Chị ngư dân khuyết tật
Không có đôi chân đôi tay lành lặn nhưng chị Phan Thị Thuận (51 tuổi, thôn Thủy Diện, xã Phú An, H. Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) vẫn vượt lên tật nguyền nuôi mẹ già với nghề làm cá trên phá Tam Giang.
Chị Phan Thị Thuận dùng xe dùng để chợ dụng cụ ra phá đi làm nghề cá – Ảnh: Tuyết Khoa
Tàn mà không phế
Trong căn nhà đơn sơ bên đầm Chuồn (một phần của hệ đầm phá Tam Giang- cầu Hai), chị Thuận khiến nhiều người khâm phục khi có thể làm tất cả công việc nhà rất thuần thục dù đôi chân và đôi tay đều khuyết tật. Đặc biệt, chị còn là một ngư dân thực thụ với nghề làm tôm làm cá trên đầm phá.
Bà Nguyễn Thị Chót (71 tuổi), mẹ của chị Thuận cho biết: “Tôi mang thai nó như những người phụ nữ khác. Nhưng khi sinh ra thì thật chua xót cho con tôi. Đôi chân mất đi đôi bàn chân. Đôi tay cũng co quắp tàn tật, chỉ có một ngón tay lành lặn. Tuy rứa nhưng mấy chục năm nay nó lại là chị đầu của đàn em, là trụ cột gia đình, là chỗ dựa cuối đời của tôi”.
Trong nhà, chị Thuận lết đi khá nhanh trên đôi chân nhiều dị tật. Những khi đi chợ hay đi đâu xa, chị dùng xe lăn di chuyển, vừa nhanh vừa có thể chở đồ đạc. Đối với người dân vùng này, hình ảnh chị Thuận một thân một mình lênh đênh trên phá bắt tôm bắt cá bao nhiêu năm qua đã quá quen thuộc. Với chiếc thuyền nhỏ cùng nhiều dụng cụ, một mình chị Thuận vừa bơi vừa thả lưới, đơm cá từ đầu đêm đến sáng để kiếm mớ tôm mớ cá bán chợ sớm. “Làm rồi quen hết. Mình không đủ tay chân như người ta thì mình bơi chậm, thả lưới ít hơn. Cũng có lúc mưa gió đêm hôm bị lật ghe lật thuyền. Nhưng may được mọi người vớt. Chỉ sợ hư đồ nghề không có tiền mua lại, chứ dân vùng sông nước, ai chẳng biết bơi. Nhìn tui thế thôi, chứ tui bơi cũng được lắm”, chị Thuận chia sẻ.
Mong có sức khỏe nuôi mẹ
Chị Thuận kể, sau cơn bão lịch sử năm 1985, cư dân sống trên phá dần dần định cư trên bờ. Gia đình chị Thuận cũng lên bờ. Nhưng ít lâu sau, bố chị Thuận mất sớm vì bệnh tật. Khi ấy, chị mới ngoài 20 tuổi. Sáu người em của chị còn nhỏ dại, người em út mới lên 6 tuổi. Chị là chị cả nên phải cùng mẹ tảo tần nuôi đàn em. Không chỉ may vá lưới thuê, chị Thuận còn một mình lênh đênh trên đầm phá bắt tôm cá về bán mua gạo. Dần dần các em lớn và có gia đình riêng. Còn lại chị Thuận và mẹ nương vào nhau sống. Năm 2007, ngôi nhà lụp xụp đã được thay thế bằng ngôi nhà bê tông kiên cố nhờ sự giúp đỡ của nhiều nhà hảo tâm. Khi nhắc đến chuyện chồng con, chị Thuận chia sẻ: “Mình không lành lặn như người ta nên cũng chẳng nghĩ đến chuyện đó. Với lại hồi còn con gái, cả đàn em không có cái ăn, mẹ thì ngày càng già yếu nên chỉ biết làm lụng kiếm ít đồng nuôi em thôi”.
Hiện nay, dù đã ngoài 50 tuổi, nhưng chị Thuận vẫn rất nhanh nhẹn. Hàng đêm, chị Thuận vẫn bươn chải đi làm cá trên phá trừ nhưng khi mưa gió. “Người ta khỏe thì làm mỗi đêm có khi vài trăm ngàn. Còn mình chỉ mong mỗi đêm được vài chục ngàn là được. Chỉ mong cho sức khỏe đi làm để còn nuôi mẹ tuổi già. Còn em út cũng chẳng dư giả. Chúng nó cũng làm nghề tôm cá trên phá, lo con cái của nó cũng chật vật lắm rồi”, chị Thuận nói.
Tuyết Khoa
Theo Thanhnien
Tình yêu cổ tích của chàng trai phụ hồ và cô gái tật nguyền
Cưới chồng được 10 ngày, Phong phát hiện ra mình mắc căn bệnh lao cột sống. Với đôi chân bị liệt hoàn toàn, cuộc đời chị từ đây gắn liền với giường bệnh, người chồng mới cưới cũng rời xa ngay sau ngày chị từ bệnh viện trở về...
Video đang HOT
Cổ tích chàng trai phụ hồ và cô gái tật nguyền
Những ngày dưới đáy cùng của sự tuyệt vọng, số phận run rủi đã đưa anh đến bên chị... Và hạnh phúc càng được vun vén khi họ sinh với nhau được một đứa con trong niềm hạnh phúc vô bờ...
Quá khứ đẫm nước mắt
Chị Hồ Thị Phong (SN 1987) là con gái đầu lòng của ông Hồ Hữu Phú và bà Hồ Thị Hành, trú tại xóm Nam Tiến, xã An Hòa (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An). Nghề muối cực nhọc của gia đình không thể chu cấp đủ cho cả bốn chị em ăn học, vậy là Phong đành phải nghỉ học từ năm lớp 6, ở nhà phụ cha mẹ làm muối.
Lớn lên thêm một chút, khi Phong đã trở thành thiếu nữ, chị theo chúng bạn vào Nam làm công nhân bươn chải kiếm sống. Được khoảng hơn 1 năm chị ngược lên vùng Tây Nguyên nhận làm thuê đủ việc như làm cỏ cà phê, hái cà phê, cạo mủ cao su... Không bao lâu sau đó, năm 2005 Phong trở về quê lập gia đình. Cũng từ đây cuộc đời của chị bước vào một ngã rẽ đầy đau khổ và nước mắt!.
Chị Hồ Thị Phong bên đứa con nhỏ.
Chị Phong nhớ lại: "Cuối năm 2005, em có cảm giác đau âm ỉ ở cột sống thắt lưng rồi lan dần xuống hai chân, trời lạnh hoặc mỗi khi trái gió trở trời cơn đau càng thêm dữ dội. Nghĩ là bệnh thông thường, em không chạy chữa đâu cả, vẫn cố gắng đi lại tuy không còn được nhanh nhẹn như trước".
Rồi chị Phong lấy chồng, một người cùng làng, nhiều hơn Phong 8 tuổi. Mối tình ba năm vừa đơm hoa vẻn vẹn 10 ngày thì bệnh chị trở nặng. Chị Phong nhập viện Quân y 103.
Tại đây, bác sĩ khám và chẩn đoán chị bị lao cột sống, phải phẫu thuật sau đó một tuần. Tiếp tục điều trị tại đây thêm ba tuần nữa, chị Phong chuyển ra điều trị nội trú ròng rã suốt 7 tháng trời, nhưng bệnh tình vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm.
Anh Phan Văn Dương đã vượt qua nhiều ngăn cản để đến được với chị Phong.
Cuối năm 2006, gia đình chuyển Phong sang Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương khám lại rồi mổ lại nhưng kết quả vẫn không khả quan hơn. Trở về với đôi chân bị liệt, không thể đi, đứng, cũng không thể ngồi dậy được, lúc nào cũng phải mang ống thông tiểu bên mình, Phong trở nên suy sụp. Người chồng mới đó còn mặn nồng dần trở nên xa cách. Phong tâm sự: "Cuối năm 2006 em ký vào đơn ly hôn anh ấy đã viết sẵn...". Nói đoạn, Phong bật khóc.
Mang trong mình căn bệnh quái ác, hạnh phúc mới đến vội vàng tuột khỏi tầm tay, những cơn bão cuộc đời cứ tới tấp đổ dồn lên số phận người con gái mới ngày nào vẫn còn vô tư trong sáng. Hằng ngày phải chứng kiến cảnh cha về trong những cơn say rồi mắng mỏi đủ chuyện, người mẹ lầm lũi làm lụng còn phải chăm sóc cho Phong từ những việc cá nhân nhỏ nhất, Phong rơi vào tuyệt vọng!
Thời gian đó Phong đã khóc rất nhiều và chỉ nghĩ đến cái chết. Thấy Phong khóc mẹ cũng khóc theo, Phong thương mẹ nên không khóc nữa, cũng không còn nghĩ tới cái chết, nhưng chị khép lại lòng mình, sống trong mặc cảm, tự ti và câm lặng.
Và câu chuyện tình đẹp như cổ tích
Giữa lúc cánh cửa cuộc đời tưởng chừng đã đóng sập lại, thì một ngày đầu năm 2012, Phong đã gặp một chàng trai đất Bắc ít hơn chị hai tuổi, qua một cuộc gọi nhầm điện thoại. Anh là Phan Văn Dương (quê xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, Thái Bình).
Câu chuyện cổ tích tình yêu được viết lên trong thời hiện đại.
"Giọng nói ở đầu dây bên kia dễ nghe quá, em nán lại nói chuyện chào hỏi xã giao mấy câu... trước lạ sau quen, thấy người ta cũng thật thà, muốn chia sẻ nên em nói thật hoàn cảnh của mình, không ngờ anh ấy đi tìm em thật...", Phong tâm sự.
Tháng 5 năm 2012, Dương lặn lội từ Thái Bình về Nghệ An thăm Phong. Anh chia sẻ: "Tận mắt chứng kiến cảnh Phong phải nằm liệt giường với đôi chân cứng đơ, bất động, mọi sinh hoạt cá nhân của Phong đều phải nhờ tới mẹ giờ đã héo hon, già yếu... em không cầm lòng được...".
Tình thương trước đây của Dương dành cho Phong càng lớn hơn. Cũng từ giây phút ấy, chàng trai phụ hồ quyết định gắn bó cuộc đời mình với cô gái tật nguyền!
Ngoài thời gian đi làm phụ hồ, anh Dương còn chăm sóc vợ con.
Vậy nhưng Phong đã nén lại tình cảm, khuyên Dương hãy đi tìm một tình yêu khác: "Anh vẫn còn trẻ, vẫn còn nhiều cơ hội để tìm hiểu, lựa chọn, đừng chôn vùi cuộc đời mình ở đây!". Nhưng Dương vẫn một lòng một dạ, quyết thuyết phục Phong đến với mình.
Từ đấy, Dương về thăm Phong nhiều hơn, tình yêu của hai người càng trở nên thắm thiết. Biết chuyện, cha mẹ Phong hết sức ngăn cấm, họ không muốn Dương phải hy sinh cả đời vì con gái họ.
Dương và Phong đã cố gắng thuyết phục, sau cùng vì quý mến Dương, cha mẹ Phong đã chấp nhận Dương như một thành viên trong gia đình nhưng với tư cách là con nuôi.
Sau những ngày lao động cực nhọc Dương lại trở về bên Phong. Tình yêu mãnh liệt, họ cảm thấy không thể sống thiếu nhau được nữa. Đầu năm 2015, Dương và Phong đã cùng nhau đi đăng ký kết hôn tại ủy ban xã nơi Phong cùng gia đình cư ngụ.
Cũng từ ngày đó, Dương xin phép gia đình Phong cho hai vợ chồng về chung sống trong căn nhà nhỏ của ông bà nội.
Dương trải lòng: "Vì em là con cả trong nhà nên cha mẹ mong em trưởng thành sẽ xây dựng hạnh phúc với một cô gái cùng quê khéo vén việc gia đình. Nhưng em gặp Phong có lẽ là do duyên trời định... Em biết bây giờ em vẫn chưa thể thuyết phục được cha mẹ, nhưng em tin thời gian trôi qua rồi cha mẹ sẽ hiểu, cảm thông và chúc phúc cho vợ chồng em".
Ngày ngày Dương vẫn miệt mài với công việc phụ hồ, tối về lại đỡ đần chăm sóc cho Phong từng miếng cơm, chén nước.
"Đôi trẻ thật lòng yêu thương nhau, người làm cha, làm mẹ không nỡ lòng nào chia đàn xẻ nghé... chỉ mong các con vượt qua mọi khó khăn, thử thách, giữ hạnh phúc bền lâu", bà Hành xúc động rưng rưng.
Hạnh phúc nở hoa
Mới đây bé Phan Hồ Gia Bảo đã chào đời tại bệnh viện đa khoa huyện Quỳnh Lưu trong niềm vui khôn xiết của đôi vợ chồng trẻ. "Hôm vợ vượt cạn em lo lắm, vì vợ em yếu nên các bác sĩ phải can thiệp bằng phương pháp mổ đẻ, thật may là ca mổ diễn ra suôn sẻ, mẹ tròn con vuông, bé cân nặng 2,5 kg, sức khỏe ổn định", ông bố trẻ Phan Văn Dương không giấu được niềm vui kể lại.
Từ hôm vợ sinh, Dương phải nghỉ công việc phụ xây ở nhà đỡ đần, chăm sóc vợ và con trai. Anh không nề hà giúp vợ làm những công việc cá nhân nhỏ nhất. Anh lo lắng cho con từ miếng ăn, giấc ngủ. Anh đảm đương trách nhiệm của một người chồng, người cha, vừa là một người mẹ!
Vợ yếu, con nhỏ nhưng sắp tới Dương sẽ phải nhờ ông bà ngoại chăm sóc để đi làm ăn xa: "Em sẽ cố gắng làm việc để chu cấp cho vợ và con, sau này nếu có dư giả em sẽ cất một cái nhà nhỏ rồi đón hai mẹ con về. Có vất vả mấy em cũng sẽ cố gắng, chỉ mong hai mẹ con ở nhà được bình yên, khỏe mạnh".
Nguyễn Hòe
Theo Dantri
Nỗi đau hôn nhân cận huyết ở Rào Tre Kết hôn cận huyết đang khiến người Chứt ở bản Rào Tre (xã Hương Liên, H.Hương, Hà Tĩnh) đối mặt với nguy cơ suy thoái giống nòi. Cháu Hồ Thị Thu không có bàn chân trái ngay từ khi lọt lòng mẹ - Ảnh: Nguyên Dũng 4 trẻ sinh ra, 1 bị tật nguyền Năm 1991, Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh đưa...