Chi hơn 200 triệu nhờ người đẻ hộ, bố mẹ bắt phá thai ngay khi nhìn ảnh siêu âm con
Mang thai hộ là chuyện không quá hiếm gặp ở các nước hiện đại, vậy nhưng không phải ca mang thai hộ nào cũng suôn sẻ và trường hợp của em bé Seraphina Harrell là một ví dụ như vậy.
Em bé vẫn được ra đời dù bố mẹ ruột của bé từ chối nhận con.
Seraphina Harrell được sinh ra sau khi Crystal Kelley – người mang thai hộ đứa trẻ cho cha mẹ ruột của bé – từ chối phá bỏ thai vào năm 2012. Lý do gì khiến cha mẹ ruột của bé yêu cầu bỏ thai sau khi đã chi trả hơn 10 nghìn đô la cho việc nhờ Crystal Kelley mang thai và sinh nở hộ?
Crystal đã bị chính bố mẹ ruột của cái thai trong bụng bắt phá bỏ.
Lý do là bởi trong một lần siêu âm thai, các bác sĩ đã phát hiện ra em bé trong bụng Crystal bị dị tật bẩm sinh. Ngay khi nhận thông tin này, bố mẹ ruột của em đã yêu cầu chấm dứt hợp đồng mang thai hộ với Crystal và yêu cầu cô phá bỏ thai ngay.
Vậy nhưng Crystal đã không làm theo lời họ. cô chuyển từ Connecticut ở Mỹ đến bang Michigan – nơi mà cô có thể được công nhận là mẹ hợp pháp của cái thai trong bụng, bé Seraphina.
Hình ảnh siêu âm thai bé Seraphina bị di tật.
Video đang HOT
Dù dị tật, Seraphina đã được sinh ra.
Đúng như kết quả siêu âm thai, Seraphina sinh ra với một tình trạng hiếm gặp có tên hội chứng dị ứng – có nghĩa là các cơ quan nội tạng như dạ dày, gan của bé đều ở sai vị trí. Cô bé cũng mắc nhiều dị tật ở tim và ở não.
Ngay sau khi ra đời, Seraphina được gia đình Harrell ở Massachusetts nhận nuôi. Người mẹ nuôi có tên Rene Harrell cho biết cô bé đã có một cuộc sống vô cùng ý nghĩa và hạnh phúc.
Còn anh Thomas – cha nuôi của em bé thì nói: “Con bé đã có rất nhiều niềm vui trong cuộc sống của mình và cũng mang lại cho mọi người xung quanh niềm vui theo những cách mà chúng tôi không ngờ tới. Dù mắc vấn đề về sức khỏe nhưng bé luôn vui vẻ, lạc quan.”
Cô bé đã có 8 năm sống rất vui vẻ và hạnh phúc.
Rene Harrell cho biết thêm: “Chính bác sĩ cũng không tưởng tượng được năng lượng ở đâu khiến Seraphina lại có thể sống tốt và vui vẻ như vậy.”
Seraphina đã phải trải qua 3 cuộc đại phẫu và nhiều cuộc tiểu phẫu nhỏ. Cô bé kiên cường đã chiến đấu với bệnh tật suốt 8 năm và qua đời hôm 15/7 vừa qua.
Chia sẻ câu chuyện của mình, gia đình Rene Harrellhy vọng có thể truyền tải thông điệp mọi thai nhi đều đáng được sống và họ cũng cảm ơn người mẹ Crystal đã sinh ra bé để họ có được những năm tháng sống đầy ý nghĩa bên Seraphina.
Mẹ bầu siêu âm đầy đủ, bé vẫn có nguy cơ mắc 5 căn bệnh bẩm sinh này!
Siêu âm thai đã đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo phát hiện kịp thời các vấn đề ở thai nhi. Tuy nhiên, có một số bệnh ở thai nhi mà siêu âm cũng "bó tay", không thể phát hiện.
Siêu âm thai là phương pháp chuẩn đoán y khoa bằng hình ảnh giúp theo dõi sự phát triển và phát hiện bất thường ở thai nhi khá phổ biến hiện nay. Bà mẹ nào mang thai cũng được khuyên phải đi siêu âm đầy đủ và đúng lịch để sớm phát hiện nếu thai nhi có vấn đề.
Tuy vậy, vẫn có không ít những trường hợp trong suốt quá trình thai kỳ siêu âm thai đều bình thường nhưng đến khi chào đời trẻ lại mang dị tật. Đó là bởi vì vẫn có những căn bệnh bẩm sinh mà siêu âm thai không thể phát hiện.
1. Khiếm thị bẩm sinh
Khi ở trong bụng mẹ, bé không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng nên có thể không mở mắt. Vì vậy, siêu âm sẽ không thể chẩn đoán được bé có bị khiếm thị bẩm sinh hay các tật về mắt không.
Khi các bé có hành động che mặt lúc mẹ đi siêu âm thì sẽ càng khó phát hiện dị tật. (Ảnh minh họa)
2. Khiếm thính bẩm sinh
Tương tự như khiếm thị bẩm sinh, siêu âm cũng không thể phát hiện ra bé có vấn đề về thính giác hay không khi chỉ nhìn được cấu trúc bên ngoài tai.
3. Bệnh tim bẩm sinh
Tim bẩm sinh là tổn thương cấu trúc thường gặp nhất trong tháng đầu sau sinh, chiếm khoảng 9% số trẻ sơ sinh tử vong ở giai đoạn này và chiếm 35% số ca tử vong ở trẻ em do các dị tật bẩm sinh.
Tuy việc phát hiện tim bẩm sinh trong thai kì là rất quan trọng nhưng đây cũng là bệnh lí hay bị bỏ sót trong chẩn đoán tiền sản do việc chẩn đoán tương đối khó khăn, đòi hỏi cả kinh nghiệm lẫn kiến thức cơ bản về giải phẫu và sinh lí tim thai bình thường cũng như bất thường của người làm siêu âm.
Siêu âm thai thông thường sẽ khó có thể phát hiện bệnh tim bẩm sinh mà nếu bố mẹ thấy có nguy cơ con mắc bệnh cao thì phải làm xét nghiệm sàng lọc.
4. Rối loạn chuyển hóa
Ngay từ giai đoạn bào thai, nhiều trẻ đã bị các chứng rối loạn chuyển hóa, trong đó phổ biến nhất là bệnh khuyết tật mucopolysaccharidosis (MPS). Đây là một bệnh di truyền của sự trao đổi chất mà cơ thể bị thiếu hoặc không có đủ các chất cần thiết để phá vỡ chuỗi dài phân tử đường gọi là glycosaminoglycans.
Những bé bị mắc các chứng rối loạn trao đổi chất có thể có vẻ ngoài bất thường, não kém phát triển. Tuy nhiên, không có cách nào có thể xác định căn bệnh nguy hiểm này trước khi sinh.
Khi gia đình có các bệnh di truyền, ngoài siêu âm bố mẹ nên thực hiện khám sàng lọc. (Ảnh minh họa)
5. Dị tật bộ phận sinh dục bẩm sinh
Trong thai kỳ, bố mẹ có thể nhìn thấy bộ phận sinh dục của bé qua hình ảnh siêu âm nhưng nhìn chung chỉ có thể đoán được giới tính. Còn nếu bé trai gặp các vấn đề về tinh hoàn, đường sinh dục hay bé gái bị dị tật ở tử cung thì siêu âm cũng "bó tay".
Những bệnh siêu âm không thể phát hiện chủ yếu đều mang yếu tố di truyền. Vì vậy, nếu gia đình có tiền sử bệnh thì bố mẹ nên làm những xét nghiệm chuyên sâu hơn hoặc thực hiện kiểm tra sàng lọc để phát hiện bệnh.
Siêu âm thai, ngoài xem chiều cao, cân nặng của con, mẹ bầu nên để ý cả đến 2 chỉ số khác Ngoài các cột mốc trong thai kỳ cần siêu âm và làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh thì có những chỉ số quan trọng trong kết quả siêu âm mẹ bầu cũng nên để ý tới. Các mẹ đã và đang mang bầu chẳng lạ gì những tờ giấy in kết quả siêu âm thai nhi. Nhưng hầu hết mọi người chỉ...