Chỉ là hoang mang thôi hay đang lạc lõng rồi? Tâm Sự
Hoang mang vì đang vui vẻ mường tượng diễn biến tương lai ngọt ngào say đắm hay hoang mang vì lạc lõng không biết cuộc đời sẽ đi về đâu cũng vẫn là cảm xúc chung của giới trẻ ngày nay, trong đó có tôi…
Cuộc sống tấp nập quá, xô bồ quá khiến đôi chân ta như lạc vào một thế giới khác…Thế giới ấy có biết bao điều khó nói và không biết phải chia sẻ như thế nào, chia sẻ với ai!
Chúng ta ai cũng vậy, khi càng trưởng thành chúng ta càng dồn vào tâm mình biết bao nỗi niềm và lo lắng. Ta lo cho công việc thực tại, hạnh phúc thực tại và cũng không khỏi liên tưởng cho cái tương lai vốn dĩ đã khó hình dung. Những điều ấy đến cũng là lúc chúng ta nhận ra áp lực đè nặng đôi vai. Không còn cười thỏa mái, không còn đàn đúm tụ tập bạn bè và các cuộc chơi du lịch phượt đường dài quanh đất nước. Phải chăng những cái thở dài hàng ngày lại bắt đầu khi ta biết suy nghĩ, biết lo xa và lớn khôn? Tôi cho là vậy!
Tất thảy ai cũng sẽ hoang mang và sợ biết bao điều. Giới trẻ cơ mà, lo là phải thôi. Hành trang bước vào cuộc đời còn chưa đủ thì kinh nghiệm dày dạn đôi khi chưa chạm tới. Tôi gọi là non nớt đúng hơn. Hoang mang vì đủ thứ chuyện, công việc sẽ ổn phải không, khi có câu trả lời là ổn thì cái tiếp tục trong suy nghĩ lại vang lên: ơ thế còn tình yêu và hạnh phúc gia đình thì sao? Thật sự nó vẫn là nỗi ám ảnh của giới trẻ khi bước chân từ sự hồn nhiên, ngây thơ, đáng yêu, vô ưu vô lo để khe khẽ mở cửa đón lấy cái hiện hữu của thực tại chính là tương lai của hiện tại, tương lai của quá khứ. Hoang mang vì đang vui vẻ mường tượng diễn biến tương lai ngọt ngào say đắm hay hoang mang vì lạc lõng không biết cuộc đời sẽ đi về đâu cũng vẫn là cảm xúc chung của giới trẻ ngày nay, trong đó có tôi. Lạc lõng khi đôi chân và con tim chưa tìm thấy điểm dừng…
Có thể mọi thứ chỉ là hoang mang thôi hay đang lạc lõng rồi?
Video đang HOT
Để trả lời tôi thấy rất khó và bối rối! Tôi phân vân và lặng lẽ nhìn cuộc sống xung quanh đang thay đổi từng ngày nhưng tại sao tôi vẫn vậy. Tìm một lí do chính đáng cho câu hỏi không có câu trả lời, đúng là rất khó khăn. Hoang mang và lạc lõng luôn là cảm xúc vô thường mà ai cũng sẽ gặp phải trong đời. Ta chấp nhận hay từ chối chúng cũng là do cách nghĩ, cách làm của ta khi đối mặt với mọi khó khăn, thách thức. Cuộc đời sẽ luôn đổi thay và xoay vần qua từng ngày, từng năm tháng! Đằng sau “hoang mang” hay “lạc lõng” sẽ có một dấu chấm khi ta biết và hiểu chính bản thân ta cần gì, muốn gì và khát khao đến đâu. Đó chính là mấu chốt!
Đi đến quãng này, ta bình sinh hiểu ta đã trưởng thành rồi và để mọi thứ trở nên dễ dàng mộc mạc hơn ta khép “hoang mang”, “lạc lõng” vào dấu chấm than: “Bâng khuâng, băn khoăn, phiền muộn” ta tạm chuyển thể “đúng đường, đúng hướng, đúng lối đi”!
Hoang mang và lạc lõng đôi khi chỉ là cảm giác nhất thời chúng ta có và rồi khi hiểu được toàn vẹn, sâu sắc mọi vấn đề thì mọi thứ sẽ được tháo gỡ và lại trở về đúng vị trí vốn có của nó mà thôi. Hãy nói tạm biệt chúng và tự kéo bản thân ta về với thực tại.
Theo Giaothong
Bi kịch "trai quê" lấy vợ phố
Nguyên Khang cũng giống như nhiều chàng trai ở quê khác ra Hà Nội học đại học. "Phải thoát nghèo" là mục tiêu mà gia đình cậu, đặc biệt là cậu, muốn hướng đến.
Trải qua vài mối tình thời sinh viên, cuối cùng cậu quyết định "chốt lại" với Liên Anh - con gái của một chủ công ty. Liên Anh nhan sắc trung bình, nhưng bù lại lại có những điều kiện khác.
Họ cưới nhau, sau khi bố của Liên Anh xin cho Khang vào làm việc ở một nhà máy cơ khí. Nhà vợ nhiều đất, nhà cửa rộng rãi, tất nhiên Khang được bố vợ cho một suất cạnh ngôi biệt thự của gia đình. Và ngôi nhà, dù chưa thật rộng, gia đình xây dựng trước đó vài năm cũng được giao cho vợ chồng Khang.
Nhiều bè bạn bảo: "Thằng Khang số vậy mà "ấm", cưới được vợ Hà Nội, có chỗ ở, chỉ việc làm ăn, sinh con đẻ cái". Nhiều người còn ghen với Khang, họ bĩu môi cho rằng đó là trào lưu của cánh trai quê bây giờ. Còn tôi, là bạn bè chơi với nhau đã lâu, tôi không tin Khang là người dựa dẫm.
Khang bảo: "Tớ với Liên Anh yêu nhau thật lòng. Tớ cũng đã chứng tỏ được khả năng của mình trong công việc. Dù nhà vợ có của cải, có khả năng giúp đỡ hay không cũng không quan trọng. Cốt là hai vợ chồng yêu nhau, chung sống hạnh phúc".
Sau khi cưới được nửa năm, gặp lại Khang, nhìn mặt câu ta phờ phạc. Hỏi chuyện thì được biết, ở rể chẳng sung sướng gì. Nhiều lúc bố vợ uống mấy chén rượu với bè bạn, nói ra nói vào, nhiều câu rất khó nghe nên Khang tự ái.
Khang bảo: "Tớ nghe cô dì, chú bác của Liên Anh thắc mắc vì sao cháu họ lại lấy một gã nhà quê như tớ, lại còn bảo tớ là "mèo mù vớ được cá rán". Cậu thử nghĩ xem, tớ làm sao chịu được. Tớ cũng là thằng đàn ông...".
Từ đó, Khang thường xuyên sống trong cảnh chán nản, rượu chè be bét. Nhà vợ giận, thi thoảng mắng té tát vào mặt Khang. Khang nói với vợ sẽ ra thuê trọ ở ngoài để ở, như chục năm trước khi cưới. Vợ cậu không chịu bởi cô sắp sinh con, rất cần gần gũi bố mẹ để được giúp đỡ. Vợ Khang khuyên cậu nên ở lại, cậu cứ nhất định "anh không chịu được nhục, anh phải ra ngoài".
Vậy là hai người lại cãi nhau. Mỗi người một quan điểm. Khang không kìm được nóng giận, đạp đổ chiếc liễng có kê chiếc bình gốm khá quý. Chuyện đến tai bố vợ, Khang bị mắng té tát rằng cậu không biết điều, sướng chẳng biết đường sướng. Khang bỏ đi.
Đúng những ngày vợ sắp sinh thì Khang quyết định ra thuê một phòng trọ và thuyết phục được vợ ra ở cùng sau khi sinh được ba ngày từ bệnh viện về. Nhưng bố mẹ vợ nhất quyết đòi đưa con gái về nhà chăm sóc vì lo con gái khổ. Liên Anh lại xuôi theo bố mẹ. Vậy là Khang chới với. Cậu đành ở lại một mình trong căn phòng trọ 15 mét vuông đã trót thuê, chỉ buổi tối mới về nhà bố mẹ vợ 3 tiếng đồng hồ để được bên vợ và con...
Những bi kịch ở rể như Khang hiện rất nhiều. Dù đa số đàn ông đều muốn có điều kiện để sắm một ngôi nhà riêng nhưng không phải ai cũng làm được. Vì thế, ở đâu thì ở, hiểu biết và học cách xóa bỏ tự ái là điều rất quan trọng với những cặp vợ chồng trẻ. Câu chuyện trên thoạt nghe chỉ liên quan đến Khang, nhưng chính người vợ cũng cần tìm ra cách hợp lý hơn để "trong ấm, ngoài êm", khỏi ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và con cái.
Theo VNE
Chị dâu cao tay lập kế đối phó với em chồng "mất nết" Những cô em chồng quái tính không phải hiếm nên để trị được em chồng, nhiều người chị dâu đã phải "nát óc" nghĩ kế. Có một cô em chồng "khó nhằn", Hà Liên (Cửa Đông, Hoàn Kiếm, HN) thực sự đau đầu vô cùng. Cô than thở: "Mình kết hôn xong không phải làm dâu, nhưng lại sống chung với em chồng....