Chỉ một sơ suất để rồi ôm nỗi hối hận lâu dài vì thiếu ảnh
Chụp ảnh cưới chưa bao giờ là một điều nhỏ nhặt, đôi khi nó là vấn đề cần quan tâm số 1 trong hôn lễ.
Nhiều cô dâu luôn cảm thấy tiếc nuối sau khi nhận được bộ ảnh cưới của nhiếp ảnh gia sau ngày tổ chức hôn lễ. Nhiều người chỉ vì sơ suất không nhắc trước mà cuối cùng ân hận khôn nguôi vì không có ảnh chụp nào chụp riêng bố mẹ? Bàn tráng miệng trang trí mất công cũng chẳng được mấy tấm lên hình rồi những phút giây thiêng liêng của gia đình, nhiếp ảnh gia lại chụp góc khác.
Chụp ảnh là một cách lưu lại kỷ niệm trong ngày hôn lễ song cũng nhiều người thất vọng khi bị bỏ sót nhiều khoảnh khắc quý giá.
Dưới đây là 11 thời điểm rất quan trọng, các cô dâu hãy trao đổi trước với nhiếp ảnh gia để được chụp hình, không bị sót cái nào trong ngày trọng đại.
1. Thời điểm makeup, chỉ có team con gái ở với cô dâu
Trước khi chú rể đến đón dâu thường là thời gian dành cho cô dâu và các phù dâu, bạn bè. Các cô gái ở bên cạnh nhau kiểu gì cũng cho ra đời những bức ảnh ấn tượng và để lại kỷ niệm sâu sắc. Hãy nhớ ghi lại khoảnh khắc này.
Nó là một nghi thức, một mắt xích nhỏ trước hôn lễ. Nó cũng là hình ảnh rất thân thương của đám cưới.
Chú rể lặng lẽ đợi cô dâu của mình. Cô dâu đi từ từ phía sau anh ấy tiến đến. Chú rể quay lại và phản ứng đầu tiên xảy ra. Có thể là nước mắt, nụ cười… Nó là khoảnh khắc chỉ thuộc về hai người và chắc chắn nhiều khoảnh khắc xúc động trong giây phút đó được sản sinh.
3. Ảnh chụp chung với bố mẹ
Nhiều bạn không nghĩ rằng ảnh chụp với bố mẹ cô dâu chú rể là một phần quan trọng của việc chụp ảnh lễ cưới. Những người bố mẹ trong hôn lễ của các con có cảm xúc rất mâu thuẫn. Họ sẽ vui nhưng cũng có nỗi buồn khó giải thích được. Các bạn đừng quên chụp ảnh kỷ niệm với bố mẹ nhé.
Cơ hội chụp ảnh cùng bố mẹ thực sự khá hiếm, hãy trao đổi trước và chụp những tấm hình đặc biệt nhất nhé.
4. Hình ảnh chia tay bịn rịn khi cô dâu lên xe hoa
Cảnh xúc động nhất của một đám cưới là khi cô dâu lên xe hoa chuẩn bị về nhà chồng. Dù lúc đó là tiếng cười hạnh phúc hay giọt nước mắt bất đắc dĩ thì nó đều thể hiện cảm xúc chân thật một cách tự nhiên nhất.
Những cái ôm của bố mẹ trước khi để con gái lên xe, ánh mắt nhìn nhau qua cửa kính ô tô… đều tạo nên khung cảnh đáng nhớ.
Video đang HOT
5. Lễ rước dâu
Đây là hình ảnh thể hiện cho cao trào nhỏ của đám cưới. Nó có thể được chụp theo sự sang trọng linh thiêng hay vui vẻ tùy vào khung cảnh lúc đó. Hình ảnh cha dẫn con gái vào hôn trường, cha chỉnh sửa tóc cho con khi bước vào địa điểm tổ chức đám cưới thật sự rất đẹp và đáng trân trọng.
6. Lễ bàn giao: Bố trao con gái cho chàng rể
Buổi trao tay là một trong những khoảnh khắc được đón chờ nhất đám cưới. Người cha trao tay con gái cho con rể rồi rời sân khấu. Lúc này, tình cảm giữa bố và con gái tự nhiên sẽ bộc lộ ra, chắc hẳn lúc này sẽ có nhiều người phải bật khóc vì xúc động.
7. Khoảnh khắc đọc lời thề trên sân khấu
Nhiều đám cưới, cặp đôi cô dâu chú rể có nghi thức đọc lời thề nguyện bên nhau. Đó là một khoảnh khắc vô cùng xúc động, thể hiện được tình cảm mãnh liệt của cả hai dành cho nhau.
Nếu quá lo lắng sợ không thể tự đọc lời thề được thì bạn nên chuẩn bị cuốn sổ để ghi những lời thề nguyện vào đó. Hình ảnh cô dâu chú rể ngồi viết lời thề nguyện cũng nên được nhiếp ảnh gia ghi lại.
8. Khoảnh khắc trao nhẫn trên sân khấu
Chiếc nhẫn tồn tại như một biểu tượng của tình yêu. Việc đôi tân hôn trao nhẫn có nghĩa là đôi bên sẵn sàng song hành cũng nhau trong những năm tháng sau này, bất chấp khó khăn, nghèo khó hay giàu sang phú quý.
Mặc dù mỗi cặp đôi đã trải qua nhiều thời khắc lãng mạn trước hôn lễ nhưng chắc hẳn màn trao nhẫn trên sân khấu chắc chắn là một hình ảnh đẹp, tình cảm nhất. Ngay sau đó cả hai có thể gửi cho nhau một nụ hôn nồng nàn hoặc hôn má, hôn trán đầy tình cảm.
9. Chụp ảnh tĩnh vật cưới
Chắc chắn hầu hết các đám cưới đều có phần này. Nó đơn giản là hình ảnh chiếc váy cưới được treo lên chụp hình, đôi giày cưới xinh xinh để trên tấm thảm hay hai chiếc nhẫn cưới đứng cạnh nhau… Ngoài ra, nó còn có thể là hình ảnh về ly rượu, cốc nến, chữ Hỷ… Miễn sao tĩnh vật được sắp xếp chút bối cảnh, tạo cảm giác hôn lễ một cách rõ ràng là được.
10. Khoảnh khắc tương tác với phù dâu phù rể
Đối với nhiều cặp đôi cô dâu chú rể, họ thường có phù dâu phù rể theo cùng. Những tấm ảnh chụp tương tác cùng họ cũng mang đến hiệu quả đáng kinh ngạc.
Bức ảnh bạn yêu thích chắc chắn là bức hình chụp bằng tình yêu. Hãy cố gắng ghi lại những khoảnh khắc trong đám cưới một cách tỉ mỉ và đừng bỏ sót. Sau này, chắc chắn nó sẽ là một kỷ niệm quý giá, không bao giờ lặp lại trong cuộc đời bạn!
Đám cưới mùa nước nổi: Cô dâu chú rể thả dép đi chân trần lội nước
Minh Thư kể tiếp: "Cô dâu chú rể tháo giày bỏ vào túi nilon xách đi. Ba vợ buộc bọc vào chân còn mang nguyên giày.
Các cụ hai bên cũng nhón gót đi, đội bê tráp đỡ lễ tháo luôn cả giày đi chân đất...".
Cô dâu: Minh Thư - nhân viên văn phòng
Chú rể: Nhật Quang - Làm về sự kiện, quảng cáo
Cặp đôi cùng sinh năm 1997 và hiện sinh sống, làm việc tại Long Xuyên, An Giang
Đám cưới được tổ chức tại nhà riêng ở An Giang
Quy mô khách mời: Khoảng 90 mâm
Đám cưới tổ chức vào mùa mưa và cơn mưa ập tới
Có lẽ, mùa nước lũ, mùa nước nổi luôn là những ký ức khó quên đối với người miền Tây. Họ thậm chí còn sống quen, thích ứng với việc tổ chức các hoạt động trong mùa nước lũ. Cũng bởi vậy mà có những đám cưới tổ chức vào những ngày đó. Nó sẽ là một kỷ niệm khó quên trong cuộc đời của cô dâu chú rể và hai bên gia đình.
Đám cưới của cô dâu Minh Thư được tổ chức vào một trong những ngày nước lũ tháng 9 đó.
Minh Thư và chồng Nhật Quang quen biết trong một lần đi làm part-time. Nhưng khi đó, họ vẫn chưa có cảm xúc yêu đương gì. Sau 3 tháng gặp lại, Nhật Quang nhắn tin cho Thư trò chuyện theo phong cách "cục súc". Vậy mà cô gái trẻ lại "đổ" anh chàng bằng tuổi. Chỉ sau vài ngày là họ bắt đầu yêu nhau.
"Yêu 2 năm thì hai bên gia đình ngỏ ý cưới chứ bọn mình cũng chưa tính. Ngày hai bên nói chuyện cũng lạ lắm, không có trịnh trọng hay bày vẽ gì hết. Dưới nhà phụ huynh nói chuyện, trên lầu đằng trai do nhiều công việc nên ngủ quên mất. Phụ huynh bàn việc xong mình lên thông báo ngày cưới là quyết cưới thôi", cô dâu Minh Thư kể.
Hồi đó, hai bên chốt lịch cưới là vào tháng 9. Khi đó cũng là cuối mùa nước nổi, gia đình hi vọng trời quang mây tạnh chứ cũng không nghĩ đến việc mưa lớn gây ngập như thế.
"Bọn mình chuẩn bị cho đám cưới khoảng 4 tháng. Tháng 5 là đi chụp hình rồi bắt đầu chuẩn bị mọi thứ như thuê cổng hoa, thuê rạp cưới, làm thiệp, chuẩn bị lễ gia tiên rồi dàn bưng mâm và mâm quả. Hành trình chuẩn bị cũng giống như nhiều đám cưới miền Tây khác, đơn giản có mà cầu kỳ cũng có", Thư kể.
Thời tiết vẫn đẹp cho đến ngày diễn ra lễ rước dâu. Khi đó, một cơn mưa bất chợt đổ xuống và bắt đầu lũ lên, gây ngập. Khu vực rạp cưới thì khô ráo song vào phía trong gần nhà cô dâu, nước mấp mé ở mép, suýt tràn vào tận nhà, gây khó khăn cho việc di chuyển.
Minh Thư kể tiếp: "Cô dâu chú rể tháo giày bỏ vào túi nilong xách đi. Ba vợ buộc bọc vào chân còn mang nguyên giày. Các cụ hai bên cũng nhón gót đi, đội bê tráp đỡ lễ tháo luôn cả giày đi chân đất...
Vợ chồng nhà hàng xóm đối diện có con nhỏ mà để con bé đó chạy ra che dù hộ tống đoàn rước dâu. Dàn bưng mâm thì có người đội mâm chạy ra, có vài người kèm cô dâu thì cầm áo mưa làm đoàn tàu đi ra. Nói chung đó là một trải nghiệm khá đặc biệt của đám cưới miền Tây, hôn lễ trong cơn mưa khá bất ngờ".
Cưới mùa nước nổi là nét đẹp của văn hóa miền Tây
Trong những bức hình được cô dâu chia sẻ, hình ảnh chú rể, các cô các bác mặc áo dài xách giày trên tay nhưng vẫn cười tươi khiến người ta thấy đặc biệt quá.
Cũng may, qua nhà chú rể xe hơi có thể đi nên không cần rước dâu bằng ghe xuồng làm phương tiện giao thông. Từ nhà gái, nước không quá ngập, xe chạy bon bon đến nhà trai thì trời hết mưa đầy bất ngờ.
"Nhờ trời tạnh mưa mà tiệc diễn ra vẫn bình thường. Khách về hết thì lại mưa tiếp, lại tiếp tục bì bõm. Hôm đó đúng là ai cũng bảo may, khi làm lễ chính không mưa gió gì, thuận lợi cho tất cả mọi chuyện", Minh Thư tâm sự.
Với nhiều cô dâu chú rể, việc có đám cưới mà xảy ra mưa lũ gây ngập sẽ gây phiền phức về nhiều mặt. Tuy nhiên với Minh Thư, nó giống một trải nghiệm đáng nhớ và có chút gì đó bản sắc quê hương.
"Miền Tây gắn liền với sông nước. Từ ngày xưa mình đã được nghe kể những câu chuyện rước dâu bằng xuồng ba lá hay nhà trai nhà gái tất bật chuẩn bị đám cưới vào mùa nước nổi. Bây giờ chính mình lại được trải nghiệm chính điều đó.
Những người lớn ở đây cũng truyền tai nhau rằng có nước là có tiền. Ngày đám cưới mà nhiều nước như thế này thì cô dâu chú rể sau này sẽ làm ăn phát đạt, bởi vậy mình không coi đây là vấn đề gì cả. Trái lại, mình còn nghĩ nó sẽ là kỷ niệm đẹp khó quên suốt cuộc đời", Minh Thư kể thêm.
Có những điều vô tình xảy đến nhưng lại là cơ hội để tạo nên sự kiện để lại dấu ấn đặc biệt. Cô dâu An Giang Minh Thư đã có một trải nghiệm rất tuyệt trong ngày lên xe hoa. Qua câu chuyện của Thư, người ta cũng hình dung được phần nào khung cảnh đám cưới mùa nước nổi đặc trưng ở miền Tây và vô cùng đặc sắc.
Vừa trở về từ tuần trăng mật, tôi giận tím người vì chồng đã tặng căn nhà của hồi môn cho em trai Gặp nhau sau một buổi hẹn hò, tôi và Cường đã yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên, rồi kết hôn không lâu sau đó. Cha mẹ tôi vốn không hài lòng với Cường bởi anh sinh ra trong gia đình trung bình. Mặc dù bố mẹ tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc gả con gái cho một người đàn ông...