Chỉ mới 2 tháng hái mận bán, ông Địa đã bỏ túi 50 triệu đồng
Lão nông Lù Văn Địa, bản Lả Sẳng ( phường Chiềng An, TP Sơn La, tỉnh Sơn La) từng ăn nên làm ra với nghề trồng dâu nuôi tằm nhưng do điều kiện không có, ông Địa chuyển sang trồng cây mận.
Nhờ phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, cây mận sinh trưởng và phát triển rất tốt. Từ cây mận, gia đình ông Địa đã có cuộc sống ổn định, từng bước làm giàu trên chính mảnh đất mình sinh ra.
Trên đường di chuyển từ Quốc lộ 6 đi xã Chiềng Đen (TP Sơn La) vào những ngày này, bà con người dân tộc Thái ở nơi đây đang tíu tít hái những trái mận Tam hoa (mận hậu) chín mọng, màu đỏ thẫm cuối vụ của mình đến nơi tập kết bán cho thương lái.
Từ trồng mận, ông Địa đang từng bước làm giàu trên chính mảnh đất mình sinh ra.
Tìm đến nhà ông Lù Văn Địa ở bản Lả Sẳng, phường Chiềng An, gia đình ông đang tấp nập thu hái những trái mận căng tròn, mọng nước cho vào những chiếc sọt, giỏ tre. Vừa thu hái được một giỏ mận nặng hơn 30 kg đặt lên bàn cân, trên người lão nông này vẫn còn ướt đẫm mồ hôi như vừa lội xuống ao về nhưng nét ông vẫn tươi tắn khi nhìn thấy người lạ đến thăm nhà.
Mặc dù mận năm nay mất mùa nhưng ông Địa vẫn vui mừng vì giá bán mận cao hơn năm ngoái.
Trên đôi bàn tay chai sần, ông Địa nhanh tay cầm vài trái mận chín mọng mời chúng tôi thưởng thức rồi nói với giọng hổn hển: “Cuối vụ này mận bán được giá cao nên bà con ai cũng vui mừng. Nếu không mất mùa, năm nay bà con trúng lớn rồi và nhà tôi chắc cũng phải thu được trên 10 tấn quả”.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Địa kể: Năm 1993, mảnh đất này được gia đình trồng dâu nuôi tằm – nghề mà bà con hay gọi là “nuôi con ăn cơm đứng”. Thời đó, cuộc sống của người dân nơi đây còn rất khó khăn, không điện, không nước nên tôi chỉ duy trì nghề trồng dâu nuôi tằm được vài năm rồi chuyển sang trồng mận và cà phê.
Những trái mận chín mọng của gia đình ông Địa đang được xếp vào giỏ để chở đến nơi tập kết.
Video đang HOT
Chia sẻ thêm về kỹ thuật chăm sóc cây mận, ông Địa cho biết: Để cây mận sinh trưởng và phát triển tốt, phải làm tốt công việc bón phân và phòng trừ sâu bệnh hại.
Những cành mận sai trĩu quả trong vườn nhà ông Địa đang bước vào vụ thu hoạch cuối cùng.
“Mỗi năm, tôi chia làm 3 đợt để bón phân. Đợt 1, bón vào tháng 3, dùng phân chuồng ủ hoai mục kết hợp với phân hóa học để cung cấp chất dinh dưỡng nuôi hoa, quả mận. Đợt 2, sau khi thu hoạch xong, tháng 6, 7 dùng phân lân Lâm Thao, kali và một số phân khác bón cho vườn mận. Đợt 3, đến tháng 11, bón thêm phân hóa học để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trước khi ngủ đông. Cứ mỗi năm, tôi lại chuyển sang sử dụng một loại phân khác” – ông Địa tiết lộ.
Ông Địa bảo: Gia đình thường xuyên được cán bộ Hội Nông dân, khuyến nông đến tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây mận nên năm nay diện tích mận của nhà không bị sâu bệnh nào tấn công”.
Theo ông Địa, ngoài bón phân, cần phun thuốc phòng trừ sâu bệnh và đốn tỉa cành tạo tán cho cây mận. Việc làm này sẽ giúp một số cành chính phát triển khỏe hơn, cây được thông thoáng và hạn chế được một số loại sâu bệnh thường gây hại cho cây mận như sâu, rệp trú ẩn.
Hiện, ông Địa có 1,9 ha mận. Nhiều cây có độ tuổi từ 18 – 20 năm nên cho chất lượng quả rất ngon. Năm 2018, ông Địa thu được 8 tấn quả tươi, với giá bán bình quân là 9.000đ/kg, thu được trên 70 triệu đồng.
Ngoài giống mận màu đỏ, ông Địa còn trồng được loại mận vàng cho chất lượng quả ngon ngọt không kém.
“Năm nay, do điều kiện thời tiết không thuận lợi, mận ít quả nên gia đình mới thu được 4 tấn. Giá mận vụ này cao hơn năm ngoái tới 4.000đ, với giá bán tại vườn từ 13.000đ – 15.000đ/kg. Sau 2 tháng thu hoạch mận tôi đã thu được trên 50 triệu đồng” – ông Địa bảo vậy.
Theo ông Địa, làm nông nghiệp khá vất vả nhưng khi nhìn thấy vườn cây trái cho quả ngọt hái ra tiền, các thành viên trong gia đình ai nấy đều phấn khởi.
Ông Địa cho hay: So với các loại cây trồng khác thì cây mận cho hiệu quả kinh tế cao và tốn ít công chăm sóc hơn. Đối với người dân vùng cao chúng tôi, chỉ trong 2 tháng thu hái quả bán mà cũng kiếm được 50 triệu đồng là phấn khởi lắm rồi.
Từ trồng cây mận, đời sống gia đình ông Đỉa đang ngày một nâng lên. Trong thời gian tới, ông Địa sẽ tiếp tục áp dụng khoa học kỹ thuật để chăm sóc vườn mận của nhà để nâng cao năng suất, sản lượng. Đồng thời, chuyển đổi diện tích cây cây cà phê còn lại sang trồng mận để nâng cao thu nhập cho gia đình.
Theo Danviet
Ngắm vườn hoa cúc bán Tết lớn nhất phố núi Sơn La
Những thảm hoa cúc vàng, cúc trắng chuẩn bị bung nở, ngập lối đi, nằm ngay giữa lòng phố núi (thành phố Sơn La), càng làm cho không khí đón xuân trở nên nhộn nhịp, sôi động. Tạo nên không gian đẹp lung linh, quyến rũ, hấp dẫn, khiến bất cứ ai ngang qua cũng phải đưa mắt ngắm nhìn.
Chủ nhân của khu vườn là bà Đỗ Thị Cấm, ở bản Tông (xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La). Người đã có thâm niên gắn bó với nghề trồng hoa 25 năm. Để có được vườn đẹp này, cách đây 4 tháng bà Cấm đã bắt đầu trồng để hoa nở vào đúng dịp tết. Cả khu vườn chỉ có 2 loại, hoa cúc vàng và hoa cúc trắng.
Theo bà Cấm, hiện vườn hoa của bà là để phục vụ Tết. Nên từng cây, từng bông hoa được bà chăm chút rất thận trọng, tỷ mỷ, kỹ càng. Bởi chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, phải giữ chăm cho hoa nở vào đúng thời điểm.
Bà Cấm nói rằng, bà quê gốc ở Mê Linh (Hà Nội), một vùng quê nổi tiếng với nghề trồng hoa. Năm 2013, bà cùng gia đình rời quê hương lên trồng hoa tại thành phố Sơn La. Trước đó, bà đã có thời gian 20 năm gắn bó với nghề trồng hoa, nên bà rất am hiểu về các loài hoa và cách chăm sóc hoa.
Xung quanh khu vườn rộng hơn 1.000 m2 của bà Cấm được bao bọc bưởi hệ thống nhà lưới và hệ thống tưới ẩm tự động. Để có được nơi trồng hoa lý tưởng này, cách đây 5 năm, gia đình bà đầu tư gần 200 triệu đồng làm hệ thống giàn, mái che.
Bà cấm chia sẻ: Hoa cúc là một trong những loại khó khó tính, yêu cầu người chăm sóc phải có tay nghề, kinh nghiệm, mới tạo ra được những bông hoa to, màu sắc đẹp, không bị pha lẫn với các loài hoa khac.
Chia sẻ về cách chăm sóc hoa, bà Cấm nói rằng: Mỗi ngày tưới nước cho hoa một lần, phải giữ cho đất luôn ẩm để cây hoa luôn xanh tươi. Ngoài ra, cách sử dụng phân, thuốc hợp lý để phòng trừ bệnh, sâu hại. Thường xuyên tỉa cành, lá để cây tập trung dinh dưỡng nuôi hoa.
Để cho cây hoa phát triển như ý, hoa đẹp, khi trồng khoảng 20 ngày đầu phải thắp bóng đèn điện chiếc sáng cho cây vào ban đêm, để cây hấp thụ ánh sáng, kéo dài thân hoa. Thiếu ánh sáng cây phát triển kém, hoa nở không đều, dễ bị khách chê.
Dịp tết là thời điểm trong mỗi gia đình đều dùng đến hoa để trang trí nhà cửa, để không khí đón xuân thêm trang hoàng, rực rỡ, vui vẻ, nồng ấm. Chính vì vậy vào dịp tết hoa thường bán được giá cao hơn ngày thường, giá giao động từ 4.000 đồng - 5.000 đồng/bông. Hiện vườn hoa cúc của bà Cấm trồng hơn 5.000 vây cúc trắng, 50.000 cây cúc vàng.
Những bông cúc trắng chuẩn bị khoe sắc thắm, cảm giác như Tết đang về
Nhờ được chăm sóc tốt nên hoa nở rất đẹp
Theo Danviet
Nuôi cả nghìn con "thủy quái" dưới ao bèo, bán chạy như tôm tươi Ông Phạm Bá Bắc sinh năm 1963, bản Panh (xã Chiềng Xôm, TP.Sơn La, tỉnh Sơn La) nuôi hàng nghìn con ba ba gai dưới ao bèo. Với những con ba ba gai to "khổng lồ", nhiều người nói vui là ông Bắc nuôi "thủy quái" trong ao bèo bán chạy như tôm tươi. Ông là một trong những hộ đi đầu trong...