ, tôi về làm dâu còn chưa tròn 1 tháng. Thế mà tôi đã phải hứng chịu màn chửi bới không ngóc được đầu lên của mẹ chồng dành cho mình. (Ảnh minh họa)
Tôi là cô gái xuất thân từ nông thôn, cũng làm đủ mọi việc chứ không phải loại tiểu thư chưa từng động vào việc gì. Từ ngày về làm dâu đến giờ, tôi chẳng nề hà chuyện gì trong gia đình. Từ nấu cơm, giặt giũ đến dọn dẹp nhà cửa tôi đều làm chu toàn. Mẹ chồng tôi cũng rất ưng thuận.
Nói về mẹ, mẹ thực sự kĩ tính và cẩn thận. Nhà có máy giặt nhưng mẹ tôi hầu như không cho sử dụng. Bà bảo tốn kém tiền điện nước là một vấn đề, cái chính là nhanh hỏng quần áo.
Mẹ tôi chẹp miệng bảo: “Nếu con ngại thì để mẹ giặt chứ đừng cho đồ vào máy”. Mẹ đã nói thế nào tôi dám làm trái. Vậy là bất chấp nhiều hôm đi làm về muộn, ăn cơm xong xuôi mới đi giặt đồ, phải tới nửa đêm mới xong việc khiến tôi mệt mỏi vô cùng.
Video đang HOT
Tôi vẫn cố nín nhịn vì nghĩ cảnh mẹ vất vả bao năm nuôi chồng mình, mà tâm lí người già thì tiết kiệm. Nhưng rồi đến sự việc lần này thì tôi không thể nào chịu đựng thêm được nữa.
Tôi vẫn cố nín nhịn vì nghĩ cảnh mẹ vất vả bao năm nuôi chồng mình, mà tâm lí người già thì tiết kiệm. Nhưng rồi đến sự việc lần này thì tôi không thể nào chịu đựng thêm được nữa. (Ảnh minh họa)
Mọi việc bắt đầu từ khi trời trở lạnh. Mấy hôm nhiệt độ thấp đỉnh điểm, tay tôi bị cước, cứng đỏ và sưng tấy lên. Tôi vẫn cố gắng làm mọi việc, chỉ trừ sau bữa cơm tối, do tay đau quá nên tôi nhờ chồng rửa bát hộ.
Mẹ chồng tôi đi từ trên gác xuống, nhìn thấy cảnh tượng đó, bà hét lên: “Ôi giời ơi, phúc đức chưa, mày đàn ông đàn ang mà lao vào bếp làm mấy cái việc này không thấy nhục à? Ai bảo mày làm?
Mày ở với mẹ mấy chục năm, đã bao giờ mẹ bắt mày phải làm mấy cái việc hèn hạ này chưa mà giờ mày rúc đầu vào bếp. Đi ra ngay. Không ai rửa thì để tao rửa. Hàng xóm mà người ta nhìn thấy, người ta cười cho thối mũi. Đàn bà cái nhà này chết hết rồi hay sao mà phải để đàn ông rửa bát”.
Tôi cuống cuồng chạy xuống nhà thì nhìn thấy cảnh mẹ chồng đang phăm phăm rửa bát đầy tức giận. Tôi chán nản thực sự!
Tôi bước vào, mẹ đuổi tôi sồn sồn: “Thôi chị tay đau, cứ để thân già này rửa. Lần sau cái gì chị không thích làm thì chị cứ bảo tôi một câu. Từ trước đến nay không có chị tôi vẫn tự làm hết. Chị đừng lôi nó ra, bắt nó làm, nhục mặt lắm”.
Nước mắt tôi cứ thế lã chã rơi. Nghe như một hoạt cảnh được vẽ ra trong phim vậy. Thời đại nào rồi mà còn vợ không được nhờ chồng, đàn ông vào bếp là nhục mặt? Chẳng lẽ cả đời tôi sẽ không bao giờ được phép nhờ cậy chồng mình làm việc nhà?
Thời đại nào rồi mà còn vợ không được nhờ chồng, đàn ông vào bếp là nhục mặt? Chẳng lẽ cả đời tôi sẽ không bao giờ được phép nhờ cậy chồng mình làm việc nhà? (Ảnh minh họa)
Đã thế tối hôm đó, mẹ chồng còn điện thoại cho bố mẹ đẻ. Bà nói rất bức xúc, yêu cầu bố mẹ tôi… dạy lại con. Trời ơi, khi nghe câu chuyện, tôi có cảm giác mình làm cái điều không thể chấp nhận được, như một loại đàn bà không đáng để làm vợ ấy.
Tôi khóc hết nước mắt. Chồng tôi thì khuyên can là tính mẹ vậy, nhịn đi cho xong. Bao giờ có thời gian thì chồng tôi lại giúp sau, tránh không để mẹ nhìn thấy. Nhưng tôi nghĩ cách đó không phải là biện pháp.
Chúng tôi sống cùng mẹ chồng, phải né đến bao giờ? Chẳng lẽ cứ nhờ chồng thì phải không có mẹ chồng ở đó mới được nhờ? Tôi đi làm vợ chứ đâu phải đi làm ô sin?
Tôi nhất quyết đòi đấu tranh việc này chồng tôi thì cứ gàn. Chồng tôi bảo mới có chưa đầy 1 tháng về làm dâu, đừng gây hấn làm gì, cứ từ từ rồi giải quyết. Liệu điều đó có đúng không? Giờ tôi nhịn hay phản đối ngay lập tức đây?
Theo Tintuconline
Kinh hãi về nhà bạn trai ra mắt, mẹ chồng tương lai hướng dẫn rửa bát chuẩn quy trình 7 bước
Dù đã chính thức làm dâu được vài tháng nhưng Vy vẫn nhớ như in kí ức của lần về ra mắt lần đầu tiên bị mẹ chồng tương lai hướng dẫn rửa bát theo quy trình 7 bước.
Sau đám cưới hạnh phúc cùng người chồng hiền lành, tốt bụng, Vy đang dần hòa nhập với cuộc sống của gia đình nhà chồng. Cô cũng cố gắng nhanh chóng thích nghi để không còn cảm thấy bỡ ngỡ với cuộc sống mới.
Vốn là một cô gái thành thị, là con một nhưng bố mẹ Vy vẫn nghiêm khắc dạy dỗ đến nơi đến chốn. Do đó Vy cũng chẳng nề hà những việc nữ công gia chánh. Cô cũng khá rành công việc dọn dẹp, nấu nướng, thậm chí là sửa chữa những đồ gia dụng đơn giản trong nhà.
Vì lẽ đó, trong lần ra mắt gia đình người yêu lần đầu tiên, dù hồi hộp nhưng Vy khá tự tin với những nền tảng mình có được. Song, không ngờ cô vẫn vấp phải những trở ngại mà đến giờ Vy vẫn nhớ như in.
Sau khi được tiếp đón khá nồng nhiệt lúc ban đầu, cả nhà bắt đầu vào bữa cơm trưa. Ăn xong, Vy giành rửa bát bởi đó là công việc hàng ngày cô vẫn làm ở nhà, mặt khác cô cũng muốn "lấy lòng" mẹ chồng tương lai trong lần đầu đến thăm nhà.
Nhưng Vy không ngờ, mẹ chồng cô khi ấy nhất quyết từ chối và giành làm công việc này. Cô bần thần một lúc rồi nghĩ chắc lần đầu về bà cũng ngại người lạ dọn dẹp nên đứng gần để phụ dọn đồ ra bồn rửa.
Tuy nhiên khi vừa vặn nước từ bồn rửa ra, mẹ chồng tương lai của Vy đã cất lời rao dạy: "Nhà bác rửa bát là phải theo quy trình. Trước tiên cháu phải tráng bát bằng nước gạo. Sau đó tráng qua một lần nước rồi mới bắt đầu hòa nước rửa bát ra rửa sạch bát đũa, xoong nồi. Tiếp tục tráng thêm khoảng 3 lần nước sạch, úp ra rổ cho ráo nước rồi mới úp bát đĩa, đũa thìa, xoong nồi lên giá".
Nghe xong, Vy "đứng hình" luôn vì lúc này mới vỡ lẽ lý do cô không được mẹ chồng tín nhiệm chuyện rửa bát - công việc tưởng chừng như đơn giản, hàng ngày vẫn làm ở nhà của cô giờ đây qua lời mẹ chồng tương lai lại chẳng khác gì một công trình nghiên cứu khoa học nhiều cấp độ.
Ngoài miệng vâng dạ, xem chừng tỏ ý học hỏi nhưng trong lòng Vy thực sự lo lắng. Đây mới chỉ là việc rửa bát hàng ngày thôi đã thế này, không biết những việc lớn khác trong nhà sẽ thế nào. Liệu cô có hòa nhập được vào môi trường mới này hay không?
Cũng may, sau đám cưới, mẹ chồng Vy không đến độ khắt khe với con dâu đến vậy. Nhưng bản thân bà luôn là người sạch sẽ, bảo thủ khi bất di bất dịch mọi đồ vật trong nhà phải gọn gàng và làm đúng quy trình. Chẳng hạn như bà mặc nhiên chuyện rửa bát phải qua 7 bước như vậy, chuyện vo gạo cắm cơm cũng phải vo sạch bằng nước mưa, sau đó cắm cơm nước nóng mới ngon....
Dù mẹ chồng rập khuôn và thường không hài lòng, nhắc ngay khi Vy lãng quên 1 công đoạn nào đó. Thế nhưng Vy luôn tâm niệm, bà cẩn thận như vậy cũng chỉ tốt cho sức khỏe gia đình nên cũng không cảm thấy khó chịu. Song Vy đang lo, sau này vợ chồng cô có thêm con thì không biết việc nuôi dạy và chăm sóc cháu nhỏ, mẹ chồng - con dâu nhà cô có mâu thuẫn gay gắt không?
Theo Emdep
Lý do chồng "không giúp vợ làm việc nhà" khiến các bà vợ sung sướng Phụ nữ luôn muốn được người chồng việc nhà, nhưng 5 lý do "không giúp vợ làm việc nhà" lại nhận được hàng chục nghìn lượt thích. ảnh minh họa Theo Familyshare, một bài đăng của người đàn ông có tên Malik Edwards 5 lý do không giúp vợ làm việc nhà đã nhận được nhiều sự đồng tình từ mọi người, nhất...