Chỉ huy chống dịch Mỹ: ‘Đại dịch sẽ không kéo dài lâu’
Anthony Fauci, Viện trưởng Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, cho rằng vaccine là bước ngoặt trong chống Covid-19, và đại dịch không còn dài.
Nhận định của ông Fauci được đưa ra sau thông tin vaccine Pfizer/ BioNTech đạt hiệu quả phòng ngừa 90% trong các kết quả bước đầu của thử nghiệm giai đoạn ba.
“Chắc đại dịch sẽ không kéo dài lâu nữa. Tôi tin rằng vaccine sẽ xoay chuyển tình thế”, ông Fauci nói. Ông cũng nhận định nếu Covid-19 trở thành dịch bệnh theo mùa, có thể cần tiêm chủng nhắc lại.
Pfizer đã ký hợp đồng trị giá 1,95 tỷ USD với chính phủ Mỹ, đảm bảo cung cấp 100 triệu liều tiêm cho nước này từ năm nay. Pfizer cũng thỏa thuận phân phối cho Liên minh châu Âu 300 triệu liều khác.
Fauci nhấn mạnh yêu cầu cần có nhiều vaccine và phân phối công bằng trên thế giới. “Giờ đây nhiều công ty tuyên bố họ có khả năng sản xuất hàng tỷ liều vaccine. Đó là những gì chúng ta cần. Nhưng chúng ta không muốn hàng trăm triệu liều đổ dồn vào những quốc gia giàu có. Chúng ta cần hàng tỷ liều vaccine để đảm bảo phân phối bình đẳng cho cả người ở những khu vực đen tối nhất của thế giới cho đến các cư dân sống ở thành phố London”, Fauci nói.
Video đang HOT
Các chuyên gia bày tỏ lo ngại về khả năng tiếp cận chương trình tiêm chủng ở những nước đang phát triển bởi vaccine cần được bảo quản ở mức nhiệt -70 độ C. Điều này tạo ra thách thức về cơ sở hạ tầng và hậu cần.
Ông Anthony Fauci phát biểu trong buổi họp của Thượng viện Mỹ tại Washington, ngày 23/9. Ảnh: Reuters
Để phân phối vaccine công bằng cho người dân các nước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Bill & Melinda Gates và Liên minh Đổi mới Sẵn sàng cho Dịch bệnh (CEPI) đã thành lập chương trình Covax. Đến nay, hơn 170 quốc gia đã tham gia dự án. Chương trình nhằm ngăn chính sách tích trữ vaccine và ưu tiên tiêm chủng cho nhóm có rủi ro cao nhiễm nCoV.
Đến nay, toàn thế giới có 53 vaccine đang được thử nghiệm lâm sàng, trong đó 11 loại đã tiến đến giai đoạn cuối, thuộc về các hãng dược của Mỹ, Trung Quốc, Anh và Đức. Hôm 10/11, nhà sản xuất Pfizer thông báo vaccine hợp tác phát triển với BioNTech đạt hiệu quả 90%. Đây được coi là bước đột phá trong cuộc đua tìm cách đẩy lùi đại dịch.
EU đạt thỏa thuận mua 300 triệu liều vaccine được quảng cáo "hiệu quả 90%"
Đối với EU, đây cũng là thỏa thuận thứ ba mà khối này đạt được với các hãng dược phẩm nhằm đặt mua vaccine ngăn ngừa Covid-19 ngay sau khi các loại vaccine này được phép đưa vào sử dụng.
Liên minh châu Âu ngày 11/11 thông báo khối này đã đạt được thỏa thuận mua 300 triệu liều vaccine của các công ty dược phẩm Mỹ Pfizer và BioNTech của Đức, chỉ ít ngày sau khi hai công ty này thông báo loại vaccine đang được thử nghiệm của hai công ty này đạt hiệu quả đến 90% trong việc ngăn ngừa Covid-19.
Số ca tử vong vì Covid-19 tại Anh đã vượt con số 50.000 người. (Ảnh: Telegraph)
Theo thỏa thuận vừa đạt được, 27 quốc gia thành viên EU sẽ đặt mua 200 triệu liều vaccine do Pfizer và BioNTech sản xuất, đồng thời kèm thêm điều khoản được quyền mua tiếp 100 triệu liều nữa. Riêng Vương quốc Anh do đã rời EU nên cũng đã ký thỏa thuận riêng với hai công ty trên để mua 40 triệu liều vaccine.
Thỏa thuận này đạt được chỉ 2 ngày sau khi hai công ty Pfizer và BioNTech ra thông báo cho biết loại vaccine mà hai công ty này nghiên cứu sản xuất đạt hiệu quả đến 90% trong việc tạo miễn dịch ngăn ngừa virus Sars-CoV-2.
Thông tin này, mặc dù còn gây nhiều tranh cãi về khoa học nhưng đang tạo ra hy vọng lớn cho các nước phương Tây trong việc sớm chấm dứt đại dịch Covid-19 vốn đang gây ra các tổn thất nghiêm trọng về con người và kinh tế tại Mỹ và châu Âu.
Đối với EU, đây cũng là thỏa thuận thứ ba mà khối này đạt được với các hãng dược phẩm nhằm đặt mua vaccine ngăn ngừa Covid-19 ngay sau khi các loại vaccine này được phép đưa vào sử dụng. Trước đó, EU cũng đã ký các hợp đồng đặt mua với các hãng dược AstraZeneca, Sanofi và Johns&Johnson, đồng thời vẫn đang tiếp tục đàm phán với các công ty khác như Moderna, CureVac và Novavax về các loại vaccine của các hãng này.
Tuy nhiên, phát biểu khi thông báo về thỏa thuận đặt mua vaccine, Ủy viên phụ trách Y tế của Liên minh châu Âu, bà Stella Kyriakides tuyên bố, các nước EU vẫn cần hết sức thận trọng trong việc đối phó dịch, kể cả khi khả năng có vaccine sắp thành hiện thực.
"Ngay cả khi một loại vaccine an toàn và hiệu quả được sản xuất và sẵn sàng sử dụng, các nước vẫn cần phải tiếp tục duy trì các biện pháp an toàn, cho đến khi nào có một tỷ lệ lớn dân số đạt được miễn dịch. Hy vọng đã có nhưng tôi muốn gửi đi thông điệp đúng đắn cho tất cả mọi người rằng cần phải tiếp tục thực hiện các biện pháp đang được áp dụng", bà Stella Kyriakides nhấn mạnh.
Hiện tại, các diễn biến dịch Covid-19 tại các nước châu Âu vẫn đang nghiêm trọng, dù tốc độ lây nhiễm tại các nước bắt đầu có dấu hiệu chậm lại sau khi các nước đều thực hiện việc phong tỏa hoặc giới nghiêm từ khoảng 10 ngày qua. Tại Anh, trong ngày 11/11, số ca tử vong vì Covid-19 tại nước này đã chính thức vượt qua con số 50.000 người khi có đến 595 người thiệt mạng trong vòng 24h, con số cao nhất từ ngày 12/5.
Trong khi đó, Italia là nước thứ 4 tại châu Âu có số ca nhiễm Sars-CoV-2 được thống kê chính thức vượt quá 1 triệu ca, sau Pháp, Tây Ban Nha và Anh. Tại Đức, Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 11/11 cũng họp báo và đưa ra nhận định, làn sóng dịch Covid-19 thứ hai tại Đức sẽ kéo dài trong suốt mùa Đông và nghiêm trọng hơn làn sóng dịch thứ nhất./.
Người làm nên phép màu vaccine Pfizer Vợ chồng zlem Treci và Ugur Sahin, giám đốc công ty BioNTech phối hợp với hơn 500 nhà khoa học, cho ra đời loại vaccine hiệu quả ngừa Covid-19 đến 90%. Khi lựa chọn An der Goldgrube (Mỏ vàng), một con phố nằm phía tây thành phố Mainz (Đức) để xây dựng trụ sở, hai vợ chồng quản lý Công ty Công nghệ...