Chỉ huy quân đội Libya bị tấn công tại thủ đô
Các chiến binh từng tham gia cuộc nổi dậy lật đổ chế độ cũ đấu súng với binh sĩ hộ tống người đứng đầu quân đội quốc gia Libya tại thành phố Tripoli.
Chiến binh Libya gác tại một chốt an ninh tại thành phố Tripoli. Ảnh: AFP.
Abdel-Razik el-Shibahy, người phát ngôn của quân đội Libya, cho biết các chiến binh từ thành phố Zintan ở phía tây nã đạn hai lần vào đoàn xe của tướng Khalifa Hifter, người đứng đầu lực lượng quân đội quốc gia mới được thành lập của Libya khiến một cận vệ thiệt mạng và bốn người khác bị thương.
Video đang HOT
Lực lượng vũ trang của bộ lạc tới từ thành phố Zintan đang kiểm soát sân bay quốc tế tại thành phố Tripoli. Theo El-Shibahy, khi đoàn xe của tướng Hifter tiến về phía sân bay, các chiến binh nhầm tưởng rằng họ sắp bị tấn công. Tuy nhiên, ông El-Shibahy cũng cáo buộc các chiến binh muốn ám sát tướng Hifter.
“Nhóm chiến binh bắn vào đoàn xe từ phía trái, phải và trước. Họ nghĩ quân đội muốn chiếm sân bay”, ông El-Shibahy nói.
Khaled el-Zintani, người phát ngôn của các chiến binh từ Zintan, tuyên bố họ không cố ý ám sát tướng Hifter. Ông này nói quân đội không thông báo tướng Hifter tới sân bay nên các chiến binh tưởng quân đội quốc gia sắp tấn công họ.
Sự việc cho thấy thách thức to lớn mà giới lãnh đạo mới tại Libya đối mặt trong quá trình giải giáp vũ khí của chiến binh từng tham gia cuộc chiến lật đổ đại tá Moammar Gadhafi. Hiện tại các nhóm vũ trang từng tham gia cuộc nổi dậy chống chế độ Gadhafi vẫn kiểm soát nhiều vị trí quan trọng tại Tripoli, chẳng hạn như sân bay. Họ không muốn trao quyền kiểm soát các vị trí đó cho chính phủ lâm thời và cũng chẳng muốn gia nhập quân đội quốc gia vì cho rằng bộ máy tổ chức của nó còn sơ sài.
“Tới tận bây giờ chúng tôi chẳng biết bất kỳ điều gì về quân đội quốc gia của Libya. Ai là người chỉ huy họ? Các căn cứ quân sự nằm ở đâu? Hệ thống mệnh lệnh ra sao? Các chiến binh từng tham gia cuộc nổi dậy gia nhập quân đội bằng cách nào? Trên thực tế, quân đội quốc gia chưa là cái gì cả”, el-Zintani nói.
Theo VNExpress
Những người giấu mặt ở Tripoli...
Phong trào nổi dậy ở Libya dấy lên từ tháng Hai, nhưng phải hơn sáu tháng sau thủ đô Tripoli mới thất thủ. Suốt thời gian đó ít có dấu hiệu của sự kháng cự có tổ chức trong thành phố, nhưng hai phóng viên BBC Rana Jawad và Penny Dale đã phác họa được một vài gương mặt "ngầm" lúc ấy.
Aisha (trái) cùng cô cháu gái Naema.
Nhà tâm lý xách túi "nóng"
Sau khi tình nguyện giúp đỡ lực lượng nổi dậy, nhà tâm lý học Aisha Gadoor được thông báo cô có cuộc hẹn với một người đàn ông tại quán cafe, để nhận một gói hàng. Aisha kể: "Tôi đã phải đi bộ rất xa mà không dám dùng ôtô (vì ôtô thường bị lục soát). Khi tới gần điểm hẹn, tôi nhận ra người đó và ra dấu để anh ta theo tôi. Khi giáp mặt, tôi chào "hello" và nhận gói hàng. Về tới nhà, tôi ngồi đếm thấy trong gói có khoảng 300 viên đạn. Hai ngày sau, tôi gọi điện báo rồi trao lại số đạn đó cho một thanh niên tên là Khaled.
Vài hôm sau, cô cháu gái của tôi lại gọi tới và nói: "Có người cần" - đó là mật khẩu. Khi đó chúng tôi còn có số đạn khác cất giấu trong nhà cùng ba khẩu súng Kalashnikov. Lần nay cuộc gặp diễn ra trong tiệm bán nước hoa của cậu cháu trai trên phố mang tên Mùng 1 Tháng 9. Tôi đổ hàng tại đây, cô cháu giấu vào trong một chiếc hộp đựng giày rồi đưa đi.
Làm công việc vận chuyển những túi hàng "nóng" đó, rất nhiên không phải là tôi không sợ. Tôi có hơi sợ nhưng đã đọc kinh Koran để trấn tĩnh, và thế là mọi chuyện trở nên trôi chảy hơn. Tôi cũng sợ bị ai đó nhìn thấy dù họ không biết tôi chuyển vũ khí, nhưng may là tôi không phải sợ bị chặn lại hay lục soát".
Cũng theo Aisha Gadoor, động cơ thúc đẩy cô cùng những người cùng chí hướng sẵn sàng liều cả tính mạng mình thay vì ngồi yên chờ đợi, cũng là vì mong muốn đất nước Libya được hòa bình, mọi người dân đều được sống yên ổn không phải lo sợ cảnh bạo lực, chết chóc... nữa.
Bác sĩ chèo xuồng trong đêm
Bác sĩ Abdel Raouf Rahal là giám đốc một phòng khám răng và rất mê lặn. Anh là người đã tham gia chuyển lậu vũ khí bằng xuồng cao su trong đêm tối cho lực lượng nổi dậy. Rahal kể: "Lúc đầu chỉ là những vụ việc nhỏ lẻ với số ít vũ khí, nên tôi thường sử dụng xuồng cao su loại nhỏ. Cho tới một ngày có người bạn tới gặp tôi, anh ta đã đạt được thỏa thuận với ai đó ở vùng Janzour, phía tây Tripoli, và với ba sĩ quan hải quân. Các sĩ quan này bên trong thì ủng hộ phong trào nổi dậy, nhưng bên ngoài vẫn vờ như ủng hộ chính thể của ông Gaddafi. Tôi chỉ biết tên của một người trong số họ là Ayman. Chúng tôi nhất trí rằng họ đưa một chuyến vũ khí lớn vào bằng đường biển.
Đêm đó, chúng tôi dùng xuồng hơi chèo ra biển, trên đường đi đón các sĩ quan hải quân trên. Sau khi chở họ đi được khoảng 12-15km thì thả họ xuống một tàu cá lớn chở các xuồng hơi nhỏ như chiếc chúng tôi đang dùng. Tới nơi nhận hàng, chúng tôi nhận số súng tiểu liên, súng phóng lựu và đạn dược đủ sức chở, số còn dư để lại Janzour.
Cùng hành động nhưng chúng tôi không biết tên và địa chỉ của nhau, phòng khi có ai bị bắt cũng không thể khai ra người khác dù bị tra tấn.
Tôi đã bị bắt ngày 9.7 và sau đó bị đưa tới nhà tù Abu Slim. Chúng tôi gồm một nhóm lớn tù nhân đã trốn trại giam vào ngày 24.8 sau khi Tripoli thất thủ. Bây giờ nhớ lại giây phút đó tôi lại khóc như tôi đã khóc vào ngày được tự do đó. Hai hoặc ba ngày sau khi trốn tù, một số phạm nhân đi cùng tôi phát hiện ra bản kế hoạch thảm sát tập thể vào ngày 1.9 và tên tôi có trong danh sách bị hành hình".
Người truyền tin
Naser Rayes là giám đốc điều hành một hãng dịch vụ IT. Anh đã cùng hai người khác tích trữ vũ khí và chuyển tin tình báo về địa điểm các kho vũ khí của chính thể ông Gaddafi. Naser Rayes kể về căn phòng bí mật không bao giờ bị phát hiện của mình:
Trong phòng ngủ của tôi có một phòng tắm và một kho nhỏ có lối vào riêng. Chúng tôi ngụy trang kín lối vào bằng một cái tủ áo lớn áp lưng vào căn phòng đó. Nếu người của ông Gaddafi có tới và lục soát nhà thì họ cũng sẽ không thể tìm thấy gì khả nghi. Tôi còn dán kín các cửa sổ phòng tắm, đề không tia sáng nào có thể lọt được vào bên trong.
Không ai ngoài chúng tôi biết phía sau tủ còn có một phòng khác là nơi chúng tôi cất giấu mọi thứ: vũ khí, máy vi tính, radio, điện thoại. Chúng tôi chuyển thông tin qua một đường kết nối internet vệ tinh. Chúng tôi có thể cung cấp các tọa độ các kho vũ khí của chính thể Gaddafi ở những nơi xa các khu dân cư.
Điều đó là cực kỳ mạo hiểm khi bên ngoài ngày nào cũng có người bị bắt. Nhưng chúng tôi rất cẩn thận, thường kết nối internet rất nhanh chỉ trong khoảng nửa giờ vào những thời điểm khác nhau, không bao giờ trùng thời gian.
Những ngày cuối với tôi là những ngày ít nhất là tồi tệ nhất trong đời, vì tôi không biết phải chờ đợi cái gì. Tôi nghĩ có lẽ sẽ có tắm máu tại Tripoli, nhưng may là thành phố chỉ thất thủ và vào ngày 22.8 mọi người đã có thể thở phào nhẹ nhõm.
Theo Lao Động
Tunisia đóng cửa biên giới với Libya Tunisia ngày 2.12 đã đóng cửa cửa khẩu biên giới thứ hai sang Libya sau các vụ tấn công người Tunisia bên phía Libya. Hãng thông tấn TAP của Tunisia dẫn một nguồn tin an ninh cho hay, quyết định đóng cửa cửa khẩu Dehiba được thực hiện "tiếp sau thông tin về các vụ tấn công nhằm vào người Tunisia ở vùng...