Chi hơn 6 tỷ đồng đổi lấy khuôn mặt mới như trong tranh biếm họa
Một người thợ làm tóc đã bỏ ra số tiền khổng lồ để trở thành phiên bản đời thực của chính bức tranh biếm họa vẽ bản thân.
Krystina đã trót say mê tạo hình của mình trong bức tranh biếm họa
Krystina Butel từng được một nghệ sĩ vẽ tranh biếm họa trong kỳ nghỉ cùng gia đình đến Ibiza nhiều năm trước. Ngay khi nhìn thấy bức tranh, Krystina 15 tuổi đã cảm thấy ghen tỵ với phiên bản “hoạt hình” của chính mình và ấp ủ mơ ước đổi thay.
Cô ước mơ hóa thân thành bức tranh từ năm 15 tuổi
“Lần đầu tiên nhìn thấy bức tranh, tôi đã trông thấy những gì bản thân mong muốn. Cô ấy có vòng ngực như bóng chuyền bãi biển, đôi môi dày, vòng eo nhỏ. Mọi thứ đều được phóng đại. Tôi đã ghen tỵ với cô gái trong tranh và từ khoảnh khắc đó, tôi biết mình muốn làm gì trong đời.
Video đang HOT
Bây giờ, khi nhìn bản thân trong gương, tôi cảm thấy giấc mơ đã trở thành sự thật. Sau nhiều năm phẫu thuật thẩm mỹ, tôi đang sống, đang thở như một người hoạt hình và tôi hết sức tự hào về những gì mình đạt được”, Krystina chia sẻ.
Krystina sẽ kết hôn vào tháng 11 tới
Người phụ nữ cho biết đã chi tới 190.000 bảng Anh (hơn 6,1 tỷ đồng) để có được vẻ ngoài như hiện tại. Cô đã tiến hành 5 ca phẫu thuật cải tạo vòng một, 2 ca phẫu thuật mũi, kèm theo đó là tiêm botox, chất làm đầy, bơm môi, xăm mày, xăm môi, làm da rám nắng bằng thuốc tiêm bất hợp pháp và phẫu thuật làm đẹp âm đạo.
Krystina cũng từng tiến hành cắt bớt dạ dày bởi cân nặng quá lớn có thể ảnh hưởng tới thành công của tạo hình thẩm mỹ. Sau ca phẫu thuật dạ dày đó, cô cảm thấy mình giống tranh biếm họa hơn bao giờ hết.
Cô thừa nhận mình có phần nghiện phẫu thuật thẩm mỹ
Dù hài lòng, Krystina vẫn đang lên kế hoạch tiến hành thêm một ca nâng ngực, một ca nâng vòng ba và làm má, phẫu thuật hàm trước khi đám cưới cùng vị hôn phu Andy. Chính vị hôn phu 46 tuổi này cũng hết sức ngưỡng mộ sự can đảm và vẻ đẹp của Krystina.
Trà Xanh
Theo Dân trí
Dạy tiếng Anh: Xu hướng đổi mới
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị tập huấn về đổi mới dạy - học tiếng Anh cho gần 500 giáo viên tiếng Anh trên địa bàn.
Thầy Nguyễn Quốc Hùng. MA trao đổi với các giáo viên tiếng Anh Hà Nội
Hai chuyên gia: Thầy Nguyễn Quốc Hùng. MA và cô Nguyễn Kim Hiền đã có những trao đổi rất thiết thực với các giáo viên xung quanh chủ đề xu hướng đổi mới dạy tiếng Anh trong thế kỷ 21, những vấn đề chuyên môn cụ thể trong dạy viết, dạy, nghe, dạy nói, dạy từ vựng... môn tiếng Anh.
Đáng chú ý, thầy Nguyễn Quốc Hùng. MA đã có những chia sẻ rất cụ thể về cách nhìn về người thầy dạy tiếng trong thiên niên kỷ thứ ba. Theo đó, người thầy là người phải làm cho chính mình dần dần không còn cần thiết nữa (Thomas Carruthers).
Trong quy trình đào tạo giáo viên, một khái niệm rất hay được nhắc đến là "sự định tín" của người thầy (teacher's beliefs), hoặc thuật ngữ đầy đủ của nó là "sự định tín mang tính giáo học pháp của người thầy".
Từ "beliefs trong văn cảnh này được dùng với nghĩa "định tín" mang hàm ý là lòng tin sẵn có của người thầy rất khó đổi thay vì hàng nghìn giờ ngồi trên giảng đường đã hình thành lòng tin này (Zeichner & Tabachnick,1981).
Hầu hết người thầy đều nghĩ rằng mình đã có cái cần có để trở thành giáo viên giỏi, mà ông gọi là "a folk pedagogy" (bản lĩnh sư phạm cố hữu).
Người thầy phải xây dựng được cho mình một năng lực điều chỉnh những ý nghĩ tiêu cực, tức là khả năng ngăn chặn việc hình thành khái niệm chệch hướng trong dạy học. Ví dụ chặn không cho người học nói hoặc nói hết ý của họ khi làm bài tập vì sợ "mất thì giờ" và kết quả là người thầy không nắm được tận gốc cái sai của người học để chỉnh sửa.
Trong thế kỷ mới, người thầy cần được đào tạo theo xu hướng thoát ra khỏi sự ràng buộc của thiết chế, quy chế, chương trình và sách giáo khoa, trở thành người thầy dạy học theo sự phán xét của nghề nghiệp. Khái niệm này Schon,D. (1983) gọi là "reflection in action (phản ánh qua hoạt động), còn Lazen-Freeman,D. (2000) gọi là "thought in action" (tư duy qua hành động).
Vào thế kỷ 21, giới giáo học pháp không quan tâm nhiều đến việc sáng tạo ra các kỹ thuật hoàn toàn mới để thay thế cho kỹ thuật truyền thống, mà hướng về cách thiết kế bài tập cũng như lựa chọn nội dung bài tập sao cho tạo ra được những thách thức mới khi sử dụng kỹ thuật truyền thống. Hay nói cách khác là kỹ thuật truyền thống đã được "làm mới".
PV
Theo giaoducthoidai.vn
Bác sĩ "buồn cười" vì nhân viên đường sắt không được thiếu tinh hoàn hay mổ đẻ Một bác sĩ chia sẻ, ông cảm thấy "buồn cười" những tiêu chuẩn nam không được thiếu tinh hoàn, nữ không được mổ đẻ, ngực lép... trong Dự thảo Quy định tiêu chuẩn sức khỏe tuyển dụng và sức khỏe định kỳ của nhân viên đường sắt trực tiếp chạy tàu do Bộ Y tế vừa đưa ra lấy ý kiến. Vị bác...