Chỉ huy tiền phương chống dịch Bộ Y tế làm việc với Thừa Thiên – Huế
Chiều 31/7, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP Đà Nẵng, đã đến Bệnh viện Trung ương Huế (cơ sở 2, đóng tại huyện Phong Điền, tỉnh TT-Huế; cách TP Huế 20 km về phía Bắc) thực hiện công tác chỉ đạo chống dịch tại miền Trung.
Trung tâm cách ly và điều trị bệnh COVID-19 – Bệnh viện T.Ư Huế (cơ sở 2) hiện điều trị cho 18 bệnh nhân mắc COVID-19 từ Đà Nẵng và Quảng Nam chuyển ra.
Tại Bệnh viện Trung ương Huế (cơ sở 2), Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã kiểm tra khu cách ly điều trị bệnh nhân COVID-19; thăm, động viên cán bộ y tế làm nhiệm vụ; trực tiếp kiểm tra công tác quản lý, điều trị bệnh nhân tại đây.
Được biết, khu vực điều trị bệnh nhân COVID-19 tại cơ sở 2 của Bệnh viện Trung ương Huế, nhiều bác sĩ đã tình nguyện ở lại điều trị cho bệnh nhân đến khi hết dịch.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chỉ đạo chống dịch tại Bệnh viện T.Ư Huế (cơ sở 2) và miền Trung.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, lãnh đạo Bộ Y tế đánh giá cao sự vào cuộc và nỗ lực của các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế, bệnh viện đã trở thành hậu phương vững chắc cho tuyến đầu của Đà Nẵng.
Sau khi thăm cán bộ y tế đang ứng trực tại khu điều trị bệnh nhân COVID-19, buổi làm việc giữa Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn với điểm cầu Đà Nẵng được diễn ra ngay tại Bệnh viện Trung ương Huế, cơ sở 2.
GS.TS Phạm Như Hiệp (bìa trái) báo cáo với thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn về công tác điều trị, phòng chống dịch bệnh COVID-19 của đơn vị.
Báo cáo với Thứ trưởng, ông Phạm Như Hiệp- Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, cho biết, hiện nay bệnh viện đang điều trị cho 18 bệnh nhân mắc COVID-19 từ Đà Nẵng và Quảng Nam chuyển ra. Hầu hết là các bệnh nhân rất nặng, vừa lọc máu, chạy máy thở.
Được sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Y tế, trong 2 ngày, Bệnh viện Trung ương Huế đã khẩn trương xây dựng xong đơn vị lọc máu tại khu cách ly phục vụ bệnh nhân. Đồng thời, điều động nhiều chuyên gia giỏi từ cơ sở 1 tăng cường ra trực tiếp hỗ trợ cho cơ sở 2. Đến thời điểm chiều tối 31/7/2020, sức khỏe của một số bệnh nhân 436, 438 tiến triển tốt hơn. 4 bệnh nhân suy thận được chuyển ra điều trị đã có sức khỏe tốt!
GS.TS Phạm Như Hiệp báo cáo thêm với Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, công tác chống nhiễm khuẩn được lãnh đạo bệnh viện quán triệt nghiêm, thực hiện sâu sát. Cố gắng không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện và lây sang cán bộ y tế.
Tại điểm cầu Đà Nẵng, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến báo cáo nhanh, đến nay thành phố đã phát hiện 6 ca dương tính với SARS-CoV-2 ở ngoài cộng đồng không liên quan đến các cơ sở y tế.
Hiện, Đà Nẵng đã lấy mẫu xét nghiệm tất cả những trường hợp sốt, ho, khó thở. Đến tối 31/7, các trường hợp đều có kết quả âm tính. Đối với Bệnh viện Đà Nẵng hiện hiện nay chỉ còn 250 bệnh nhân đang tiếp tục điều trị. Chỉ đạo của lãnh đạo TP Đà Nẵng, chiều 31/7, là xây dựng bệnh viện dã chiến với quy mô 700 giường, dự kiến trong 4 ngày sẽ xây xong.
TP Đà Nẵng hiện đã huy động được 600 sinh viên y khoa, tỉnh nguyện viên được đào tạo để thành lập tổ COVID cộng đồng; đào tạo 100 kỹ thuật viên xét nghiệm để có thể có thể đi lấy mẫu xét nghiệm.
Tham dự cuộc họp tại đầu cầu Đà Nẵng, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Đội trưởng đội điều trị, thông tin: Hiện nay Bệnh viện Bạch Mai đã điều thêm 2 nhóm hồi sức và một nhóm tâm lý vào tăng cường cho Bệnh viện Đà Nẵng, đây là sự chi viện kịp thời từ Bộ Y tế để nâng cao năng lực điều trị cho bệnh nhân. Quá trình giảm tải cho Bệnh viện Đà Nẵng, hiện nay tại bệnh viện chỉ còn điều trị cho 250 bệnh nhân. Các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 đã được chuyển ra các bệnh viện trên địa bàn.
Ông Trần Như Dương, Đội trưởng Đội điều tra, giám sát dịch, báo cáo: TP Đà Nẵng đã lấy mẫu xét nghiệm cho những người có biểu hiện mệt mỏi, ho, sốt đến khai báo y tế được 413 mẫu, đều có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2. Hiện nay đã lấy được hết các mẫu xét nghiệm tại Bệnh viện Đà Nẵng.
Kết luận tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn biểu dương nỗ lực làm việc của các bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Đà Nẵng.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn lưu ý, Bệnh viện Trung ương Huế tiếp tục nỗ lực tối đa điều trị tốt các bệnh nhân, là hậu phương vững chắc cho Đà Nẵng.
Theo báo cáo của Bệnh viện Trung ương Huế, quá trình vận chuyển bệnh nhân từ Đà Nẵng, Quảng Nam ra, tuy đường dài, nhiều bệnh nhân rất nặng, thời gian điều trị bị ngắt quãng, tuy nhiên, đã có bệnh nhân tiến triển tốt.
Bệnh viện Trung ương Huế tiếp tục nỗ lực tối đa điều trị tốt các bệnh nhân, là hậu phương vững chắc cho Đà Nẵng. Với các đề xuất, kiến nghị của bệnh viện, lãnh đạo Bộ Y tế sẽ hỗ trợ tối đa về máy thở, trang thiết bị y tế quan trọng khác.
Đối với Đà Nẵng, cần quan tâm đến các khu cách ly, tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ bệnh nhân, cán bộ y tế tại các Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng.
Đừng vì bản thân mà hại cả cộng đồng
Dòng người ùn ùn chạy trốn dịch từ Đà Nẵng ra Huế bị lực lượng chức năng chặn lại trên đèo Hải Vân và buộc họ quay đầu nhận được sự quan tâm của dư luận.
Dòng người ùn ùn chạy trốn dịch từ Đà Nẵng ra Huế bị chặn lại và yêu cầu quay đầu ẢNH: M.Đ
Như Thanh Niên thông tin, hôm 30.7, hàng ngàn người đi xe máy vượt đèo Hải Vân từ Đà Nẵng ra Huế đã bị các lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế chặn lại, yêu cầu quay đầu xe.
Tình hình Covid-19 tại Việt Nam sáng 1.8: Thêm 12 bệnh nhân mới ở Đà Nẵng
Cùng ngày, tổ tuần tra của Đồn biên phòng Lăng Cô thuộc Bộ đội biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức tuần tra tại khu vực bờ biển Đồng Dương thuộc địa phận TT.Lăng Cô, H.Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế phát hiện một thuyền đánh cá từ Đà Nẵng ra Huế. Tàu cá mang số hiệu ĐNA 90511 TS, trên tàu có 9 người (không phải là thuyền viên tàu cá, đều trú tại xã Lộc Trì, H.Phú Lộc) đang trên đường vào bờ.
Nguy cơ làm bệnh lây lan ra cộng đồng
Sau khi thông tin đăng tải, nhiều ý kiến bạn đọc (BĐ) gửi về cho Thanh Niên bày tỏ sự lo lắng, vì nếu tình trạng này không được ngăn chặn kịp thời thì rất dễ làm mầm bệnh lây lan ra cộng đồng, nhất là trong thời điểm dịch diễn biến phức tạp như hiện nay.
"Sao có những người suy nghĩ lạ lùng vậy, đã có chỉ thị "Đà Nẵng nội bất xuất, ngoại bất nhập, trừ những trường hợp đặc biệt...", tại sao ý thức kém vậy? Đi khỏi Đà Nẵng nếu trong người đã nhiễm Covid-19 rồi thì làm lây lan thêm cho người khác mà thôi. Hãy chấp hành nghiêm khuyến cáo của cơ quan chức năng thì sẽ an toàn", BĐ Phạm Hồ ý kiến.
Dịch đang bùng phát, không ở yên một chỗ lại chạy lung tung lây bệnh khắp nơi, nói dân trí thấp thì lại tự ái. Nguyễn Dương
Tương tự, BĐ Tiffany Vang cho rằng: "Sống trong vùng dịch, nguy cơ là đang mang mầm bệnh trong người. Đổ xô về quê, thực chất chỉ là mang bệnh về lây cho người thân. Một người bệnh khổ ít, cả gia đình bệnh sẽ thế nào? Chân lý này tuy đơn giản, nhưng không phải ai cũng hiểu. Mỗi bạn đọc, xin hãy chia sẻ với người thân, bạn bè, để ngày càng có nhiều người hiểu được...".
Trong khi đó, BĐ Dũng Chúc lo lắng: "Chỉ cần một người trong số những người này đang trong thời gian ủ bệnh thôi, sẽ còn nhiều hệ lụy tiếp theo cho nhiều địa phương khác. Hãy ở yên tại chỗ".
"Đa phần lại là sinh viên có học thức, họ đang nghĩ gì khi cố trốn chạy như thế. Vô tình mang bệnh lây lan ra cộng đồng thêm thì sao? Thà ở yên một chỗ có phải đã giúp ích rất lớn cho việc phòng chống dịch. Nếu ai cũng cố gắng giãn cách tầm nửa tháng để khoanh vùng kiểm soát được nguồn dịch thì ai rồi cũng sẽ không còn lo", BĐ có địa chỉ mail litede...@gmail.com ý kiến.
Hãy ở yên tại chỗ
Nhiều ý kiến kêu gọi người dân nâng cao ý thức, không di chuyển lung tung. "Không hiểu sao dân mình kỳ vậy, ở một chỗ tự cách ly, đừng làm lộn xộn thêm tình hình, làm ơn đi! Khó khăn lắm rồi, mỗi người nên ý thức. Chính quyền các địa phương phải ngăn chặn kịp thời và dứt khoát", BĐ Sanu đề nghị.
Sao các bạn không ở yên tại chỗ, vệ sinh sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài, không tập trung đông đúc, như vậy sẽ đảm bảo sức khỏe. Phạm Hiệp
Tương tự, BĐ Ha Nguyen ý kiến: "Xin mọi người hãy chung tay vì cộng đồng ở yên tại chỗ vì nếu di chuyển sang địa phương khác, vô hình trung lại mang mầm bệnh từ địa phương này sang địa phương kia, làm lây lan dịch bệnh. Hãy chung tay vì cộng đồng để đẩy lùi dịch bệnh trên mọi miền đất nước".
Không chỉ lên tiếng kêu gọi mọi người cùng nhau ý thức, tuân thủ các quy định của nhà nước mà nhiều ý kiến đề nghị cơ quan chức năng phải làm thật nghiêm để ngăn chặn hiện tượng trên, đồng thời phạt nặng những ai không chấp hành. "Theo tôi phải phạt những ai không chấp hành lệnh của nhà nước, đáng tiếc lại có một số sinh viên", BĐ Nguyễn Văn Đoan ý kiến.
"Chắc phải bổ sung thêm vào luật tăng hình thức phạt trong tình hình bệnh dịch để mọi người có ý thức hơn. Biết là ai cũng lo, cũng sợ nhưng đâu thể hành xử như thế", BĐ Chuong Nup đề nghị.
Các bạn trẻ ý thức cộng đồng ở đâu mà hành động như vậy? Không nghĩ cho xã hội thì cũng nên nghĩ cho gia đình chứ? Từ vùng dịch mà còn muốn về với gia đình? Hết biết cho hành động như vậy! Hãy tự cách ly ở nơi mình sống, góp phần chống lại đại dịch. Hong Son
'Bão cytokine' đe dọa nhiều bệnh nhân Covid-19 Đà Nẵng Một số bệnh nhân Covid-19 có biểu hiện "cơn bão cytokine" song chưa gây suy đa cơ quan, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn. Theo phó giáo sư Sơn, trong giai đoạn Covid-19 này, Tiểu ban Điều trị chưa ghi nhận một cách rõ ràng số người bệnh gặp "cơn bão cytokine". Tuy nhiên, một số bệnh nhân đã xuất...