Chỉ lấy phiếu tín nhiệm 1 lần là tước quyền “sửa sai” của cán bộ?
Kết quả lần thứ 2 lấy phiếu tín nhiệm đã ghi nhận nỗ lực hành động, chuyển biến của nhiều Bộ trưởng. Vậy chỉ lấy phiếu 1 lần/nhiệm kỳ là tước đi quyền được ghi nhận của các chức danh về nỗ lực của mình? Họ sẽ mãi “mang tiếng” bị tín nhiệm thấp?…
Bà Nga cho rằng, chỉ lấy phiếu tín nhiệm 1 lần/nhiệm kỳ, các chức danh không có cơ hội chứng minh nỗ lực phấn đấu của bản thân. (Ảnh: Việt Hưng)
Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga nêu ra hàng loạt câu hỏi trong phiên thảo luận chiều 20/11 của Quốc hội về việc sửa đổi Nghị quyết 35 năm 2013 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
Thẳng thắn nêu quan điểm khác với bản dự thảo Nghị quyết sửa đổi mới nhất trình ra Quốc hội với việc giữ nguyên 3 mức đánh giá “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”, đại biểu Lê Thị Nga nêu ra 3 vấn đề liên quan đến nội dung này.
Trước hết, đề cập đến đến việc tổng kết thực tiễn qua 2 lần lấy phiếu tại Quốc hội vừa qua để sửa quy định, bà Nga khẳng định quán triệt nghiêm nguyên tắc: cán bộ là công tác của Đảng, những quy định của nhà nước liên quan đến công tác đánh giá cán bộ cần phải có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền.
Bà Nga đề nghị Quốc hội tổ chức thăm dò ý kiến từng đại biểu Quốc hội một lần nữa trước khi “quyết” hướng sửa Nghị quyết 35, xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền một lần nữa để đảm bảo ý kiến của Đảng, quyết định của Quốc hội phù hợp với nguyện vọng của cử tri.
(Biểu đồ: Quang Huy)
Về các mức độ thể hiện trên phiếu tín nhiệm, Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp cho rằng việc giữ nguyên 3 mức tín nhiệm là chưa phù hợp.
Xuất phát từ bản chất của lấy phiếu là “thăm dò mức độ tín nhiệm”, bà Nga cho rằng cần trả lời câu hỏi, chức danh cụ thể được lấy phiếu có được Quốc hội tín nhiệm không, được tín nhiệm ở mức độ nào? Quy định 3 mức tín nhiệm dẫn đến hệ quả, chưa cần tiến hành lấy phiếu đã mặc định trước kết quả là tất cả các chức danh đều được tín nhiệm, việc lấy phiếu chỉ còn có ý nghĩa xác định tín nhiệm cao, vừa, hay thấp mà thôi.
Video đang HOT
Bà Nga lật lại vấn đề, sau cả năm thực thi nhiệm vụ, có những lĩnh vực chuyển biến tích cực, có những lĩnh vực chưa chuyển biến nhiều, thậm chí một số mặt có dấu hiệu đi xuống, vậy thì dựa trên căn cứ thực tiễn nào, căn cứ khoa học và pháp lý nào mà Quốc hội lại ấn định là tất cả những người đứng đầu đều mặc nhiên được tín nhiệm trước khi lấy phiếu?
“Không có quy định “không tín nhiệm” là vô hình chung đã hạn chế quyền của đại biểu trong trường hợp đại biểu không tín nhiệm một chức danh nào đó và qua đó đã hạn chế luôn cả quyền này của cử tri vì lá phiếu đánh giá của đại biểu Quốc hội là thực hiện sự ủy nhiệm của cử tri. Đại biểu không có cách nào để thể hiện chính kiến của mình, nếu ghi thêm chữ “không tín nhiệm” thì phiếu trở thành không hợp lệ” – bà Nga phản ánh.
Đòi hỏi có mức phiếu “không tín nhiệm”, nữ đại biểu cho rằng, việc đó là sự thể hiện phù hợp với quy định đánh giá cán bộ “không hoàn thành nhiệm vụ” thể hiện tại Điều 29 Luật cán bộ, công chức.
Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp cũng nhận xét, quy trình lấy phiếu đặt ra những giới hạn khá thận trọng, ít có khả năng xảy ra hệ quả xấu đối với người được lấy phiếu (như các quy định về trên 2/3 số phiếu thấp hoặc 2 năm liên tiếp quá nửa số phiếu thấp và qua nhiều thủ tục xem xét của cơ quan có thẩm quyền…).
Nữ đại biểu đặt câu hỏi: “Những quy định này đã giúp cho việc lấy phiếu tín nhiệm đáp ứng yêu cầu thực sự là một hình thức Quốc hội giám sát, nhắc nhở, cảnh báo để làm tốt hơn?”.
Bà Nga thẳng thắn đề nghị sửa quy định theo hướng chỉ quy định 2 mức đánh giá “tín nhiệm” và “không tín nhiệm”. Trong ô “tín nhiệm” chia nhỏ thành 2 mức “tín nhiệm” và “tín nhiệm cao”.
Đại biểu Lê Thị Nga cũng không tán thành hướng quy định chỉ lấy phiếu một lần duy nhất trong nhiệm kỳ vì việc này không đảm bảo mục đích lớn nhất của hoạt động này là nâng cao hiệu quả giám sát. Theo đánh giá của đại biểu, giám sát bằng hình thức lấy phiếu tín nhiệm, công bố công khai trước toàn dân đang được cử tri đánh giá là hình thức giám sát có hiệu quả nhất, có tác động tích cực đến hiệu quả quản lý điều hành và đến đời sống nhân dân.
Lấy phiếu một lần duy nhất cũng không đảm bảo mục đích “giúp người được lấy phiếu thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động” thể hiện tại Điều 3 dự thảo Nghị quyết sửa đổi.
“Nếu kết quả lấy phiếu lần đầu cho kết quả mức độ tín nhiệm đối với một chức danh không cao thì lần thứ 2 lấy phiếu vào ngày 15/11 vừa qua đã ghi nhận nỗ lực hành động, chuyển biến của nhiều Bộ trưởng. Vậy tại sao chúng ta tự tước đi quyền ghi nhận của Quốc hội, quyền được ghi nhận của các chức danh về nỗ lực khắc phục hạn chế của họ? Họ sẽ mãi mãi mang tiếng là bị tín nhiệm thấp?” – Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp day dứt.
Bà Nga dẫn chứng, phân tích kết quả phiếu tín nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, của Thống đốc Ngân hàng nhà nước sau 2 lần lấy phiếu đã minh chứng rất thuyết phục cho việc cần thiết phải có hai lần lấy phiếu trong một nhiệm kỳ.
Xét về thời điểm lấy phiếu đề xuất là vào kỳ họp cuối của năm thứ 3, bà Nga lập luận, là sau gần 30 tháng kể từ khi được bầu hoặc phê chuẩn, quá muộn và làm giảm hiệu quả của giám sát. Nêu kinh nghiệm đánh giá cán bộ ở các nước là sau 6 tháng nhưng nữ đại biểu cũng nhìn nhận, đối với những lĩnh vực rộng lớn và phức tạp, để chính sách đi vào cuộc sống cần có thời gian nhất định và lấy phiếu lần đầu vào năm thứ 2 của nhiệm kỳ như đã thực hiện là hợp lý.
Bà Nga phân tích, khi đó, cử tri khó có thể chấp nhận việc sau khoảng 1 năm rưỡi (tức gần 1/3 nhiệm kỳ) mà người đứng đầu chỉ mới làm quen với công việc; sau 1 năm rưỡi mà việc chỉ đạo, điều hành nhất là đối với những vấn đề nóng, bức xúc trong đời sống dân sinh chưa có kết quả trên thực tế. Và cử tri cũng không thể chấp nhận với chừng ấy thời gian mà đại biểu chưa đủ khả năng, chưa đủ điều kiện để làm tốt được công tác giám sát, đánh giá.
P.Thảo
Theo Dantri
Không cấp thẻ căn cước công dân cho trẻ dưới 14 tuổi
Từ ý kiến các đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất chỉ cấp thẻ căn cước công dân cho người đủ 14 tuổi trở lên. Như vậy, trẻ em sinh ra vẫn phải làm giấy khai sinh như hiện nay.
Ngày 20/11, Quốc hội chính thức thông qua Luật Căn cước công dân với đa số đại biểu tán thành. Trước khi đại biểu thông qua Luật Căn cước công dân, ông Nguyễn Kim Khoa - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Quốc hội đã báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước công dân.
Kết quả biểu quyết thông qua Luật Căn cước công dân
Cụ thể, ông Khoa cho biết, một số ý kiến đề nghị bổ sung thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như tên gọi khác, nhóm máu, tình trạng hôn nhân, một số thông tin về anh, chị, em...; có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định về thông tin giới tính, quê quán...; có ý kiến đề nghị phân loại thông tin theo từng nhóm.
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bổ sung quy định về thông tin nhóm máu tại điểm m khoản 1 Điều 9 của dự thảo Luật theo hướng không phải là thông tin bắt buộc mà theo yêu cầu của công dân. Đối với các thông tin khác đại biểu Quốc hội đề nghị, như đã giải trình tại Báo cáo số 756, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, những thông tin được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là những thông tin cơ bản về công dân được sử dụng thống nhất trong các cơ sở dữ liệu chuyên ngành nhằm phục vụ nhân dân.
Những thông tin như tên gọi khác, anh, chị em ruột... sẽ được thu thập, cập nhật trong các cơ sở dữ liệu chuyên ngành phù hợp với yêu cầu quản lý của từng ngành, lĩnh vực. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị chỉ bổ sung quy định thông tin về nhóm máu như dự thảo Luật trình Quốc hội.
Trước ý kiến đề nghị giao Chính phủ quy định cụ thể cấu trúc số định danh cá nhân; ý kiến khác đề nghị quy định một số nguyên tắc xác lập số định danh cá nhân hoặc sử dụng số chứng minh nhân dân hiện nay làm số định danh cá nhân, ông Khoa cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, việc xác lập số định danh cá nhân phải bảo đảm tính khoa học, tính khả thi, căn cứ vào yêu cầu quản lý và phù hợp thực tiễn. Do đó, việc giao Chính phủ quy định về vấn đề này là phù hợp.
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh sửa Điều 12 giao Chính phủ quy định cụ thể về cấu trúc số định danh cá nhân như dự thảo Luật trình Quốc hội.
Với ý kiến đề nghị sử dụng tên gọi Chứng minh nhân dân thay cho thẻ Căn cước công dân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, tên gọi thẻ Căn cước công dân phù hợp với tên gọi của Luật, phù hợp nội dung các thông tin trên thẻ và giá trị sử dụng của thẻ là để chứng minh thông tin căn cước của công dân.
Đồng thời để thực hiện mục tiêu hiện đại hóa giấy tờ công dân tiến tới sử dụng thẻ công dân điện tử theo Đề án 896 của Chính phủ và phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế, hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng tên gọi này. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ tên gọi thẻ Căn cước công dân như dự thảo Luật trình Quốc hội.
Về tuổi cấp thẻ căn cước công dân, ông Khoa cho biết, vấn đề này, có hai loại ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất đề nghị quy định cấp thẻ Căn cước công dân cho người từ 14 tuổi trở lên. Loại ý kiến thứ hai nhất trí với quy định cấp thẻ Căn cước công dân cho người dưới 14 tuổi như dự thảo Luật.
Ngày 1/11, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Đoàn thư ký kỳ họp gửi Phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội về quy định tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân. Kết quả phiếu xin ý kiến cho thấy, có 61% đại biểu Quốc hội nhất trí với loại ý kiến thứ nhất; 27% đại biểu Quốc hội nhất trí với loại ý kiến thứ hai; 12% đại biểu Quốc hội có ý kiến khác.
Tiếp thu đa số ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý dự thảo Luật quy định cấp thẻ Căn cước công dân cho người từ 14 tuổi trở lên và chỉ đạo rà soát, chỉnh lý các quy định liên quan cho phù hợp.
Nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân, ông Khoa cho biết, có ý kiến đề nghị chỉnh lý Điều này để phù hợp với quy định về việc cấp thẻ Căn cước công dân từ 14 tuổi trở lên; bổ sung quy định về sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trên thẻ; chỉnh lý một số thông tin trên thẻ Căn cước công dân. Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý nội dung Điều 18 như dự thảo Luật trình Quốc hội.
Đối với hạn sử dụng của thẻ Căn cước công dân, theo ông Khoa một số ý kiến đề nghị quy định trường hợp công dân mới được cấp hoặc đổi thẻ Căn cước công dân mà gần đến tuổi đổi thẻ theo quy định thì không phải đổi lại thẻ hoặc quy định chỉ cập nhật thông tin, không phải đổi thẻ theo độ tuổi.
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý tên Điều 21 như dự thảo Luật cho phù hợp và quy định theo hướng trường hợp công dân được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trong thời gian 2 năm trước tuổi quy định phải đổi thẻ thì được tiếp tục sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo như dự thảo Luật trình Quốc hội.
Quang Phong
Theo Dantri
"Duyệt" chức danh Tổng thư ký Quốc hội Với 432 đại biểu cho "phiếu thuận" (tương đương 86,92% tổng số đại biểu), Quốc hội vừa thông qua Luật tổ chức Quốc hội sửa đổi. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội sẽ chính thức được trao nhận chức danh mới - Tổng Thư ký Quốc hội từ 1/1/2015 tới. Sẽ có chức danh Tổng Thư ký Quốc hội từ 1/1/2015 (Ảnh: Chính...