Chỉ khi thực sự tha thứ, thì tự chúng ta mới thoát khỏi những ràng buộc cũ kỹ
“Cuộc sống là một cuộc phiêu lưu của sự tha thứ” – Norman Cousins.
Tác giả Norman Cousins nói rằng, cuộc sống là một cuộc phiêu lưu của sự tha thứ. Tôi nghĩ ông Lawrence Martin Jenco hẳn sẽ đồng ý với điều này.
Năm 1984, ông Jenco tới Beirut, tận tụy cống hiến hết sức mình để giúp đỡ những người nghèo khó nhất. Tuy nhiên, vào tháng 1 của năm sau đó, ông bị bắt cóc bởi một nhóm người cực đoan và bị giữ làm con tin suốt hơn một năm ròng. Ông nếm trải quãng thời gian bị cầm tù, bị đánh , bị bệnh tật và cả những thời điểm tưởng như vỡ vụn vì cô độc, buồn bã và tuyệt vọng. Vài năm sau khi được trả tự do, ông đã viết một cuốn sách, tạm dịch là “Sẵn sàng tha thứ” (“ Bound to Forgive“) về những trải nghiệm của mình khi bị bắt giữ, và quan trọng hơn nữa, là về sức mạnh của lòng yêu thương và sự tha thứ.
Ông Jenco kể về việc mình bị quấn kín người bằng băng dính, như một xác ướp, từ mắt cá chân tới tận đỉnh đầu – và ông bị như thế mỗi lần được chuyển từ nơi này đến nơi khác. Ông miêu tả rằng mình chỉ được thở bằng mũi bởi miệng luôn bị nhét đầy giẻ và dùng băng dính dính chặt.
Ông cũng kể về những thời điểm mà những kẻ bắt cóc nói rằng họ sẽ hại ông. Lúc đó, ông chờ đợi cái chết sẽ đến, chấp nhận một viên đạn bắn thẳng vào mình, nhưng cuối cùng thì họ đã không làm thế. Tuy nhiên, có những lúc khác, ông được cho mặc quần áo tử tế và bọn họ nói rằng sẽ trả ông về nhà. Nhưng rồi hy vọng của ông lại bị vùi dập tan nát khi sau đó, bọn họ nói rằng chỉ… đùa thôi.
Ông cũng nhớ những khi bị xích chân và tay, bị chụp một chiếc túi nylon lên đầu, và bị nhốt vào một cái tủ tối tăm, chật hẹp. Và ông cũng nhớ rõ mùi hôi của cơ thể mình khi ông không được tắm suốt hơn 4 tháng liền.
Video đang HOT
Về sau này, có người hỏi ông rằng, những người bình thường – những người chưa từng ở trong hoàn cảnh như của ông – có thể học được bài học gì từ trải nghiệm khủng khiếp đó và áp dụng vào cuộc sống thường ngày. Jenco đáp: “Hãy nhìn vào những sự điên rồ diễn ra trên thế giới. Chúng ta kéo lê theo những thù ghét, những căm hận, những thành kiến từ thế hệ này sang thế hệ khác, và cứ chuyển chúng từ người này sang người khác… Chúng ta cần dừng lại, và nhìn nhau, và nói: “Tôi rất xin lỗi vì những tổn thương đã gây ra cho bạn. Tôi mong bạn tha thứ”. Và rồi chúng ta nên tha thứ và nhận sự tha thứ. Rồi ở đâu đó trên hành trình cuộc sống, chúng ta đều sẽ phải làm điều đó. Tất cả chúng ta đều cần tha thứ”.
Jenco đã tha thứ và ông nói, mình là bằng chứng cho sức mạnh của sự tha thứ. Và mặc dù những tổn thương của chúng ta có thể không giống như của ông, nhưng có thể chúng ta cũng thấy những vết thương của mình chẳng kém đau đớn, chẳng kém nhức nhối – tùy nhận thức của từng người. Và chúng ta cũng cần tha thứ. Bởi nếu chúng ta “thỏa thuận” với cuộc sống rằng, chúng ta thành thật tha thứ cho bất kỳ tổn thương nào đã xảy ra, thì chúng ta sẽ thấy những kết quả tuyệt vời. Chúng ta tìm được sự yên bình bên trong tâm hồn, và thường thì chúng ta sẽ thấy sức khỏe thể chất cũng được cải thiện. Như Tiến sĩ O. A. Battista nói: “Một trong những niềm vui lâu dài mà bạn có thể trải nghiệm chính là cảm giác sẽ bao trùm lấy bạn khi bạn chân thành tha thứ cho kẻ thù của mình – cho dù người đó có biết hay không”.
Tôi đã nhận ra rằng, sự tha thứ chân thành là rất cần thiết nếu chúng ta muốn tìm được hạnh phúc. Dù việc này có khôi phục được một mối quan hệ đã tan vỡ hay không, thì nó vẫn trả lại tự do cho trái tim chúng ta. Những người tự nhủ với mình rằng họ thực sự tha thứ thì cũng sẽ được giải thoát khỏi những ràng buộc trong quá khứ. Như lời của tác giả Jenco: “Tất cả chúng ta đều cần tha thứ”. Và những người biết tha thứ thì cũng sẽ nhận được hạnh phúc.
Theo guu.vn
Phụ nữ ngày nay dễ chấp nhận việc ly hôn hơn trước
"Ly hôn là do... đàn bà. Khoảng 70% người đứng đơn là phụ nữ... Các chị em đơn giản nghĩ rằng, cuộc đời ngắn ngủi, không thể cứ chịu đựng được mãi", chuyên gia tâm lý học Đinh Đoàn chia sẻ.
Ngày nay, tâm lý sợ ly hôn ở phụ nữ đã không còn nữa. Họ đã dám bứt phá ra khỏi những cuộc hôn nhân bế tắc.
Cũng theo chuyên gia Đinh Đoàn, trình độ tiến hóa về nhận thức và tư duy của phụ nữ ngày càng nhanh hơn. Càng ngày họ càng nhận biết được điều gì mang đến hạnh phúc cho mình, còn điều gì không.
Thực tế chuyện ly hôn ngày nay vô cùng phổ biến. Ở với nhau dăm ba ngày, cảm thấy không hợp nữa thì đưa nhau ra tòa, hoàn tất thủ tục rồi trả tự do cho nhau. Đặc biệt hơn, chủ động chấm dứt hôn nhân không hạnh phúc đa số lại là phụ nữ. Nó khiến người ta đặt câu hỏi, chẳng hiểu vì sao phụ nữ ngày nay dễ dàng từ bỏ hôn nhân như thế, trong khi thời xưa ông bà ta dù chỉ lấy nhau qua mai mối nhưng lại ăn đời, ở kiếp, thậm chí dù chồng có ăn chơi, nhậu nhẹt... cũng vẫn một mực không thay lòng, đổi dạ.
Thống kê cho thấy tỷ lệ phụ nữ đưa đơn ly hôn cao gấp đôi so với đàn ông
Tôi có chị đồng nghiệp, sau gần 4 năm chung sống cùng chồng. Một ngày chị đi công tác về sớm hơn dự kiến thì chứng kiến cảnh anh dẫn "gái lạ" về nhà. Quá sốc và đau khổ chị một mực đưa đơn ly hôn mặc dù chồng đã hối lỗi và mong nhận được sự tha thứ. Tôi hỏi chị vì sao không cho chồng mình một cơ hội, để các con có mái ấm đủ đầy. Chị thản nhiên trả lời rằng, chị có đủ điều kiện kinh tế để lo cho các con, chị cũng có thừa sự thông minh xinh đẹp và sự nghiệp riêng để tìm hạnh phúc mới. Chị không muốn vùi mình vào một cuộc hôn nhân dối trá và lừa gạt.
Rõ ràng, phụ nữ ngày nay chịu đựng kém hơn ngày xưa là do họ có đủ tài lẫn sắc, dù có ly hôn họ vẫn xinh đẹp và sống tốt cuộc đời của mình. Phụ nữ xưa, ngoài chồng con ra họ không biết bám víu vào đâu cho nên phụ nữ xưa dù chồng có tư tình với bao nhiêu cô khác vẫn cố chịu đựng, bao dung, bỏ qua. Còn phụ nữ hiện đại, ly hôn vì chính mình, vì bản thân mình xứng đáng nhận được những điều tốt đẹp, họ hiểu sự chịu đựng cuối cùng chỉ mang lại đau khổ.
Phụ nữ ngày nay chịu đựng kém hơn ngày xưa là do họ có đủ tài lẫn sắc, dù có ly hôn họ vẫn xinh đẹp và sống tốt cuộc đời của mình
Thời xưa dân ta còn nghèo, trình độ dân trí còn thấp, phụ nữ xưa không được học hành đến nơi đến chốn, tới tuổi "cập kê" thì lấy chồng theo kiểu "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó", do vậy dù thế nào họ cũng cố gắng chịu đựng, bám lấy người chồng làm điểm tựa cuộc sống theo kiểu "xuất giá tòng phu".
Phụ nữ hiện đại giỏi giang, có tiền bạc lẫn địa vị, được học cao hiểu rộng, du học nước này nước kia, có điều kiện tạo dựng sự nghiệp cho riêng mình. Được ra ngoài xã hội mở mang kiến thức, trau dồi học hỏi và cũng có nhiều mối quan hệ xã hội hơn. Chính vì vậy mà họ có nhiều sự lựa chọn, nếu chẳng may chọn sai chồng thì chọn lại. Họ khó chấp nhận chuyện chịu đựng một anh chồng tệ bạc, kém cỏi, không xứng đáng.
Phụ nữ hiện đại sinh ra là để được yêu thương, chiều chuộng chứ không phải để cam chịu, ngồi khóc nơi xóa bếp như xưa.
Hạnh phúc gia đình giống như một cái vỗ tay, luôn cần sự cố gắng của cả vợ và chồng. Nếu một bên không tận lực thì bên còn lại có níu kéo thế nào cũng vô nghĩa. Xu hướng ngày nay là phụ nữ độc lập, hiểu biết, mạnh mẽ, sẵn sàng từ bỏ một người đàn ông không xứng đáng. Vì những điều trên, phụ nữ hiện nay dễ dàng chấp nhận ly hôn để tìm một bến đỗ mới hạnh phúc hơn âu cũng là điều dễ hiểu.
Theo thegioitiepthi.vn
Bên chồng mới, nhớ chồng cũ Chồng cũ của em thỉnh thoảng cũng nhắn tin, điện thoại, nói anh không hạnh phúc, vẫn nhớ em. Những lúc đó, em thực lòng nhớ chồng cũ. Em không thể quên những kỷ niệm với người ấy, dù biết như vậy là không đúng. Kính gửi chị Hạnh Dung, Em năm nay 36 tuổi, có hai đời chồng. Người chồng đầu tiên...