Chỉ nghe tiếng ho của con qua điện thoại, người mẹ tức tốc làm một điều khiến ai xa nhà đều muốn bật khóc
Mỗi lần đau ốm xa nhà là mệt mỏi đủ đường, chả có ai quan tâm chăm sóc, những lúc như vậy mới thấm thía lúc còn ở nhà bên cha mẹ.
Sinh viên đi học xa nhà là vấn đề phiền muộn của bất cứ bạn trẻ nào, xa gia đình, xa bạn bè, tiếp xúc với một môi trường hoàn toàn mới và lạ lẫm. Bên cạnh đó thì nỗi lo cơm áo gạo tiền luôn thường trực, chỉ có thể tự cố gắng vượt qua, tự chăm sóc bản thân từ bữa cơm cho đến giấc ngủ.
Chúng ta phiền muộn một thì cha mẹ lại lo lắng mười, đặc biệt mỗi khi con cái đau ốm thì sự quan tâm từng chút một ở phương xa ấy mới thực sự là điều khiến những đứa con cảm thấy mình vẫn còn nhỏ bé lắm.
Mới đây, một cô bạn có tên Thanh Phượng đã chia sẻ hình ảnh những bọc thuốc được gửi lên cùng những dòng nhắn gửi dặn dò kĩ lưỡng của mẹ khiến ai cũng bùi ngùi muốn chạy ngay về với mẹ.
Bài viết được Phượng chia sẻ khiến nhiều người bùi ngùi nhớ mẹ
Phượng chia sẻ: “Tính mình lười, đi học xa nhà tầm 4 năm cảm cúm thất thường, chả bao giờ đi mua thuốc toàn để nó tự hết, hôm qua mẹ gọi điện nói chuyện nghe ho thì nay bố đã cầm lên cơ quan gọi ship tới tận phòng cho mình thế này. Bịch thuốc bé xíu mà tấm lòng mẹ bao la như biển rộng mọi người ạ. Nhiều lúc nghĩ hay khỏi lấy chồng rồi ước mẹ trường sinh bất lão để được ở bên suốt đời. Sự thật ngoài bố mẹ ra, chả ai yêu thương chúng ta được như thế này cả”.
Video đang HOT
Lời dặn của “bác sĩ mẹ”
Tờ đơn tự viết đơn giản
Khi được hỏi thì cô bạn có cho biết thêm là lúc nhận được mấy gói thuốc của mẹ cũng bất ngờ lắm, mẹ còn gọi điện lại dặn kĩ càng phải ghi chú vào điện thoại lịch uống thuốc cho cẩn thận. Đúng là trưởng thành đến đâu thì cũng không lớn vượt được khỏi vòng tay chở che của cha mẹ.
Thanh Phượng cùng với mẹ của mình
Bên dưới bài đăng, cư dân mạng cũng đã tích cực vào chia sẻ những kỉ niệm của mình với mẹ. Và rằng dù cách biểu hiện có khác nhau thì sau tất cả, tình thương của những người mẹ dành cho các con vẫn giống nhau mà thôi.
Phương Nth: “Mẹ mình 2 ngày sẽ gọi điện lên 1 là chỉ hỏi 1 nội dung: “Hôm nay con có ổn không? Có thấy trong người có gì khác lạ không? Có gì gọi mẹ ngay nhé”, đúng là chỉ có cha mẹ mới thương mình nhất”.
Trần Thanh Tùng: “Rồi sau này nhớ yêu mẹ nhiều hơn cả mẹ yêu mình em nhé!”.
Hoàng Anh: “Nhớ hôm trước cãi nhau với mẹ liền ôm balo bắt xe lên trường, ngồi trên xe khóc thế nào đêm về khan họng mũi rồi ốm luôn. Mãi ốm nặng hơn mới gọi báo mẹ, lúc ấy nghe mẹ chỉ dặn ăn uống thuốc thang lại càng muốn khóc thêm”.
Hoàng Hường: “Lấy chồng xong càng cảm nhận sâu sắc điều ấy luôn”.
Lê Linh: “Bố mình cũng hay ghi chú như vậy đặt trên bàn, còn ký cả tên lên cơ”.
An An: “Em là sĩ tử sắp thi đại học, giai đoạn này mới thấy không chỉ mình áp lực mà bố mẹ cũng áp lực ghê lắm, chỉ ở bên động viên rồi mua đủ thứ đồ ăn tẩm bổ, thấy rõ bố mẹ lo mà cũng chả dám hỏi mình ôn thi các thế nào rồi đặt vấn đề trường này trường kia”.
Theo Helino
"Đỉnh cao" của sinh viên Y Dược: Cứ tưởng vẽ nghệch ngoạc cho vui, ai ngờ đấy là tên của một loại thuốc!
Gọi ngành Y dược là ông tổ của ngành ký hiệu được chưa?
Không ngoa khi nói rằng, nganh Y Dươc co le la một trong nhưng nganh học "khó nhằn" nhât trong tất cả các ngành nghề. Để có thể được người khác gọi mình với danh xưng "bác sĩ", "y tá" thì sinh viên ngành Y Dược phải trải qua cực nhiêu gian truân: tư việc cạnh tranh với số điểm đâu vao phải cao chot vot cho đến 6 năm hoc vơi lich trinh kin mit, hâu như chăng co lây 1 ngay nghi. Hoc Y Dươc nghia la châp nhân canh chi co lên lơp, hoc va thi. Quy trinh đo cư lăp đi lăp lai cho đên khi ra trương mơi thôi.
Khối lượng kiến thức ma sinh viên Y Dươc phai hoc quá nhiều so vơi cac nganh hoc khac, số trình học cung nặng không kem. Môi môt kỳ, sinh viên phai trải qua 6-7 chuyên khoa lẻ, giáo trình của mỗi khoa này dày 200-300 trang, phải học thuộc lòng và hiểu cặn kẽ từng vấn đề nhỏ nhất. Nhưng hoc thê chưa đu, ngành này còn có những kiểu kiến thức không giống ai, đặc biệt phải kể đến một lô ký hiệu về tên thuốc, mà người ngoài nhìn vào cứ tưởng là nét vẽ nghệch ngoạc, ai ngờ đấy là tên của một loại thuốc!
Cảnh giới thượng thừa ngành Y Dược. Ảnh: Bạc hà trắng.
Ngay sau khi đoạn hội thoại "đầy tri thức" này được chia sẻ rần rần, nhiều người tỏ ra bất ngờ và có phần thán phục trước những ai đang làm việc trong ngành Y Dược. Bạn Thảo Hiền cho hay: " Hồi xưa tớ đi khám, ông bác sĩ kia kê đơn mà thế nào tên cuối ổng ghi như 1 đường thẳng, hay hơn nữa là bà bốc thuốc vẫn bốc được". " Nãy có đọc 1 bài trai Y viết thư tình cho bạn gái, bạn gái nhìn xong tưởng bùa nên viết thư cảm ơn lại bảo đã dán lên trước cửa rồi", bạn Kyu Jo nói thêm.
" Tôi sợ nhất là đơn bác sĩ viết tay và tên thuốc bệnh nhân đọc. Bệnh nhân vào mà nói một tên thuốc là não mình phải chạy bằng tốc độ ánh sáng để phân tích tất cả các thuốc có tên giống nhau. Mà có ít gì, chỉ riêng loại para cũng có hàng trăm biệt dược. Tôi cũng đến lạy, strepsil thì đọc thành pepsi, chưa kể m phải biết tiếng lóng, bệnh nhân nói "bánh xe lãng tử" phải biết đường đưa Griseofulvin, bệnh nhân nói "vỉ hạt dưa" phải đưa diamicron...", bạn An Inseo trải lòng.
Từ điển ký hiệu của chuyên ngành Y Dược. Ảnh: Tuoitrenongnhiet.
Có thể khẳng định rằng, "chữ bác sĩ" đã trở thành cụm từ phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn trên cả thế giới. Nét đặc trưng nhất của những vị bác sĩ lành nghề chính là chữ viết tay cực kì xấu, cảm tưởng như có hàng ngàn con giun đang uốn éo trên trang giấy vậy. Điều này khiến các bệnh nhân trở nên ngao ngán mỗi khi đọc những toa thuốc.
Tuy nhiên chúng ta cũng phải thấu cảm rằng, công việc của một bác sĩ tại bệnh viện cũng như tại các phòng khám luôn phải đối mặt với những áp lực nặng nề vì bệnh nhân cứ kéo đến và không có dấu hiệu ngớt đi. Để công việc được đẩy nhanh tiến độ, các bác sĩ buộc phải viết chữ nhanh để đến lượt những bệnh nhân khác. Thế nên việc dùng các ký hiệu đặc biệt hay viết chữ xấu là một điều chúng ta phải thông cảm cho họ.
Theo Helino
Người mẹ nghèo bày trò bập bênh, vui đùa cùng con trước giấc ngủ gầm cầu: 'Tuổi thơ hạnh phúc là khi mẹ cạnh con...' Dù cái nghèo đói và sương gió ngoài kia có khắc nghiệt nhường nào, chỉ cần mẹ cạnh con, mọi thứ rồi sẽ ổn... Hồi nhỏ, cái thuở lên 3 lên 4, chúng ta ai chẳng từng được một lần trèo lên lưng ba để ba làm ngựa, làm máy bay chở ta đi phiêu du khắp bầu trời rộng lớn. Rồi cũng...