Chỉ mắc cúm cũng có thể tử vong
Mới đây, một bệnh nhi (27 tháng tuổi ở xã Hòa An, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) đã tử vong do mắc cúm A/H1N1.
Đáng nói, khi trẻ bị sốt, ho, người nhà đã tự mua thuốc về cho bé uống, khi không thấy đỡ mới đưa đi viện. Tuy nhiên, chẩn đoán cho thấy cháu đã biến chứng từ bệnh cúm sang viêm phổi nặng nên không qua khỏi.
Chủ quan với bệnh cúm
Ông Biện Ngọc Tân – Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Phú Yên xác nhận, ngày 9/12 vừa qua, một bệnh nhi đã tử vong với kết quả xét nghiệm dương tính với cúm A/H1N1. Cụ thể, bệnh nhi là V.V.M.N (27 tháng tuổi, ở xã Hòa An, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên). Gia đình cho biết, bệnh nhi N có dấu hiệu sốt, ho vào ngày 29/11 và người nhà đã tự mua thuốc uống nhưng không rõ thuốc gì. Ngày 30/11, khi thấy bệnh nhi không có dấu hiệu thuyên giảm gia đình đưa đến Bệnh viện Sản – Nhi Phú Yên điều trị và được chẩn đoán là viêm phổi nặng.
Tiêm vaccine phòng cúm là biện pháp dự phòng hiệu quả nhất. (Ảnh minh họa) T.K
Theo Tổ chức Y tế thế giới, những người có nguy cơ cao mắc bệnh cúm mùa bao gồm: Phụ nữ đang mang thai, người cao tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi, người mắc bệnh mãn tính, nhân viên y tế. Sử dụng vaccine cúm là biện pháp dự phòng hiệu quả làm giảm 89% nguy cơ lây nhiễm cúm ở người khỏe mạnh, 78% số ngày nghỉ việc ở những người có độ tuổi làm việc, giảm 57% nguy cơ nhập viện và 67% nguy cơ tử vong ở tuổi già, giảm 85% nguy cơ bị hội chứng cúm và giảm 41% nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.
Sau đó, người nhà xin chuyển viện đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định để điều trị. Tại đây, bác sĩ cũng chẩn đoán bệnh nhân bị viêm phổi nặng. Đến ngày 6/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định lấy mẫu xét nghiệm gửi về Viện Pasteur Nha Trang và được trả lời kết quả xét nghiệm dương tính với cúm A/H1N1. Ngày 9/12, bệnh nhi tiên lượng xấu nên người nhà xin về và đã tử vong trên đường.
Video đang HOT
Trước đó, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum cũng cho biết, ngày 8/11, bệnh nhân nữ N.T.T (37 tuổi, ni cô ở chùa Pháp Hoa, xã Hòa Bình, TP.Kon Tum) đã tử vong sau khi mắc cúm A/H1N1 sau 13 ngày mắc bệnh. Đến ngày 13/11, cũng tại Kon Tum, một bệnh nhân nữ khác (50 tuổi, trú thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô) cũng đã tử vong vì cúm A/H1N1. Đáng nói bệnh nhân này đã tiếp xúc với ni cô T tử vong vì cúm A/H1N1 trước đó.
Ngay sau đó, ngành y tế Kon Tum đã phải cách li theo dõi 44 người khác có tiếp xúc với ni cô T. Và cho uống thuốc Taminflu để phòng cúm.
“Hiện nay, rất khó để phân biệt giữa cúm A/H1N1 với cúm mùa thông thường. Chính vì vậy, khi có triệu chứng như: Ho, sốt, đau đầu… cần đến các cơ sở y tế để thăm khám. Và chỉ có lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm thì mới có thể khẳng định được có mắc cúm A/H1N1 hay không. Do đó, người dân không nên chủ quan với bệnh tật, nếu sốt cao, li bì, mệt mỏi thì phải đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám” – ông Tân khuyến cáo.
1,6 – 1,8 triệu người/năm mắc cúm
Dịch cúm theo mùa là một bệnh nhiễm virus có xu hướng bắt đầu lan rộng vào mùa thu và đạt đến đỉnh điểm trong những tháng đông. Cúm mùa có thể tiếp tục xuất hiện vào mùa xuân, thậm chí vào tháng 5 và thường tạm lắng trong những tháng hè. Theo ông Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng phụ trách Cục Y tế dự phòng, cúm mùa là bệnh lây truyền qua đường hô hấp cấp tính, có thể xảy ra ở nhiều mức độ như đại dịch, dịch, dịch nhỏ địa phương và các trường hợp tản phát.
Hàng năm, trên thế giới có khoảng 20 – 30% trẻ em và 5 – 10% người lớn mắc bệnh cúm; trung bình các vụ dịch cúm gây bệnh cho khoảng 500 – 800 triệu người/năm, trong đó khoảng 5 triệu trường hợp bị bệnh cúm nặng và 250.000 – 500.000 trường hợp tử vong. Tại Việt Nam, hàng năm ghi nhận 1,6 – 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm.
Theo các chuyên gia y tế, cúm A/H1N1, cúm B, cúm A/H3N2 đều là các loại cúm thông thường và ít khi đe dọa đến tính mạng. Hầu hết các bệnh nhân bị cúm chỉ cần uống thuốc giảm sút và tự khỏi. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp biến chứng từ cúm gây tử vong, đặc biệt là ở những bệnh nhân có bệnh mãn tính, người già, trẻ em, thai phụ.
Biến chứng nguy hiểm thường gặp ở cúm là viêm phổi hoặc làm nặng thêm các vấn đề mãn tính khác như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, suy tim. Cúm cũng có thể gây viêm não, tim hoặc cơ bắp của bệnh nhân, dẫn đến nhiễm trùng huyết và nguy cơ tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức.
Theo danviet.vn
Một bệnh nhi tại Phú Yên tử vong do cúm A/H1N1
Một bệnh nhi 27 tháng tuổi sinh sống tại xã Hòa An, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên, được xác định đã tử vong do mắc cúm A/H1N1.
Ngành y tế của tỉnh Phú Yên đang tích cực điều tra, phối hợp, giám sát khu vực có người bệnh để tránh lây lan.
Bác sĩ Biện Ngọc Tân trao đổi với báo chí về ca bệnh.
Chiều 11/12, trao đổi với phóng viên, bác sĩ Biện Ngọc Tân, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Phú Yên cho biết: Trường hợp mắc bệnh và tử vong là bệnh nhi nam tên V.V.M.N, sinh năm 2017. Bệnh nhân khai sống tại phường 5, thành phố Tuy Hòa, tuy nhiên thực tế sinh sống tại xã Hòa An, huyện Phú Hòa.
Bệnh nhân có dấu hiệu sốt, ho vào ngày 29/11 và người nhà đã tự mua thuốc uống (không rõ thuốc gì).
Ngày 30/11, khi thấy không có dấu hiệu thuyên giảm, gia đình đã đưa đến Bệnh viện Sản - Nhi Phú Yên điều trị, được chẩn đoán là "Viêm phổi nặng".
Ngày 4/12, tình trạng bệnh nặng hơn nên người nhà xin chuyển viện đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định để điều trị. Tại đây, bác sĩ cũng chẩn đoán bệnh nhân bị "Viêm phổi nặng".
Đến ngày 6/12, Bệnh viện đa khoa tỉnh lấy mẫu xét nghiệm gửi về Viện Pasteur Nha Trang và được trả lời kết quả dương tính với cúm A/H1N1.
Ngày 9/12, bệnh nhân tiên lượng xấu nên người nhà xin về và đã tử vong trên đường.
Ngay sau khi có bệnh nhân tử vong do cúm A/H1N1, các đơn vị y tế của tỉnh Phú Yên đã lấy mẫu xét nghiệm những người trong gia đình có tiếp xúc với bệnh nhân gửi Viện Pasteur Nha Trang để xét nghiệm. Tuy nhiên, một số người trong gia đình không hợp tác nên chỉ thu được 4 mẫu/10 người.
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Phú Yên đã cấp hóa chất cho gia đình, hướng dẫn vệ sinh môi trường, dụng cụ trong gia đình; tuyên truyền tới các hộ gia đình xung quanh biết về bệnh cúm A/H1N1 và cách phòng chống. Trung tâm Y tế huyện Phú Hòa, Trạm Y tế xã Hòa An theo dõi tình trạng sức khỏe của 10 người tiếp xúc gần với bệnh nhân và các hộ xung quanh trong vòng 14 ngày.
Bác sĩ Biện Ngọc Tân, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Phú Yên khuyến cáo: Hiện nay rất khó để phân biệt giữa cúm A/H1N1pdm với cúm mùa thông thường. Vì vậy, khi có triệu chứng như: ho, sốt, đau đầu... cần đến các cơ sở y tế để thăm khám. Chỉ có lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm mới có thể khẳng định được có mắc cúm A/H1N1 hay không.
Các gia đình cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi ở như: Rửa tay bằng xà phòng; lau sạch các bề mặt dụng cụ hay tiếp xúc (sàn nhà, cầu thang) bằng chất rửa tẩy...
Tin, ảnh: Xuân Triệu
Theo TTXVN
Chưa ghi nhận vi rút cúm đột biến gen, tuyệt đối không tự ý dùng Tamiflu Hiện tại Việt Nam chưa ghi nhận chủng vi rút cúm mới, cũng chưa ghi nhận có sự đột biến gen làm tăng độc tính hay gây kháng thuốc ở các chủng vi rút cúm lưu hành trên người. Ảnh minh họa: Internet Số liệu thống kê của Cục Y tế Dự phòng cho thấy, tại nước ta năm 2019, số ca mắc...