Chi lãi ngoài cả nghìn tỷ đồng vì ngân hàng quá… khó khăn
Trả lời thẩm vấn HĐXX sáng 31/8, bị cáo Nguyễn Hoài Nam – cựu Giám đốc Khối nguồn vốn Oceanbank – cho rằng, do khó khăn ở mức không chịu đựng được nữa nên Oceanbank mới chi lãi ngoài.
“Bắt tay” nhau làm trái quy định, gây thiệt hại hơn 1.500 tỷ đồng
Phiên xử Hà Văn Thắm cùng đồng phạm sáng 31/8 tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo để làm rõ tội “ Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 165 Bộ luật Hình sự. Theo cáo buộc, hành vi của Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn và các đồng phạm gây hậu quả thiệt hại hơn 1.576 tỷ đồng.
Lê Thị Thu Thủy – cựu Phó TGĐ Oceanbank phụ trách tài chính kế toán – tại phiên xử sáng 31/8.
Cáo trạng xác định, đối với Nguyễn Minh Thu – cựu Tổng Giám đốc (TGĐ) Oceanbank – trong thời gian giữ chức TGĐ (tháng 1/2011 đến tháng 11/2014), thực hiện chỉ đạo của Hà Văn Thắm, Thu đã trực tiếp chỉ đạo các Khối nghiệp vụ thuộc Hội sở Oceanbank và Giám đốc các Chi nhánh, Phòng giao dịch chi trả lãi ngoài huy động vốn cho khách hàng gửi tiền trái với quy định về trần lãi suất huy động vốn do Ngân hàng Nhà nước quy định từng thời kỳ.
Thu phải chịu trách nhiệm liên đới cùng Hà Văn Thắm số tiền hơn 475 tỷ đồng chuyển cho các Chi nhánh, Phòng giao dịch chi lãi ngoài và hơn 66 tỷ đồng đã chi thẳng cho khách hàng cá nhân.
Ngoài ra, theo chỉ đạo và bàn giao lại của Nguyễn Xuân Sơn sau khi Sơn về giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc PVN, giao lại vị trí TGĐ cho Thu, bị cáo đã trực tiếp phê duyệt, nhận và chi lãi ngoài hơn 125 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn cho các khách hàng thuộc nhóm dầu khí. Do đó, Thu phải chịu trách nhiệm về số tiền hơn 125 tỷ đồng nhận từ Oceanbank để chi trả lãi ngoài cho khách hàng.
Thu bị cáo buộc là người thực hành tích cực chủ trương của Hà Văn Thắm; phải chịu trách nhiệm đồng phạm về số tiền hơn 475 tỷ Oceanbank đã chuyển cho các Chi nhanh, Phòng giao dịch để chi lãi ngoài; hơn 66 tỷ đồng trả lãi ngoài được chi thẳng cho khách hàng cá nhân; chịu trách nhiệm trực tiếp về số tiền đã nhận, chi lãi ngoài 125,6 tỷ đồng và số tiền gần 117 tỷ đồng không giải trình được.
Bị cáo Nguyễn Thị Nga.
Làm rõ vai trò đồng phạm của từng bị cáo, HĐXX xét hỏi Lê Thị Thu Thủy – cựu Phó TGĐ Oceanbank phụ trách tài chính kế toán, Nguyễn Thị Nga – cựu Trưởng Ban Tài chính kế hoạch, Nguyễn Thị Hoài Nam – cựu Giám đốc Khối Nguồn vốn và Nguyễn Thị Thu Ba – cựu Giám đốc Khối bán lẻ.
Lê Thị Thu Thủy bị cáo buộc liên đới chịu trách nhiệm cùng với Hà Văn Thắm và các bị can khác về số tiền hơn 1,5 tỷ đồng do Oceanbank đã chi trái quy định của pháp luật; Nguyễn Thị Nga chịu trách nhiệm về số tiền gần 176 tỷ đồng; Nguyễn Thị Hoài Nam liên đới trách nhiệm về số tiền hơn 127 tỷ đồng; Nguyễn Thị Thu Ba liên đới trách nhiệm về số tiền hơn 84 tỷ đồng.
Video đang HOT
Chi lãi ngoài cả nghìn tỷ vì quá… khó khăn
Khai nhận tại phiên xử sáng 31/8, Lê Thị Thu Thủy – cựu Phó TGĐ Oceanbank – khai, công việc của bị cáo không liên quan đến huy động vốn mà chỉ liên quan đến hoạch toán chi tiền khi mà chủ trương, đàm phán đã diễn ra. Bị cáo cũng không quan tâm đến việc khoản tiền chi có vượt trần hay không vì đó không phải là mảng công việc của mình.
Bị cáo Nguyễn Thị Hoài Nam – cựu Giám đốc Khối Nguồn vốn.
Với cáo buộc bản thân thực hành tích cực chỉ đạo của lãnh đạo ngân hàng, Lê Thị Thu Thủy cho rằng, bị cáo chỉ là người thụ động.
Trả lời HĐXX, cựu Trưởng ban Tài chính kế hoạch Nguyễn Thị Nga cho rằng, cáo trạng chưa nêu đầy đủ.
“Đó mới chỉ là một nửa sự thật, mà một nửa sự thật thì không thể là sự thật.” – bị cáo Nga nói trước tòa và khẳng định, bản thân bị cáo không ký duyệt bất kỳ chứng từ thu chi nào của ngân hàng. Quá trình làm công tác kế toán, bị cáo không tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh.
Bị cáo Nguyễn Hoài Nam – cựu Giám đốc Khối nguồn vốn – cho rằng, do khó khăn ở mức không chịu đựng được nữa nên Oceanbank mới chi lãi ngoài.
Theo khai nhận của bị cáo Nam, Oceanbank có 3 lần khủng hoảng, khủng hoảng lớn nhất là khủng hoảng truyền thông khi các lãnh đạo ngân hàng bị bắt.
“Năm 2012, Oceanbank chỉ có tiền rút ra chứ không có tiền thu về. Anh chị em phải giữ từng đồng cho ngân hàng.” – cựu Giám đốc Khối nguồn vốn nói.
Đối với cáo buộc bị cáo phê duyệt 127 tỷ đồng trái pháp luật, Nguyễn Hoài Nam không đồng tình vì cho rằng, ban điều hành mới là người phê duyệt.
Bị cáo Nguyễn Thị Thu Ba trả lời thẩm vấn sáng 31/8.
HĐXX tiếp tục thẩm vấn Nguyễn Thị Thu Ba – cựu Giám đốc Khối bán lẻ. Thu Ba cho rằng, việc chi trả lãi ngoài là một khoản ứng bắt buộc do yêu cầu của cung cầu thị trường vì mục tiêu cân đối thanh khoản, cứu ngân hàng. Việc chi lãi ngoài là phản ứng bắt buộc theo cung cầu thị trường.
Đối chất với những lời khai của nhân viên, Hà Văn Thắm cho biết, chủ trương chi lãi suất ngoài bắt đầu từ năm 2009, không có sự thống nhất giữa HĐQT mà chỉ có bị cáo và Nguyễn Xuân Sơn. Trưởng Ban kiểm soát ngân hàng đều biết được sự việc này và đều có đóng góp ý kiến tích cực. Ý kiến của ban kiểm soát là ủng hộ chủ trương này.
Theo Hà Văn Thắm, hệ thống ngân hàng đều đồng thuận chi lãi ngoài, trừ nhóm kế toán.
Bị cáo Hà Văn Thắm trước vành móng ngựa sáng 31/8.
Được HĐXX cho thêm thời gian trình bày, Hà Văn Thắm mong tòa xem xét bối cảnh thời điểm đó để nhìn nhận đúng trách nhiệm của các nhân viên của ngân hàng.
Phiên xử buổi sáng, HĐXX dành nhiều thời gian thẩm vấn các bị cáo trong nhóm 34 bị cáo là Giám đốc Chi nhánh và Phòng giao dịch của Oceanbank để làm rõ các khoản chi lãi ngoài được duyệt chi, chuyển đến từng Chi nhánh, Phòng giao dịch để chi cho khách hàng.
Theo cáo trạng cũng như lời khai của các bị cáo trước tòa, các Chi nhánh đã khắc phục một phần thiệt hại, một số chi nhánh đã khắc phục được toàn bộ thiệt hại.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Vụ Oceanbank: Bị cáo khai khi công an "sờ gáy" mới biết mình là TGĐ
Chiều 29.8, phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm và 50 đồng phạm bước vào phần xét hỏi, người đầu tiên được tòa gọi lên thẩm vấn là Trần Văn Bình - nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên thương mại dịch vụ Trung Dung. Những câu trả lời của bị cáo này nghe rất kỳ lạ...
Bị cáo Trần Văn Bình.
Theo cáo trạng truy tố, bị cáo Trần Văn Bình nguyên là Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên thương mại dịch vụ Trung Dung (viết tắt Công ty Trung Dung). Tuy nhiên khi nghe tòa hỏi, bị cáo Bình trả lời bản thân vốn là lái xe ở Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh (viết tắt Công ty Thiên Thanh) do Phạm Công Danh làm Chủ tịch.
"Bị cáo làm trong bộ phận hành chính, phân công lái xe chở ai sẽ thực hiện chứ không chuyên chở người nào ở công ty", bị cáo Bình cho biết.
Chủ tọa Trần Nam Hà đặt câu hỏi: Bị cáo có tham gia thành lập Công ty Trung Dung không? Bị cáo Bình trả lời: "Lúc bị Cơ quan cảnh sát điều tra xét hỏi bị cáo mới biết mình là Tổng giám đốc của Công ty Trung Dung".
Về việc ký hợp đồng vay tài sản của Oceanbank vào cuối năm 2012, bị cáo Bình cho rằng không biết, khi đưa ra xét xử bị cáo mới biết, còn trước đó không biết ký gì, thấy kế toán đưa thì ký. Sau đó, bị cáo Bình lại nói không nhớ có ký hay không.
Bị cáo Bình cho biết thêm, quá trình điều tra bị cáo mới được xem hợp đồng tín dụng giữa Công ty Trung Dung với Oceanbank. "Bị cáo không biết việc thành lập Công ty Trung Dung và mình đứng tên là Tổng giám đốc. Vấn đề nhân sự của công ty hoạt động thế nào bị cáo không biết, bị cáo không góp tiền và tài sản gì vào Công ty Trung Dung", bị cáo Bình nói.
Khi chủ tọa hỏi về khoản vay 500 tỷ đồng giữa Công ty Trung Dung với Oceanbank, bị cáo Bình tiếp tục nói không biết gì. "Bị cáo là người ký hợp đồng và thủ tục khác, sao đến thời điểm này lại không biết gì?", vị Chủ tọa vặn hỏi nhưng bị cáo Bình không trả lời.
Hội đồng xét xử tiến hành xét hỏi bị cáo Phạm Công Danh. Bị cáo Danh cho biết là người thành lập ra Công ty Trung Dung và bị cáo Bình đứng tên làm Tổng giám đốc. Lý giải về điều này, bị cáo Danh cho hay, việc công ty thành lập mới nên cần tên người đứng tên đại diện, phòng hành chính mới đưa Trần Văn Bình đứng tên để giải quyết vấn đề về thủ tục.
Bị cáo Phạm Công Danh.
"Tôi không phải là người trực tiếp nhờ Trần Văn Bình đứng tên là Tổng giám đốc Công ty Trung Dung, ông Bình xin tự đứng tên chứ không có sự o ép gì buộc ông Bình phải làm việc đó", bị cáo Danh khai.
Theo cáo trạng, với trách nhiệm là Chủ tịch HĐQT Oceanbank, quá trình tham gia quản trị, điều hành ngân hàng, Hà Văn Thắm đã chỉ đạo và cùng Nguyễn Văn Hoàn - Phó Tổng giám đốc Oceanbank - quyết định cho Phạm Công Danh vay 500 tỷ đồng thông qua Công ty Trung Dung.
Việc cho vay trên không đảm bảo điều kiện vay vốn, không có tài sản đảm bảo, khách hàng vay không đúng mục đích, trái với quy định của Ngân hàng Nhà nước về quy chế cho vay và quy trình thủ tục gây thiệt hại cho Oceanbank hơn 343 tỷ đồng tiền gốc và hơn 201 tỷ đồng tiền lãi.
Theo Danviet
Vụ Oceanbank: Ai gửi gắm bóng hồng Nguyễn Minh Thu cho Hà Văn Thắm? Hôm nay (29.8), TAND TP.Hà Nội bước vào phiên xét xử thứ hai đối với bị cáo Hà Văn Thắm và đồng phạm do có hàng loạt các sai phạm đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng Đại Dương (OceanBank). Bị cáo Hà Văn Thắm tái hầu tòa. Liên quan đến hành vi phạm tội cố ý làm trái của các...