Chỉ một câu hỏi đơn giản có thể phân biệt ai giàu ai nghèo
Một doanh nhân đã phỏng vấn 21 tỷ phú giàu nhất thế giới và phát hiện ra rằng sự khác biệt giữa những người giàu và không giàu nằm ở cách họ trả lời một câu hỏi đơn giản về tiền bạc.
Sự khác biệt giữa hai nhóm người giàu có và không giàu có nằm ở cách họ trả lời một câu hỏi, doanh nhân Rafael Badziag viết trong cuốn sách “Bí mật tỷ đô: 20 nguyên tắc của sự giàu có và thành công của tỷ phú”: “Bạn thích điều gì hơn, chăm chỉ làm việc kiếm tiền hay có thể chi tiêu thoải mái?”
Sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo chỉ nằm ở một câu hỏi (nguồn: BI)
Badziag, một doanh nhân và chuyên gia về tâm lý doanh nhân, đã dành 5 năm để thực hiện các cuộc phỏng vấn trực tiếp với 21 doanh nhân – tỷ phú tự thân hàng đầu thế giới, nghiên cứu cuộc sống và cách họ làm việc tại các công ty.
“Sự khác biệt giữa những người thành công về tài chính và những người vẫn phải chịu cuộc sống thiếu thốn tiền bạc là những người giàu có hiểu và luôn có niềm vui khi làm việc kiếm tiền, nhưng họ lại không hề thích việc bỏ tiền ra để chi tiêu”, ông viết.
Doanh nhân – tỷ phú Michal Solowow – người giàu nhất Ba Lan, và Lirio Parisotto – người giàu nhất Nam Mỹ đều tin rằng thói quen tiết kiệm mang lại thành công về mặt tài chính.
Video đang HOT
“Bạn có muốn làm giàu hay không? Có một cách để làm điều đó: Chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được. Nếu bạn chi tiêu ít hơn và bạn tích lũy nhiều hơn, bạn sẽ trở nên giàu có”, tỷ phú Frank Hasenfratz chia sẻ.
Tiết kiệm sinh ra giàu có
Chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được là một yếu tố kinh điển của việc xây dựng sự giàu có. Tiết kiệm và đầu tư nhiều tiền hơn số tiền bạn bỏ ra giúp phát triển lợi ích mang lại từ lãi kép, trong đó tiền lãi bạn kiếm được từ việc đem tiền tiết kiệm đi đầu tư sẽ sinh lời nhiều hơn theo thời gian.
Cam kết tiết kiệm, chi tiêu ít hơn và bám sát kế hoạch ngân sách là một trong những đặc điểm được các tỷ phú đưa ra nhiều nhất khi nói về gia tăng giá trị ròng, theo Sarah Stanley Fallaw, giám đốc nghiên cứu của Viện thị trường Affluent Market Institute.
“Chi tiêu vượt quá khả năng của bạn, chi tiêu thay vì tiết kiệm cho nghỉ hưu, chi tiêu để nuôi ảo mộng trở nên giàu có khiến bạn trở thành nô lệ của tiền lương, thậm chí ngay cả khi có mức thu nhập cao”, cô viết.
Hãy nhìn vào tỷ phú Warren Buffett – một người nổi tiếng đạm bạc và vẫn sống trong ngôi nhà khiêm tốn ở Omaha, Nebraska mà ông đã mua vào năm 1958. Ông ấy cũng không bao giờ nâng cấp lên điện thoại thông minh và chi không quá 3,17 USD (khoảng 70.000 VND) cho bữa sáng hàng ngày, mặc dù giá trị tài sản ròng ước tính mà Warren Buffett sở hữu là 84,6 tỷ USD.
Theo Danviet
Ít ai biết: Jack Ma có được ngày hôm nay là nhờ 3 "quý nhân" này
Jack Ma có thể trở thành doanh nhân, tỷ phú nổi tiếng và được nhiều người ngưỡng mộ như hiện tại là nhờ có công lao rất lớn của 3 quý nhân này
Q uý nhân số 1: Vợ chồng Ken Morley, những người đã khiến Jack Ma được mở rộng tầm mắt
Ken Morley (phía bên trái), người khiến Jack Ma được mở rộng tầm mắt
Vợ chồng Ken Morley được Jack Ma chia sẻ là những người thầy đã giúp ông mở rộng tầm mắt, là người đã mời ông tới Úc. Đó là lần đầu tiên Jack Ma ra nước ngoài, lần đầu tiên được nhìn ra thế giới, cảm giác giống như khi Lưu Bang thấy Tần Thủy Hoàng đi vãn cảnh mà đã phải thốt lên rằng: "Đại trượng phu là phải như vậy!"
Quý nhân số 2: Tsai Chung-hsin: người đàn ông phía sau Jack Ma
Tsai Chung-hsin, người đàn ông phía sau Jack Ma
Tsai Chung-hsin là người đồng sáng lập, phó chủ tịch điều hành của Tập đoàn Alibaba. Tsai gia nhập Alibaba năm 1999, ông đã từ bỏ mức lương 5.8 triệu nhân dân tệ (khoảng 20 tỷ VNĐ) 1 năm lúc bấy giờ để đến làm CFO cho Alibaba với lương tháng chỉ 500 tệ (hơn 1 triệu VNĐ). Hiện tại, ông đang sở hữu khối tài sản trị giá 37,5 tỷ nhân dân tệ (khoảng 129 nghìn tỷ VNĐ), ông chính là một trong những nhân tố quan trọng giúp Jack Ma thành công như ngày hôm nay.
Quý nhân số 3: Son Masayoshi: ân nhân khi Jack Ma gặp khó khăn tài chính
Son Masayoshi và Jack Ma
Son Masayoshi là một doanh nhân người Nhật gốc Hàn, là người sáng lập và hiện tại là tổng giám đốc điều hành của SoftBank, tổng giám đốc điều hành của SoftBank Mobile, chủ tịch hiện tại của Sprint Corporation.
Ở giai đoạn mới khởi nghiệp, thứ mà các công ty thiếu nhất là tiền. Jack Ma chỉ mất 6 phút để thuyết phục Masayoshi, người khi đó thậm chí chưa hề hiểu hết về Alibaba nhưng vẫn quyết định đầu tư 35 triệu USD (khoảng 811 tỷ VNĐ) vào công ty này, tương đương với 49% cổ phần. Sau đó, Jack Ma đề nghị chỉ cần 30 triệu USD (khoảng 695 tỷ VNĐ), tức là 30% cổ phần của công ty, đến cuối cùng lại tự động yêu cầu giảm xuống còn 20 triệu USD (khoảng 463 tỷ VNĐ).
Theo Danviet
Làm việc tốt, được tỷ phú giàu nhất Zimbabwe tặng nhà, 1.000 USD/tháng Việc người phụ nữ 71 tuổi đi bộ nhiều km để đem nhu yếu phẩm đến cho các nạn nhân chịu ảnh hưởng của bão lũ đã khiến tỷ phú giàu nhất Zimbabwe cảm phục. Bà Dilon đi bộ 10km để mang hàng cứu trợ đến cho những người mất nhà cửa. Theo CNN, Plaxedes Dilon, 71 tuổi, trở thành tâm điểm của...