“Chi lãi ngoài là xu thế chung của các ngân hàng, vì sao Oceanbank lại bị xử lí hình sự?”
Nói về việc chi lãi ngoài mà dẫn đến thiệt hại cho Ngân hàng, Luật sư Đào Hữu Đăng bào chữa cho thân chủ Hà Văn Thắm nói, phải nhìn nhận vào thực tế thời điểm đó nếu dừng chi lãi ngoài thì ngân hàng sẽ bị đổ vỡ? Và vi sao chỉ có mình Oceanbank bị xử lí hình sự, còn các Ngân hàng thì không?
Luật sư Đào Hữu Đăng, người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho thân chủ Hà Văn Thắm.
Sau phần đề nghị của Viện Kiểm sát về án chung thân dành cho Hà Văn Thắm, cựu Chủ tịch HĐQT Hà Văn Thắm, bào chữa cho thân chủ của mình là Hà Văn Thắm về phần tội “cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”, Luật sư Đào Hữu Đăng cho rằng: Thắm thừa nhận hành vi chi lãi ngoài, thiếu chứng từ trong hồ sơ kế toán là trái quy định, bị cáo hoàn toàn không thanh minh. Tuy nhiên cần phải đi sâu và đánh giá là việc có thiệt hại hay không, phạm tội hay chỉ bị xử lý hành chính?
Xem xét điều kiện nguyên nhân, hoàn cảnh xảy ra về việc chi lãi ngoài là phổ biến ở nhiều ngân hàng. Nhưng đến nay chỉ có OceanBank bị truy tố về việc chi lãi ngoài. Phải chăng thiệt hại của Oceanbank là quá lớn nên cần xử lý hình sự. Các ngân hàng khác, thiệt hại không lớn, không xử lý.
“Điều này không đúng thực tế. Chi lãi ngoài thấp hơn nhiều, sao phải xử lý hình sự. Phải chăng nằm ở lời khai của bị cáo. Minh bạch trong công tác kế toán nên cơ quan điều tra mới xác định được chi lãi ngoài, còn những ngân hàng khác, không xác định được nên không đã không bị truy cứu”, luật sư Đào Hữu Đăng nói.
Theo Luật sư Đăng phân tích, việc chi lãi ngoài là điều bắt buộc, phải làm theo xu thế và nhu cầu khách quan lúc bấy giờ. Bị cáo cũng đã cho ngừng chi lãi ngoài sau khi có văn bản chỉ thị của cơ quan chức năng.
Việc chi lãi ngoài của Oceanbank không có tác dụng chi phối thị trường. Nếu dừng chi lãi ngoài thì ngân hàng bị đổ vỡ. Chỉ OceanBank mới bị xử lý hình sự khi đã nghiêm tức thực hiện đúng chỉ thị 02, dừng chi lãi ngoài. Không có chỉ đạo nào, bao che hành vi này mà chỉ đạo làm rõ, minh bạch, cơ quan điều tra hoàn toàn biết thực trạng chi lãi ngoài nhưng không có biện pháp cảnh báo nào, phải chăng đây là sự đồng tình của các cơ quan thanh tra, kiểm tra trước tình trạng chi lãi ngoài lúc bấy giờ.
Luật sư cho rằng, trong điều kiện đó, bắt buộc phải chi lãi ngoài để tồn tại. Mong Thắm và các bị cáo được hưởng sự công bằng trước pháp luật. Xử lý hành chính như xử lý đối với các ngân hàng khác. Thành khẩn khai nhận chủ trương là trái quy định.
Hà Văn Thắm và các thuộc cấp khẳng định việc chi lãi ngoài không gây thiệt hại cho Oceanbank.
Theo luật Đăng, số tiền chi là ngoài là hơn 1.500 tỷ đồng có thiết hại không, căn cứ vào đâu mà cơ quan tố tụng lài kết luận như vậy. Và không thể nói cứ chi lãi ngoài trái quy định là thiệt hại.
Việc đánh giá Oceanbank có bị thiệt hại không khi chi lãi ngoài phải dựa trên cơ sở vay và cho vay. Các Giám đốc chi nhánh cùng khai, số tiền Hội sở chuyển cho các chi nhánh đã mang lại lợi nhuận, kinh doanh có lãi.
Các chi nhánh đã khai đóng thuế nhiều nhất. Nhờ khoản chi lãi ngoài này, thu hút khách hàng mới mang lại lợi nhuận cao. Đối với ngân hàng, nếu không bỏ tiền ra thì khách hàng không gửi tiền vào, nguy cơ đổ vỡ.
Video đang HOT
Cơ quan tố tụng đã không rõ ràng, minh bạch khi kết luận số tiền thiệt hại.
Theo luật sư Đăng, hiện Thông tư 39, trần lãi suất và cho vay lãi ngoài không tồn tại trên thực tế nữa, không còn nguy hiểm cho xã hội. Đề nghị HĐX miễn trách nhiệm hình sự cho các bị cáo vì không đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Việc Ngân hàng Nhà nước mua lại Oceanbank với giá “0″ đồng là đúng hay sai?. OceanBank chưa bao giờ mất thanh khoản, chưa bao giờ bị đặt vào kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước, vì sao lại bị mua với giá như vậy? Việc mua lại là mất đi số cổ phần của các cổ đông trong ngân hàng, đã bị trưng mua một cách bất hợp lý. Ngân hàng mới được giao tiếp quản đã thu lãi về, nay lại đòi bồi thường có hợp lý không.
“Theo tôi đề nghị HĐXX tuyên bị cáo Hà Văn Thắm không phạm tội cố ý làm trái”, luật sư Đăng đề nghị.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Chi lãi ngoài cả nghìn tỷ đồng vì ngân hàng quá... khó khăn
Trả lời thẩm vấn HĐXX sáng 31/8, bị cáo Nguyễn Hoài Nam - cựu Giám đốc Khối nguồn vốn Oceanbank - cho rằng, do khó khăn ở mức không chịu đựng được nữa nên Oceanbank mới chi lãi ngoài.
"Bắt tay" nhau làm trái quy định, gây thiệt hại hơn 1.500 tỷ đồng
Phiên xử Hà Văn Thắm cùng đồng phạm sáng 31/8 tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo để làm rõ tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều 165 Bộ luật Hình sự. Theo cáo buộc, hành vi của Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn và các đồng phạm gây hậu quả thiệt hại hơn 1.576 tỷ đồng.
Lê Thị Thu Thủy - cựu Phó TGĐ Oceanbank phụ trách tài chính kế toán - tại phiên xử sáng 31/8.
Cáo trạng xác định, đối với Nguyễn Minh Thu - cựu Tổng Giám đốc (TGĐ) Oceanbank - trong thời gian giữ chức TGĐ (tháng 1/2011 đến tháng 11/2014), thực hiện chỉ đạo của Hà Văn Thắm, Thu đã trực tiếp chỉ đạo các Khối nghiệp vụ thuộc Hội sở Oceanbank và Giám đốc các Chi nhánh, Phòng giao dịch chi trả lãi ngoài huy động vốn cho khách hàng gửi tiền trái với quy định về trần lãi suất huy động vốn do Ngân hàng Nhà nước quy định từng thời kỳ.
Thu phải chịu trách nhiệm liên đới cùng Hà Văn Thắm số tiền hơn 475 tỷ đồng chuyển cho các Chi nhánh, Phòng giao dịch chi lãi ngoài và hơn 66 tỷ đồng đã chi thẳng cho khách hàng cá nhân.
Ngoài ra, theo chỉ đạo và bàn giao lại của Nguyễn Xuân Sơn sau khi Sơn về giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc PVN, giao lại vị trí TGĐ cho Thu, bị cáo đã trực tiếp phê duyệt, nhận và chi lãi ngoài hơn 125 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn cho các khách hàng thuộc nhóm dầu khí. Do đó, Thu phải chịu trách nhiệm về số tiền hơn 125 tỷ đồng nhận từ Oceanbank để chi trả lãi ngoài cho khách hàng.
Thu bị cáo buộc là người thực hành tích cực chủ trương của Hà Văn Thắm; phải chịu trách nhiệm đồng phạm về số tiền hơn 475 tỷ Oceanbank đã chuyển cho các Chi nhanh, Phòng giao dịch để chi lãi ngoài; hơn 66 tỷ đồng trả lãi ngoài được chi thẳng cho khách hàng cá nhân; chịu trách nhiệm trực tiếp về số tiền đã nhận, chi lãi ngoài 125,6 tỷ đồng và số tiền gần 117 tỷ đồng không giải trình được.
Bị cáo Nguyễn Thị Nga.
Làm rõ vai trò đồng phạm của từng bị cáo, HĐXX xét hỏi Lê Thị Thu Thủy - cựu Phó TGĐ Oceanbank phụ trách tài chính kế toán, Nguyễn Thị Nga - cựu Trưởng Ban Tài chính kế hoạch, Nguyễn Thị Hoài Nam - cựu Giám đốc Khối Nguồn vốn và Nguyễn Thị Thu Ba - cựu Giám đốc Khối bán lẻ.
Lê Thị Thu Thủy bị cáo buộc liên đới chịu trách nhiệm cùng với Hà Văn Thắm và các bị can khác về số tiền hơn 1,5 tỷ đồng do Oceanbank đã chi trái quy định của pháp luật; Nguyễn Thị Nga chịu trách nhiệm về số tiền gần 176 tỷ đồng; Nguyễn Thị Hoài Nam liên đới trách nhiệm về số tiền hơn 127 tỷ đồng; Nguyễn Thị Thu Ba liên đới trách nhiệm về số tiền hơn 84 tỷ đồng.
Chi lãi ngoài cả nghìn tỷ vì quá... khó khăn
Khai nhận tại phiên xử sáng 31/8, Lê Thị Thu Thủy - cựu Phó TGĐ Oceanbank - khai, công việc của bị cáo không liên quan đến huy động vốn mà chỉ liên quan đến hoạch toán chi tiền khi mà chủ trương, đàm phán đã diễn ra. Bị cáo cũng không quan tâm đến việc khoản tiền chi có vượt trần hay không vì đó không phải là mảng công việc của mình.
Bị cáo Nguyễn Thị Hoài Nam - cựu Giám đốc Khối Nguồn vốn.
Với cáo buộc bản thân thực hành tích cực chỉ đạo của lãnh đạo ngân hàng, Lê Thị Thu Thủy cho rằng, bị cáo chỉ là người thụ động.
Trả lời HĐXX, cựu Trưởng ban Tài chính kế hoạch Nguyễn Thị Nga cho rằng, cáo trạng chưa nêu đầy đủ.
"Đó mới chỉ là một nửa sự thật, mà một nửa sự thật thì không thể là sự thật." - bị cáo Nga nói trước tòa và khẳng định, bản thân bị cáo không ký duyệt bất kỳ chứng từ thu chi nào của ngân hàng. Quá trình làm công tác kế toán, bị cáo không tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh.
Bị cáo Nguyễn Hoài Nam - cựu Giám đốc Khối nguồn vốn - cho rằng, do khó khăn ở mức không chịu đựng được nữa nên Oceanbank mới chi lãi ngoài.
Theo khai nhận của bị cáo Nam, Oceanbank có 3 lần khủng hoảng, khủng hoảng lớn nhất là khủng hoảng truyền thông khi các lãnh đạo ngân hàng bị bắt.
"Năm 2012, Oceanbank chỉ có tiền rút ra chứ không có tiền thu về. Anh chị em phải giữ từng đồng cho ngân hàng." - cựu Giám đốc Khối nguồn vốn nói.
Đối với cáo buộc bị cáo phê duyệt 127 tỷ đồng trái pháp luật, Nguyễn Hoài Nam không đồng tình vì cho rằng, ban điều hành mới là người phê duyệt.
Bị cáo Nguyễn Thị Thu Ba trả lời thẩm vấn sáng 31/8.
HĐXX tiếp tục thẩm vấn Nguyễn Thị Thu Ba - cựu Giám đốc Khối bán lẻ. Thu Ba cho rằng, việc chi trả lãi ngoài là một khoản ứng bắt buộc do yêu cầu của cung cầu thị trường vì mục tiêu cân đối thanh khoản, cứu ngân hàng. Việc chi lãi ngoài là phản ứng bắt buộc theo cung cầu thị trường.
Đối chất với những lời khai của nhân viên, Hà Văn Thắm cho biết, chủ trương chi lãi suất ngoài bắt đầu từ năm 2009, không có sự thống nhất giữa HĐQT mà chỉ có bị cáo và Nguyễn Xuân Sơn. Trưởng Ban kiểm soát ngân hàng đều biết được sự việc này và đều có đóng góp ý kiến tích cực. Ý kiến của ban kiểm soát là ủng hộ chủ trương này.
Theo Hà Văn Thắm, hệ thống ngân hàng đều đồng thuận chi lãi ngoài, trừ nhóm kế toán.
Bị cáo Hà Văn Thắm trước vành móng ngựa sáng 31/8.
Được HĐXX cho thêm thời gian trình bày, Hà Văn Thắm mong tòa xem xét bối cảnh thời điểm đó để nhìn nhận đúng trách nhiệm của các nhân viên của ngân hàng.
Phiên xử buổi sáng, HĐXX dành nhiều thời gian thẩm vấn các bị cáo trong nhóm 34 bị cáo là Giám đốc Chi nhánh và Phòng giao dịch của Oceanbank để làm rõ các khoản chi lãi ngoài được duyệt chi, chuyển đến từng Chi nhánh, Phòng giao dịch để chi cho khách hàng.
Theo cáo trạng cũng như lời khai của các bị cáo trước tòa, các Chi nhánh đã khắc phục một phần thiệt hại, một số chi nhánh đã khắc phục được toàn bộ thiệt hại.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Vụ Oceanbank: Bị cáo khai khi công an "sờ gáy" mới biết mình là TGĐ Chiều 29.8, phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm và 50 đồng phạm bước vào phần xét hỏi, người đầu tiên được tòa gọi lên thẩm vấn là Trần Văn Bình - nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên thương mại dịch vụ Trung Dung. Những câu trả lời của bị cáo này nghe rất kỳ lạ... Bị cáo Trần...