Chỉ huy khét tiếng của tổ chức IS bị bắt ở Bắc Afghanistan
Tân Hoa xã đưa tin ngày 19/1, người phát ngôn quân đội ở khu vực phía Bắc Afghanistan Abdul Hadi Jamal cho biết một chỉ huy khét tiếng của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã bị bắt tại Maimana, thủ phủ tỉnh Faryab, miền Bắc nước này hôm 18/1.
Các tay súng IS. (Nguồn: Balkis Press/Sipa USA/AP/TTXVN)
Ông Jamal nói: “Một chỉ huy khét tiếng của IS ngụy trang là một người bình thường và lên kế hoạch tới nơi nào đó không rõ đã bị các cơ quan thực thi luật pháp phát hiện và bắt giữ ở thành phố Maimana vào chiều 18/1.”
Tuy quan chức này không nêu danh tính cũng như cung cấp thêm thông tin chi tiết về đối tượng bị bắt, nhưng cho hay một cuộc điều tra đang diễn ra.
Hiện, IS cũng chưa có phản hồi gì về thông tin trên./.
Theo VietNam
Video đang HOT
Mỹ rút quân khỏi Syria: Dấu hiệu thật lòng
Mỹ có thể đàm phán với Nga về tương lai của người Kurd trước Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là dấu hiệu cho thấy Mỹ thực sự muốn rút quân khỏi Syria.
Nga nghi ngờ quyết định rút khỏi Syria của Mỹ
Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi giữa tháng 12 năm 2018 đã đưa ra tuyên bố về chiến thắng trong chiến dịch tiêu diệt tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria, đồng thời lưu ý rằng đây là lý do duy nhất khiến quân đội Mỹ hiện diện tại quốc gia này.
Sau đó, phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders báo cáo rằng Hoa Kỳ bắt đầu rút quân khỏi Syria, nhưng chiến thắng trước IS không đồng nghĩa với việc chấm dứt sự hoạt động của liên minh này.
Hôm 11/01, giới truyền thông quốc tế dẫn tuyên bố của đại diện liên minh cho biết, các thành viên trong Liên minh bắt đầu rút quân ở Syria, đúng như tuyên bố trước đó của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Người phát ngôn của Liên minh là đại tá Sean Ryan tuyên bố hôm 11/01 rằng, Lực lượng Đặc nhiệm Hỗn hợp (Combined Joint Task Force-CJTF) của chiến dịch "Quyết tâm không thể lay chuyển" (Operation Inherent Resolve-OIR) bắt đầu rời khỏi Syria, hãng thông tấn AP dẫn lời ông Ryan.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến nghi ngờ về việc Mỹ có thực sự rút quân khỏi Syria hay không, hay là Washington đang thực hiện một âm mưu mới nào đó. Ví dụ như bình luận về thông tin này, Bộ Ngoại giao Liên bang Nga tuyên bố rằng, Mỹ rời Syria để tìm lý do ở lại.
"Thứ nhất, chúng tôi đánh giá sự việc theo bài đăng của ông Trump trên Twitter, và thứ hai, theo các bình luận ngay sau khi các phần tin nhắn mới được đăng trên Twitter. Hiện tại, có cảm giác rằng họ đang rời đi theo kiểu 'tìm lý do để ở lại'..." - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết trong thông cáo báo chí ngày 11/01.
"...chúng tôi đã nhiều lần nói rằng, Nga muốn làm quen với chiến lược của Mỹ, tôi có cảm giác rằng cộng đồng thế giới có quyền biết rằng Hoa Kỳ có ý định rời khỏi Syria vào thời điểm nào... Tôi không thể đồng tình với sự tin tưởng của quý vị rằng họ rời khỏi đó, vì Nga vẫn chưa nhìn thấy chiến lược chính thức của người Mỹ" - bà Zakharova cho biết thêm.
Những nghi vấn của Nga cũng có cơ sở khi Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố hôm 10/01 rằng, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tiến hành nhiều đợt không kích nhằm chống lại các thế lực khủng bố ở Trung Đông trong trường hợp các mục tiêu này xuất hiện, gây ra tình trạng bất ổn trong khu vực.
Lực lượng quân đội Mỹ đã bắt đầu rút khỏi Syria hôm 10/01
Ông Pompeo nhấn mạnh rằng, Tổng thống Donald Trump luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng trước những hành động gây hấn mới ở Syria và Quân đội Mỹ sẵn sàng mở những chiến dịch mới.
Dấu hiệu Mỹ thực sự muốn rút quân khỏi Syria
Tuy nhiên, sau đó đã có những tín hiệu cho thấy đúng là Mỹ có thể sẽ rút quân thực sự khỏi Syria [còn họ có điều quân đội nước nào đến thay thế thì không ai dám chắc].
Cuối ngày 11/01, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton cho biết rằng, Hoa Kỳ hiện đang đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ về những vấn đề sau khi quân đội nước này rút khỏi Syria, đồng thời sẵn sàng đàm phán với Nga về an ninh của người Kurd ở Syria SAR, nếu điều này là cần thiết.
"Người Kurd đang ở trong tình cảnh rất khó khăn, và Tổng thống Donald Trump, khi nói chuyện với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, cho rằng họ là những người đáng tin cậy, và chúng tôi cần đảm bảo rằng họ không bị tổn hại. Đó là những gì Mỹ đã thảo luận với Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi cũng sẽ bàn về vấn đề này với Nga, nếu cần thiết" - ông Bolton nói trong cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh với người dẫn chương trình Hugh Hewitt.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan trước đó cho biết, Ankara sẵn sàng tiến hành một chiến dịch từ phía đông Euphrates, cũng như tại chống lại lực lượng tự vệ người Kurd, nếu Hoa Kỳ không rút họ khỏi đó Manbij [hiện do Quân đội Syria tiếp quản từ tay Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd-YPG].
Sau đó, ông Erdogan nói rằng ông đã quyết định hoãn chiến dịch quân sự ở Syria sau cuộc nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 14 tháng 12, khi ông Trump tuyên bố sẽ rút quân đội Mỹ khỏi SAR.
Tuy nhiên, hiện Thổ Nhĩ Kỳ lại tuyên bố sẽ tiếp tục mở các chiến dịch chống "khủng bố người Kurd" ở phía Đông sông Euphrates, bất kể việc họ đã rút khỏi Manbij. Như vậy, lí do trục xuất YPG khỏi Manbij chỉ là cái cớ của của Ankara, còn mục đích thực sự của Erdogan là đánh đuổi người Kurd ở bất cứ khu vực nào trên lãnh thổ Syria.
Do đó, tuyên bố để ngỏ khả năng đàm phán với Nga - đối thủ không đội trời chung - về tương lai của người Kurd là dấu hiệu cho thấy, Mỹ thực sự lo ngại về tương lai của đồng minh trước Thổ Nhĩ Kỳ. Đó là dấu hiệu cho thấy, ông Trump nghiêm túc trong quyết định rút quân khỏi Syria.
Nhật Nam
Theo Datviet
IS giáng đòn trả thù người Kurd sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi Syria Khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã ồ ạt thực hiện các cuộc tấn công vào Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo ngay sau khi Mỹ tuyên bố rút quân khỏi Syria, người phát ngôn của SDF Kino Gabriel cho biết. Khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). "IS đã lợi dụng những...