Chi khám chữa bệnh BHYT vượt dự toán ở nhiều địa phương
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, có những tỉnh, tỷ lệ người bệnh vào điều trị nội trú cũng tăng cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2018; bên cạnh đó việc quản lý và thanh toán đối với các bệnh mạn tính tại cơ sở khám chữa bệnh không đúng quy định là một trong những nguyên nhân gây vượt dự toán ngân sách.
Tỷ lệ điều trị nội trú cao bất thường là một trong những nguyên nhân gia tăng chi phí khám chữa bệnh BHYT
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, qua phân tích dữ liệu khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) trên hệ thống thông tin giám định BHYT (tính đến hết tháng 7/2019) và báo cáo của cơ quan Bảo hiểm xã hội một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhiều tỉnh có số chi khám chữa bệnh BHYT tăng cao so với dự toán Thủ tướng giao tại Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 5/4/2019.
Trong đó, một số nhóm chi phí khám chữa bệnh bình quân/1 lượt khám chữa bệnh tăng mạnh so với năm 2018 như xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, tiền ngày giường. Cụ thể, chi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng cao so với dự toán Chính phủ giao, gồm các tỉnh: Vĩnh Long 88,24%; Ninh Thuận 71,84%; Đắc Nông: 71,04%; Nghệ An: 69,99%…
Gia tăng chi phí khám chữa bệnh BHYT bình quân/1 lượt khám chữa bệnh tăng cao so với cùng kỳ năm 2018 (6 tháng đầu năm): Vĩnh Long tăng 25,26%; Thừa Thiên Huế tăng 12,09%; Lai Châu tăng 10,50%… trong khi toàn quốc tăng 2,01%.
Video đang HOT
Chi bình quân tiền ngày giường/1 lượt khám chữa bệnh tại Nam Định tăng 19,93%; Tiền Giang tăng 15,54%; Bến Tre tăng 14,47%; Đồng Tháp tăng 12,5%; Vĩnh Long tăng 12,21%… trong khi toàn quốc giảm 2,68%.
Đáng chú ý là tỷ lệ người bệnh vào điều trị nội trú tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2018: Phú Yên tăng 13,66%; Thái Nguyên tăng 12,67%; Vĩnh Long tăng 12,59%; Bạc Liêu tăng 11,71%; Sơn La tăng 11,25%… trong khi toàn quốc giảm 0,87%. Đặc biệt tại một số tỉnh phía Bắc trong 7 tháng đầu năm 2019 có tỷ lệ người bệnh vào điều trị nội trú rất cao như: Phú Thọ 17,70%, Sơn La 17,61%; Vĩnh Phúc 15,95%…
Từ thực trạng trên, Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu bảo hiểm xã hội các tỉnh tập trung phân tích đánh giá để xác định rõ các nguyên nhân cụ thể gây gia tăng chi phí bất thường, tổ chức làm việc với các cơ sở khám chữa bệnh có chi phí khám chữa bệnh BHYT gia tăng bất thường, đề nghị cơ sở khám chữa bệnh điều chỉnh về chỉ tiêu hợp lý, đồng thời theo dõi, giám sát đảm bảo chuyển biến thực chất.
Cơ quan bảo hiểm xã hội cũng cần theo dõi sát tiến độ đấu thầu thuốc, có ý kiến kịp thời, tránh tình trạng chậm đấu thầu dẫn đến thiếu thuốc phục vụ điều trị và phát sinh việc mua sắm không đúng quy định. Đồng thời, cần tăng cường công tác giám định để việc lựa chọn, chỉ định sử dụng và thanh toán thuốc đúng quy định, hiệu quả tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Theo ANTD
Cần sự vào cuộc của các cấp
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, tổng số học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế tính đến năm 2018 là 17 triệu người (đạt tỷ lệ 94,2%), trong đó, số học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế tại nhà trường là 12,4 người. Với mục tiêu 100% học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế, rất cần sự vào cuộc tích cực và nỗ lực của các cấp, các ngành.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về bảo hiểm y tế vào tháng 9 cao điểm phát động bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên; phối hợp cơ sở giáo dục phổ biến, triển khai hướng dẫn học sinh, sinh viên cách thức tra cứu mã số bảo hiểm xã hội. Kịp thời xét duyệt và trích, chuyển kinh phí thù lao thu bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên cho các trường học, sơ sở giáo dục. Khen thưởng đối với tập thể nhà trường, cá nhân thực hiện tốt công tác bảo hiểm y tế học sinh sinh viên.Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, để đạt được mục tiêu đề ra, ngày 19/7, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có Công văn số 2619/BHXH-BT yêu cầu Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố thực hiện một số nội dung về bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm học 2019-2020. Cụ thể: Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện công tác bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên, phấn đấu đạt 100% học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế.
Năm học 2019-2020, cả nước phấn đấu 100% học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế
Để đạt được mục tiêu đề ra, ngành Bảo hiểm xã hội cũng đề xuất ngành Giáo dục và các ban, ngành liên quan tập trung cùng nỗ lực có các biện pháp, cùng tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện. Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo từ trung ương đến địa phương, đề nghị giao chỉ tiêu tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế của học sinh đối với từng cơ sở giáo dục; đưa tiêu chí đánh giá phân loại tổ chức cơ sở Đảng, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và việc chấp hành pháp luật của học sinh, sinh viên đảm bảo năm 2019 đạt 100% học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế.
Thực hiện thu bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên đảm bảo theo đúng quy định, đối với sinh viên mới nhập học, học sinh chuyển cấp, mới vào lớp 1 thực hiện thu bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên của những tháng còn lại năm 2019. Đối với học sinh, sinh viên đã thực hiện thu theo năm tài chính thì tiếp tục thực hiện thu vào cuối năm 2019; cơ sở giáo dục thu tiền đóng của học sinh, sinh viên theo phương thức linh hoạt 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc một năm một lần nộp vào Quỹ bảo hiểm y tế. Chỉ thực hiện thu bảo hiểm y tế một lần năm 2020 nếu học sinh, sinh viên có nguyện vọng và tự nguyện đóng. Về mức đóng bảo hiểm y tế học sinh sinh viên năm nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết: Thực hiện quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP ngày 9/5/2019 của Chính phủ quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, từ ngày 1/7/2019, mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng.
Theo số liệu thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính từ ngày 1/7/2018 đến ngày 31/7/2019 trên Hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế của đối tượng học sinh sinh viên có 8.288.343 lượt khám chữa bệnh, với số tiền đề nghị bảo hiểm thanh toán là 2.399 tỷ đồng.
Các trường hợp học sinh sinh viên được Quỹ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị nội trú lớn từ 100 triệu đồng trở lên, tính từ ngày 1/7/2019 đến ngày 31/7/2019 là 512 lượt thẻ học sinh. Trong đó, có 499 lượt khám chữa bệnh, chi phí từ 100-500 triệu đồng/đợt điều trị; có 13 lượt khám chữa bệnh, chi phí trên 500 triệu đồng/đợt điều trị, trong đó có 2 bệnh nhân chi phí cho bảo hiểm y tế trên 1 tỷ đồng/đợt điều trị.
Theo đó, mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên tương ứng là 67.050 đồng/tháng; trong đó, Ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% tương ứng với 20.115 đồng/tháng, học sinh, sinh viên đóng 70% tương ứng với 46.935 đồng/tháng. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật bảo hiểm y tế đến học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh thông qua Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên, Đội Thiếu niên Tiền phong. Đặc biệt nhấn mạnh thực hiện bảo hiểm y tế không chỉ là quyền lợi và trách nhiệm công dân của mỗi học sinh, sinh viên mà còn thể hiện ý thức chấp hành pháp luật của những chủ nhân tương lai của đất nước, khẳng định vai trò của bảo hiểm y tế trong bối cảnh viện phí điều chỉnh theo hướng tính đúng, tính đủ.
Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, ngành Bảo hiểm xã hội đề nghị cần quan tâm, tăng cường chỉ đạo hơn nữa việc thực hiện công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nói chung và bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên nói riêng trên địa bàn. Không khen thưởng đối với các nhà trường nếu chưa hoàn thành tỷ lệ học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế. Huy động nguồn kinh phí thuộc Ngân sách địa phương, nguồn tài trợ để hỗ trợ học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế ngoài phần kinh phí đã được ngân sách trung ương hỗ trợ.
Với Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiến nghị Bộ Y tế nghiên cứu để nâng mức hỗ trợ đóng từ 30% đến 50%; đơn giản hóa thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế nhằm tạo thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh; kiểm tra giám sát và có chế tài xử lý đối với trường hợp cơ sở khám chữa bệnh thu thêm các chi phí đã kết cấu trong giá dịch vụ y tế, chi phí thuộc phạm vi thanh toán bảo hiểm y tế và hạn chế thu thêm các chi phí ngoài phạm vi thanh toán bảo hiểm y tế. Có như vậy mới khuyến khích được người dân tham gia bảo hiểm y tế , trong đó có học sinh, sinh viên .
Bảo Duy
Theo LĐTĐ
Tại sao chi phí KCB BHYT một số tỉnh tăng cao? Qua phân tích dữ liệu KCB BHYT trên Hệ thống thông tin giám định BHYT (tính đến hết tháng 7/2019) và báo cáo của BHXH một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhiều tỉnh có số chi KCB BHYT tăng cao so với dự toán. Thông tin về thực hiện công tác giám định BHYT 7 tháng đầu năm 2019, Bảo...