Chỉ huy SDF: Cuộc đột kích tiêu diệt thủ lĩnh IS sẽ bất thành nếu thiếu người Kurd
Tướng Mazloum Abdi, chỉ huy Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) mới đây đã tiết lộ về quá trình hợp tác với tình báo Mỹ để truy tìm thủ lĩnh nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng Abu Bakr al-Baghdadi, trong đó có thông tin người cung cấp thông tin chính về Al-Baghdadi cũng đang có mặt trong khu nhà nơi cuộc đột kích diễn ra.
Cuộc đột kích của lính Mỹ nhằm tiêu diệt thủ lĩnh nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng Abu Bakr al-Baghdadi là kết quả của quá trình theo dõi trong nhiều tháng, có liên quan đến nguồn tin tình báo quan trọng từ các đồng minh người Kurd ở Syria.
Tướng Mazloum Abdi cho biết: “Người cung cấp thông tin đã nói với chúng tôi rằng ông ta di chuyển về phía Tây đến Idlib, tới một ngôi nhà cụ thể. Chúng tôi đã thông báo với tình báo Mỹ vào ngày 15-5 và cùng nhau thiết lập một tổ bí mật, trong đó có 3 người Mỹ”.
Những vật dụng còn sót lại sau khi lính Mỹ đột kích nơi ẩn náu của trùm khủng bố IS
Video đang HOT
Người cung cấp thông tin cho SDF đã tiết lộ cụ thể về các đường hầm dưới khu nhà, có bao nhiêu người ở với al-Baghdadi, và ở đó được vài tháng, thủ lĩnh IS đang có ý định chuyển đi. Bởi vậy, phía Mỹ quyết định hành động vào ngày 26-10 và người “chỉ điểm” được đưa ra một cách an toàn.
Theo Foxnews, kiếm được “tay trong” lại nằm trong hàng ngũ IS là cực kỳ hiếm, huống hồ người đó lại thân cận với trùm khủng bố al Baghadi. Đây có thể gọi là điều chưa từng thấy và một thành tích đáng nể đối với lực lượng người Kurd. Chỉ huy SDF khẳng định cuộc đột kích không thể thực hiện được nếu không có tình báo người Kurd.
Tướng Mazloum Abdi cũng nói về hậu quả quyết định rút quân khỏi vùng Đông Bắc Syria gần đây của Tổng thống Trump: “Sau khi người Mỹ rút quân, người Thổ đã xâm chiếm và chúng tôi không còn cách nào khác là phải thực hiện một thỏa thuận với chính phủ Syria và người Nga. Họ đã có thể bảo vệ chúng tôi. Vì vậy, người Syria đã chuyển đến biên giới thay cho người Mỹ”.
Đại diện lực lượng người Kurd cho biết về lâu dài, họ không thể đẩy lùi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Các cuộc đấu súng nổ ra, Thổ Nhĩ Kỳ cũng thường xuyên tấn công bằng máy bay không người lái. Tuy nhiên, tướng Mazloum cho rằng chưa muộn để Mỹ quay trở lại. “Mối quan hệ của chúng tôi với Tổng thống Trump phụ thuộc vào việc ông thực hiện lời hứa bảo vệ chúng tôi”.
Theo anninhthudo
Thế giới phản ứng trước việc thủ lĩnh IS bị tiêu diệt
Chính phủ nhiều nước ngay lập tức có phản ứng trước thông tin thủ lĩnh IS bị tiêu diệt.
Tối 27/10 (theo giờ Hà Nội), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có phát biểu tại Nhà Trắng, trong đó xác nhận thủ lĩnh tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng Abu Bakr al-Baghdadi đã bị tiêu diệt trong cuộc đột kích của quân đội Mỹ vào khu vực Tây Bắc Syria, cụ thể là tỉnh Idlib. Dù khẳng định đây là một "đêm tuyệt vời cho nước Mỹ và thế giới", song nhà lãnh đạo Mỹ cũng kêu gọi nước Mỹ và thế giới không xao nhãng trong cuộc chiến chóng khủng bố, tiếp tục truy lùng những phần tử khủng bố còn lại của IS.
Tổng thống Donald Trump theo dõi lực lượng đặc biệt của Mỹ áp sát thủ lĩnh ISIS Abu Bakr al-Baghdadi. Ảnh: White House
"Những kẻ khủng bố đàn áp và giết người vô tội không bao giờ nên ngủ ngon, chúng nên biết rằng chúng ta sẽ truy đuổi đến cùng và tiêu diệt hoàn toàn chúng. Al-Baghdadi đã chạy trốn trong nhiều năm, rất lâu trước khi tôi nhậm chức. Nhưng dưới chỉ đạo của tôi, với tư cách là tổng tư lệnh của nước Mỹ, chúng tôi đã giải phóng được hoàn toàn những vùng đất bị IS chiếm đóng vào tháng 3 vừa qua. Sự kiện hôm nay là một lời nhắc nhở rằng, chúng tôi sẽ tiếp tục truy lùng những phần tử khủng bố còn lại của IS", ông Trump nói.
Chính phủ nhiều nước cũng ngay lập tức có phản ứng trước thông tin này. Trong dòng Tweet đăng tải ngay tối qua, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly gửi lời chúc mừng tới đồng minh Mỹ, song nhấn mạnh, việc tiêu diệt được trùm khủng bố IS không có nghĩa là cuộc chiến chống IS đã kết thúc.
Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng chia sẻ quan điểm này khi cho rằng, việc al-Baghdadi bị tiêu diệt đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của cuộc chiến chống khủng bố, song cuộc chiến này vẫn chưa kết thúc. Anh sẽ tiếp tục làm việc vối các đối tác liên minh để chấm dứt các hành vi giết người dã man của IS.
Ông Fahrettin Altun, Trợ lý cấp cao của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cùng ngày khẳng định, Thổ Nhĩ Kỳ tự hào vì đã hỗ trợ Mỹ, một đồng minh NATO, đưa một kẻ khủng bố khét tiếng ra trước công lý. Ngày này là dịp để toàn thế giới tưởng nhớ những nạn nhân của sự tàn bạo của al-Baghdadi và những người anh hùng, những binh sĩ đã chấp nhận hi sinh mạng sống để bảo vệ thế giới khỏi IS. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Mỹ và các nước khác để chống khủng bố dưới mọi hình thức.
Về phần mình, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gửi lời chúc mừng tới Tổng thống Donald Trump về cuộc đột kích "ấn tượng" đã dẫn tới việc tiêu diệt được thủ lĩnh IS al-Baghdadi. Theo ông, điều này phản ánh quyết tâm chung không chỉ của Mỹ, của Israel, mà của toàn thế giới trong cuộc chiến chống khủng bố.
Al-Baghdadi là thủ lĩnh khủng bố cấp cao nhất bị tiêu diệt hoặc bị bắt kể từ khi trùm khủng bố Osama bin Laden bị tiêu diệt năm 2011. Việc tên này bị tiêu diệt cũng được xem là một thắng lợi quan trong đối với Tổng thống Donald Trump, trong bối cảnh nhà lãnh đạo Mỹ thời gian qua phải đối mặt với nhiều chỉ trích sau quyết định rút quân khỏi Syria./.
Theo Thu Hoài/VOV1
Chỉ huy lực lượng SDF tại Syria cảnh báo nguy cơ IS tấn công trả thù Ngày 27/10, chỉ huy nhóm vũ trang Các lực lượng dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo ở miền Bắc Syria, Mazloum Abdi, cảnh báo nguy cơ tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng sẽ tiến hành các vụ tấn công trả thù sau khi thủ lĩnh lực lượng này bị Mỹ tiêu diệt. Chỉ huy các...