Chỉ huy IRGC thách thức sự hiện diện hải quân của ‘kẻ thù’ trong khu vực
Chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran ( IRGC) Hossein Salami ngày 6/1 tuyên bố sẽ tiếp cận “kẻ thù” ở mọi nơi trong bối cảnh tình hình căng thẳng trên các tuyến đường vận chuyển quan trọng ở Biển Đỏ leo thang.
Chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) Hossein Salami. Ảnh: Reuters
“Hôm nay, chúng ta phải đối mặt với một trận chiến tổng lực với kẻ thù”, Thiếu tướng Salami cho biết tại một sự kiện ở thành phố cảng Bandar Abbas phía Nam vùng Vịnh. Theo hãng tin Reuters, trong sự kiện này, lực lượng hải quân IRGC đã cho ra mắt một con tàu mới có tên “Abu Mahdi” và 100 bệ phóng tên lửa.
Trong lễ công bố, chỉ huy Salami ca ngợi lực lượng hải quân IRGC đã thực hiện một bước nhảy vọt về sức mạnh tấn công và phòng thủ trong việc thách thức các cường quốc hải quân thế giới.
Mặc dù Thiếu tướng Salami không nêu đích danh kẻ thù được nói tới là ai, nhưng phát ngôn của ông được đưa ra trong bối cảnh Mỹ vừa công bố một liên minh do nước này dẫn đầu đã được sự đồng thuận từ 22 quốc gia tham gia bảo vệ tuyến vận tải ở Biển Đỏ trước các cuộc tấn công của lực lượng Houthi ở Yemen.
Trước đó, lực lượng Houthi tuyên bố các cuộc tấn công từ tháng 11 thể hiện sự ủng hộ đối với lực lượng Hồi giáo Hamas của Palestine trong cuộc chiến với Israel.
Phản ứng trước các cuộc tấn công, nhiều công ty vận tải lớn đã chuyển sang tuyến đường dài hơn và tốn kém hơn quanh Mũi Hảo Vọng của châu Phi thay vì đi qua kênh đào Suez – tuyến đường hàng hải chịu trách nhiệm 12% thương mại toàn cầu.Truyền thông Iran đưa tin nước này cũng đã cử tàu khu trục Alborz tiến vào Biển Đỏ hồi đầu tháng 1 để đảm bảo các tuyến đường vận tải.
Đã có 103 tàu container phải tránh kênh đào Suez vì sợ bị Houthi tấn công
103 tàu container đã phải thay đổi lộ trình và đi vòng qua miền Nam châu Phi, nhằm tránh đi qua kênh đào Suez vào Biển Đỏ rồi bị lực lượng Houthi ở Yemen tấn công.
Video đang HOT
Đây là một dấu hiệu cho thấy Houthi đã làm gián đoạn thương mại toàn cầu.
Tàu chở hàng Galaxy Leader bị lực lượng Houthi bắt giữ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ The Guardian ngày 20/12, công ty vận tải Kuehne và Nagel xác định được 103 tàu đã thay đổi lộ trình, trong đó nhiều tàu sẽ đi vòng qua Mũi Hảo Vọng của Nam Phi.
Đi theo lộ trình này sẽ khiến tàu thuyền phải đi xa hơn khoảng 6.000 hải lý khi di chuyển từ châu Á đến châu Âu, có khả năng mất thêm ba hoặc bốn tuần nữa mới giao được hàng hóa.
Lực lượng Houthi cho biết họ đã tấn công các tàu để đáp trả việc Israel bắn phá Gaza. Ngày 19/12, Mỹ thông báo thành lập liên minh hải quân 10 nước để bảo vệ hoạt động vận chuyển hàng hóa qua kênh đào Suez nối với Biển Đỏ.
Houthi cho biết nhóm này sẽ không ngừng tấn công tàu thuyền trên Biển Đỏ bất chấp liên minh mà Mỹ mới thành lập.
Trên mạng xã hội X, quan chức cấp cao của phong trào Houthi, Mohammed al-Bukhaiti, ngày 19/12 tuyên bố: "Ngay cả khi Mỹ đã thành công trong việc huy động toàn thế giới, thì các hoạt động quân sự của chúng ta sẽ không dừng lại... bất kể chúng tôi có phải hy sinh điều gì đi chăng nữa". Ông này cũng khẳng định Houthi sẽ chỉ ngừng các cuộc tấn công nếu Israel chấm dứt tàn phá Dải Gaza và cho phép đưa thực phẩm, thuốc men, nhiên liệu tới tay những người dân Palestine đang bị bao vây ở vùng lãnh thổ này.
Khoảng 19.000 tàu qua lại kênh đào Suez mỗi năm, khiến kênh đào này trở thành một trong những tuyến đường quan trọng của thế giới, đặc biệt là đối với tàu thuyền vận chuyển nhiên liệu hóa thạch và hàng hóa di chuyển giữa châu Á và châu Âu.
Công ty Kuehne và Nagel cho biết các tàu đã chuyển hướng có khả năng chở container dài 6 mét. Các tàu chở dầu và khí đốt cũng đã chuyển hướng, trong đó BP là công ty lớn nhất thông báo đã đổi lộ trình.
Tình trạng gián đoạn trên đã góp phần làm giá dầu tăng cao. Giá dầu thô Brent trong hợp đồng tương lai đã tăng 1,2% vào ngày 20/12 lên trên 80 USD/thùng, sau khi giảm xuống dưới 74 USD/thùng một tuần trước đó. Dầu tăng giá hơn nữa cuối cùng có thể ảnh hưởng đến thuế năng lượng tiêu dùng, làm tăng thêm lạm phát.
Ông Michael Aldwell, thành viên hội đồng quản trị hậu cần đường biển của Kuehne và Nagel, cho biết: "Thời gian di chuyển kéo dài trên biển sẽ tiêu tốn 20% công suất của đội tàu toàn cầu, dẫn đến khả năng chậm trễ vì thiếu tàu vận chuyển. Hơn nữa, tình trạng chậm trễ trong việc đưa tàu thuyền trống về châu Á có thể đặt ra thách thức, ảnh hưởng hơn nữa đến độ tin cậy chung của chuỗi cung ứng".
Các công ty trên khắp thế giới đang theo dõi tình hình để tìm hiểu xem liệu chuỗi cung ứng có bị ảnh hưởng hay không. Lần đóng cửa kênh đào Suez bất ngờ gần đây nhất xảy ra vào tháng 3/2021, khi tàu container Ever Given bị mắc kẹt trong 6 ngày.
Tình trạng gián đoạn mới nhất sẽ không ảnh hưởng đến ngành bán lẻ vào Giáng sinh này, vì hàng hóa đã được tích trữ trước hàng tuần hoặc thậm chí hàng tháng, nghĩa là sản phẩm đã có mặt tại các cửa hàng hoặc kho hàng ở các nước.
Tình trạng gián đoạn kéo dài đối với các hình thức vận chuyển đường biển cuối cùng có thể gây thiếu sản phẩm cho người tiêu dùng hoặc các linh kiện cho nhà sản xuất, mặc dù cho đến nay hầu như chưa có thông tin về bất kỳ tác động nào.
Sự cố gián đoạn này trùng với thời điểm nhiều nhà máy tạm thời đóng cửa vào dịp Giáng sinh, giúp các công ty có thêm thời gian để nhận được những nguồn cung cấp quan trọng.
Trong khi đó, ngày 19/12, Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và một số quốc gia, trong đó có Mỹ và Yemen, đã chỉ trích các cuộc tấn công của Houthi ở Biển Đỏ.
Tàu khu trục HMS Diamond của Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố chung nhấn mạnh các cuộc tấn công mà Houthi liên tiếp thực hiện trên Biển Đỏ gây ảnh hưởng các quyền và tự do hàng hải, ảnh hưởng đến hoạt động vận tải biển của nhiều quốc gia.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho rằng các cuộc tấn công chưa từng có của lực lượng Houthi nhằm vào hoạt động hàng hải quốc tế ở Biển Đỏ đang đe dọa dòng chảy thương mại toàn cầu.
Quan ngại các vụ tấn công nhằm vào tàu thuyền ở Biển Đỏ nguy cơ tác động xấu đến kinh tế và thương mại toàn cầu, nhiều nước khác như Anh, Israel... đang nỗ lực ngăn chặn các cuộc tấn công như vậy.
Trong nỗ lực ngăn chặn các vụ tấn công nhằm vào các tàu chở hàng trên Biển Đỏ, Mỹ cùng với các nước đối tác ngày 18/12 thông báo thành lập liên minh an ninh gồm 10 quốc gia để bảo vệ các tàu thương mại. Liên minh này gồm Mỹ, Anh, Bahrain, Canada, Pháp, Italy, Hà Lan, Na Uy, Seychelles và Tây Ban Nha. Chiến dịch này có nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho hoạt động vận tải hàng hóa trên Biển Đỏ và Vịnh Aden.
Cùng ngày, tờ The Globe and Mail đưa tin Canada sẽ tham gia lực lượng do Mỹ đứng đầu để bảo vệ các tàu vận tải thương mại đi qua Biển Đỏ.
Hiện một loạt doanh nghiệp vận tải biển như Maersk, Hapag-Lloyd, MSC, CMA CGM... thông báo tạm dừng hoạt động lưu thông qua Biển Đỏ do gia tăng nguy cơ bị Houthi tấn công.
Cước phí vận tải biển tăng mạnh Cước phí vận tải hàng hóa trên biển đang tăng vọt sau khi các vụ tấn công trên Biển Đỏ khiến nhiều hãng vận tải biển phải điều chỉnh tuyến đường hoạt động hoặc tạm dừng kế hoạch nối lại hoạt động vận chuyển qua tuyến đường huyết mạch dẫn đến Kênh đào Suez. Tàu container của hãng Maersk di chuyển gần đảo...