Chỉ lấy chồng già, góa vợ và không con
Hình ảnh các hoàng tử đẹp trai, hào hoa ngày càng ít xuất hiện trong giấc mơ của nhiều cô gái trẻ. Họ thích… chồng già.
Tầm gửi thế hệ mới
Trâm, một sơn nữ Tuyên Quang, chua xót nhận kết quả thi đại học. Trượt, Trâm cay đắng nuốt nước mắt vào trong, quyết tâm về thủ đô ôn luyện.
Được một người quen giới thiệu, Trâm may mắn thuê được một phòng trọ khá sạch đẹp và hợp túi tiền. Xóm trọ gồm ba phòng và nhà “ông chủ”. Hai phòng bên cạnh là của hai anh sinh viên mới tốt nghiệp, họ đi làm liên miên, cuối tuần mới tạt qua nhà một chút.
Vậy là xóm trọ hầu như lúc nào cũng chỉ có Trâm và ông chủ. Gọi là ông chủ chứ thực ra “anh ấy” mới ngoài 30. Anh sống một mình khiến Trâm tò mò. Qua những lần nói chuyện đầu tiên, cô biết được vợ anh đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan và…ở lại luôn bên đó cùng ông chủ của mình.
Một kế hoạch tiết kiệm tiền chi tiêu hàng tháng được Trâm lên chi tiết. Bắt đầu từ việc vệ sinh xóm, tiện thể quét hộ anh cái sân. Một tuần sau, Trâm đã chuyển từ “sân” vào “nhà”. Cô lau nhà, dọn dẹp, sắp xếp lại đồ đạc. Có người giúp đỡ, “anh chủ” cũng thấy vui hơn. Vừa nói chuyện vừa lau lại cái TV, sửa lại cái bóng đèn đã hỏng…
Cứ như thế sau hai tháng, từ giảm tiền điện, không thu tiền nước, đến miễn phí tiền nhà, Trâm “mở cờ trong bụng” khi kế hoạch được hoàn thành xuất sắc.
Nhưng cũng từ đây, ước mơ đại học dần rời xa Trâm. Không còn hứng thú gì với sách vở, Trâm dành toàn bộ thời gian để chuyển từ “nhà” xuống “bếp” của anh chủ. Đồng thời chờ đợi ngày “tiếp quản” cơ ngơi mà người vợ “xứ Đoài” của anh đã gửi tiền về xây dựng.
Đầu tiên là mua hộ anh con cá, mớ rau, rồi cắm hộ anh nồi cơm. Chẳng bao lâu hai người bắt đầu ăn chung. Những lá thư trả lời cho mối tình đầu thời phổ thông cứ thưa dần rồi tắt lịm.
Cuộc sống cứ thế trôi qua. Giờ đây, nhìn các tân sinh viên háo hức lên đường nhập học, Trâm chợt thấy chạnh lòng. Biết làm gì đây khi ước mơ và hoài bão đã rời xa? Chẳng lẽ cứ trông chờ vào xóm trọ giờ đây chỉ còn hai phòng đóng tiền? Hay là về quê? Thôi đành “tầm gửi” nơi “phồn hoa” chờ cơ hội mới.
Video đang HOT
May mắn hơn Trâm, Thu học tại trường Trung cấp Kinh tế được người quen giới thiệu làm gia sư cho một học sinh tiểu học ngay trong nội thành Hà Nội. Ngay sau vài buổi dạy đầu tiên, Thu được biết mẹ cháu mất cách đây ba năm vì bệnh nặng, do vậy đối tượng của Thu đã chuyển từ “con” qua “bố”.
Biết anh thuê mình làm gia sư nhưng có nghĩa là trông nom con giúp anh những lúc anh bận việc vắng nhà, Thu không tiếc công sức chăm sóc học sinh nhằm làm “viên gạch lót đường” để tiếp cận và chinh phục “phụ huynh”.
Những buổi học cứ kéo dài dần, không chỉ dạy học, Thu còn lo cho học sinh tắm rửa, ăn uống. Hôm nào cô cũng cố nán lại chờ bố cháu về rồi mới tạm biệt. Lâu dần, sự có mặt của Thu trở nên quen thuộc trong gia đình học sinh. Thu mừng thầm khi mình có vai trò ngày càng quan trọng không chỉ với học sinh mà còn cả phụ huynh.
Đang loay hoay chưa biết làm cách nào để “xúc tiến” mối quan hệ gần gũi hơn với phụ huynh học sinh, Thu mừng như bắt được vàng khi học sinh gọi điện: “Mời cô đi ăn với bố con con”. Bữa ăn thật đầm ấm và hạnh phúc. Cô giáo và phụ huynh nói chuyện không biết chán về cậu học sinh tiểu học.
Giờ đây, Thu đang “nuôi mộng” không chỉ chăm sóc học sinh mà còn “nâng khăn sửa túi” cho phụ huynh.
Chồng già, đỡ mệt
Xuân, quản lý một nhà hàng nổi tiếng thẳng thắn: “Mình chưa bao giờ chờ đợi một hoàng tử đẹp trai giàu có cả. Mình luôn chủ động tiếp cận những người đàn ông thành đạt trong kinh doanh nhưng lại kém may mắn về gia đình. Chẳng có gì ngăn cản họ hạnh phúc cả. Mình sẽ là người làm việc đó”.
Điều này giải thích tại sao khi Xuân không ngần ngại lên xe hoa cùng một ông chủ người Nhật đã ngoài 60 và góa vợ từ 20 năm nay. Theo Xuân: “Tình yêu không có tuổi, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng”.
Cũng như Xuân, Dung, nhân viên văn phòng từ chối không biết bao nhiêu chàng đẹp trai đầy nhiệt huyết tuổi trẻ để đi theo tiếng gọi trái tim. Dung lên xe hoa cùng người tình gần bằng tuổi… ông ngoại mình.
Dung nói: “Yêu nghĩa là phải đảm bảo cuộc sống cho nhau. Nếu yêu và lấy “anh ấy”, cuộc sống của mình sẽ được đảm bảo ngay cả khi “anh ấy” không còn trên đời này nữa”.
Thực ra cũng khó hiểu cái mà Dung và Xuân cho là hạnh phúc và tình yêu và cũng không ai trách cứ gì họ cả. Chỉ có điều không thể không nghi ngờ rằng họ đang chờ đợi ngày được thừa kế gia sản mà chồng cùng… người vợ trước đã dày công xây dựng.
Theo VNE
Làng không chồng ở Việt Nam trên báo Mỹ
Khác thường, đặc biệt, dũng cảm và nội lực mạnh mẽ là những từ mà tờ báo New York Times của Mỹ dành cho những người phụ nữ làng Lòi, ngôi làng không chồng ở Nghệ An, Việt Nam.
Ngôi làng không hề có bóng dáng một người đàn ông, không phải vì họ đã hi sinh trong chiến tranh mà bởi những người phụ nữ nơi đây đều quyết định có con mà không cần đến chồng.
Câu chuyện buồn bắt đầu từ thời chiến tranh chống Mỹ, khi thanh niên Việt Nam bỏ lại tuổi thanh xuân của mình cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Một thập kỉ sau hòa bình lập lại, những người phụ nữ đầu tiên của làng Lòi, cũng giống như bao nhiêu người cùng thế hệ khác cùng có chung nỗi lòng khi hạnh phúc gia đình không trọn vẹn.
Vào thời điểm đó, phụ nữ Việt Nam thường kết hôn ở tuổi 16, những người vẫn còn độc thân ở tuổi 20 thường được coi là đã "quá lứa" hay đã qua tuổi kết hôn. Khi những người đàn ông sống sót trở về từ chiến tranh, họ thường lấy những phụ nữ trẻ tuổi hơn. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi khi đó, do chiến tranh nên tỉ lệ giới thiếu cân bằng. Theo Tổng điều tra dân số Việt Nam năm 2009, sau khi thống nhất đất nước, trung bình tỉ lệ là 88 người đàn ông ứng với 100 phụ nữ tuổi từ 20 tới 44 vào năm 1979.
Bà Nguyễn Thị Nhan cùng cháu nhỏ trong ngôi nhà ở làng không chồng, làng Lòi, Nghệ An.
Không chấp nhận cuộc sống đơn thân cô độc khi về già, một nhóm phụ nữ ở làng Lòi đã quyết định mỗi người, bằng cách này hay cách khác, đi xin, kiếm cho mình một đứa con. Hiểu cho những thân phận éo le và khát khao làm mẹ của chị em làng Lòi nên cũng chẳng ai xì xào bàn tán chuyện gì.
Họ đã cống hiến hết mình cho dân tộc trong chiến tranh, bên trong họ là nguồn nội lực mạnh mẽ giúp họ vượt qua mọi rào cản của xã hội để đi đến quyết định không cam chịu chết đơn độc khi về già mà không người hương khói, tờ New York Times kể về những người phụ nữ làng Lòi.
Bà Harriet Phinney, trợ lý giáo sư nhân chủng học tại trường Đai học Seattle, cho biết: "Đây là điều khác thường và rất đặc biệt". Sở dĩ đặc biệt là bởi việc cố gắng để có con ngoài giá thú là điều "chưa từng có" trước thời kì cách mạng.
Bà Phinney cho rằng đây không những là sản phẩm về lòng dũng cảm của các bà mẹ mà còn là sự cảm thông của xã hội sau chiến tranh với những người phụ nữ có cuộc sống đặc biệt trên khắp Việt Nam, bao gồm hàng ngàn góa phụ phải nuôi con một mình.
Theo New York Times, một số người phụ nữ trong làng Lòi khá cởi mở, họ sẵn lòng chia sẻ những câu chuyện buồn của mình. Tuy nhiên, họ cũng nhất quyết giữ bí mật tên bố của những đứa trẻ. Một trong số những phụ nữ đầu tiên "xin con" ở làng Lòi là chị Nguyễn Thị Nhan, hiện đã 58 tuổi.
Chị Nhan từng là thanh niên xung phong trong chiến tranh. Sau chiến tranh, chị Nhan cùng đứa con gái sắp chào đời tưởng sẽ được đoàn tụ cùng chồng nhưng anh đã bỏ rơi hai mẹ con, định cư ở Lâm Đồng cùng gia đình mới.
Chị sinh con trong cô đơn, tủi hổ. Trốn tránh miệng lưỡi thế gian, chị ôm con tới một một bãi đất hoang ở làng Lòi, dựng nhà sinh sống. Đến năm 1988, chị liều "xin" một đứa con với người đàn ông cùng xã. Sau lần đó, chị có thêm một đứa con trai. Tiếp bước chị còn có hàng chục phụ nữ khác cùng hoàn cảnh, "khai sinh" nên ngôi làng không chồng.
Những mảnh đời éo le này cùng nương tựa vào nhau mà sống. Dù cuộc sống đơn thân còn bộn bề khó khăn nhưng chỉ cần có tiếng trẻ con là bao nỗi cô đơn, nặng nhọc đều vơi đi.
Ngoài làng Lòi còn rất nhiều phụ nữ Việt Nam có chung quyết định đơn thân, đặc biệt là những người đã từng tham gia cách mạng. Một thời gian dài, điều này đã gây sự chú ý của Hội Phụ nữ, cơ quan chính phủ giám sát các chương trình dành cho phụ nữ.
"Rất nhiều phụ nữ đã hi sinh tất cả trong chiến tranh và việc ghi nhận sự hi sinh này là điều vô cùng quan trọng", bà Trần Thị Ngôi, hội trưởng Hội Phụ nữ huyện Sóc Sơn, Hà Nội nói.
Năm 1986, chính phủ Việt Nam đã thông qua luật Hôn nhân Gia đình, trong đó lần đầu tiên công nhận những bà mẹ đơn thân và con cái của họ là hợp pháp. Đây là chiến thắng cho những người phụ nữ làng Lòi và những người phụ nữ khác cùng cảnh ngộ với họ.
"Mọi phụ nữ đều có quyền làm một người vợ, người mẹ và nếu họ không thể có một người chồng, họ vẫn có quyền có con", bà Ngôi cho biết.
Kể từ đó, chính phủ vẫn đang làm việc với các tổ chức quốc tế để thúc đẩy quyền bình đẳng cho phụ nữ cũng như nâng cao giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho họ. Ngày nay, tuy những bà mẹ đơn thân vẫn gặp nhiều khó khăn nhưng nhưng sáng hiến và hỗ trợ của chính phủ cũng đã phần nào đạt được kết quả.
Hiện nay, ở làng Lòi chỉ còn lại 4 người trong số 17 người thành lập nên ngôi làng này. Ba người đã mất, một số người chuyển đến sống cùng con cái ở làng khác, số khác lấy những người đàn ông đã góa vợ.
Theo 24h
Cấm yêu vì bạn gái có chị em sinh đôi Gia đình tôi ngăn cấm tôi và cô ấy đến với nhau chỉ vì cô ấy có chị em sinh đôi. Bố mẹ tôi sợ tôi góa vợ vì cho rằng những người có chị em sinh đôi thường chết sớm. Tôi đang vô cùng bế tắc và hoang mang không biết phải làm thế nào để giải quyết chuyện tình yêu của...