Chi hội ND thôn Ngọc Thị: Giúp nhau lúc khó, có nhau lúc vui
Nói đến Chi hội nông dân thôn Ngọc Thị, xã Duy Minh, huyện Duy Tiên (Hà Nam) là nhắc đến một tập thể năng động, nghĩa tình. Chi hội đã có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực, qua đó gắn kết hội viên, nông dân với tổ chức Hội Nông dân.
Gắn kết tình làng, nghĩa xóm
Đến thăm, trò chuyện với gia đình bà Trần Thị Mát, chúng tôi được nghe kể về những việc làm mang đậm tính nhân văn của cán bộ, hội viên Chi hội nông dân thôn Ngọc Thị dành cho gia đình bà thời gian qua.
Cán bộ Chi hội nông dân thôn Ngọc Thị, xã Duy Minh, thăm, động viên gia đình bà Trần Thị Mát- hộ có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Trần Ích
Năm 2017, một tai họa ập đến với gia đình bà khi người con trai Đỗ Văn Oanh đột ngột qua đời vì căn bệnh ung thư, để lại người vợ trẻ và 2 đứa con đang tuổi ăn học. Gần 3 tháng sau, cô con dâu Nguyễn Thị Hoa (vợ anh Oanh) bị đột quỵ và qua đời, bỏ lại 2 con nhỏ. Các cháu phải về sống nương tựa nhờ bà nội năm nay đã 71 tuổi.
Trước hoàn cảnh của gia đình, Chi hội nông dân thôn Ngọc Thị, đứng đầu là bà Lê Thị Thập – Chi hội trưởng đã tổ chức họp chi hội, phân công các thành viên đi vận động hội viên trong và ngoài chi hội ủng hộ giúp gia đình lo việc hậu sự cho chị Hoa. Kết quả, chi hội đã vận động được 14,5 triệu đồng và tổ chức trao cho gia đình bà Mát. Ngoài vận động kinh phí ủng hộ, chi hội còn phân công các thành viên thường xuyên thăm hỏi, động viên 2 cháu nhỏ con chị Hoa yên tâm tiếp tục học tập.
Ở Chi hội nông dân thôn Ngọc Thị còn có gia đình bà Nguyễn Thị Oánh, vợ liệt sĩ. Năm 2017, gia đình bà được nhà nước hỗ trợ kinh phí xây dựng căn nhà tình nghĩa. Chi hội nông dân Ngọc Thị đã tuyên truyền, vận động hội viên cắt cử nhau giúp đỡ bà xây dựng nhà. Kết quả, cán bộ, hội viên trong chi hội đã ủng hộ 39 ngày công lao động kể từ ngày khởi công đến khi hoàn thành. Ngày gia đình bà Oánh khánh thành nhà mới, nhiều hội viên còn ủng hộ, tặng một số đồ dùng thiết yếu phục vụ sinh hoạt thường ngày.
Video đang HOT
Ngoài gia đình bà Mát, bà Oánh, nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn khác cũng được Chi hội nông dân thôn giúp đỡ về vật chất, tinh thần cũng như ngày công lao động. Bà Lê Thị Thập – Chi hội trưởng Chi hội nông dân thôn Ngọc Thị cho biết: Cán bộ, hội viên nông dân trong chi hội đều có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về ý nghĩa của việc học tập và làm theo gương Bác trong cuộc sống hàng ngày với những việc làm cụ thể, thiết thực…”.
Giúp nhau làm kinh tế
Bên cạnh việc phát huy tinh thần tương thân tương ái, phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu cũng được Chi hội nông dân thôn Ngọc Thị xác định là một nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt.
Chi hội đã vận động xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân được trên 20 triệu đồng, giúp trên 200 ngày công lao động để giúp đỡ 4 hộ thoát nghèo. Hưởng ứng phong trào “Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới”, chi hội đã huy động nhân dân đóng góp tiền và trên 300 ngày công lao động để hoàn thành trên 2km đường thôn, xóm; xây dựng 4 cầu ao quanh thôn và nhà văn hóa với giá trị trên 1 tỷ đồng. Hội viên, nông dân trong thôn đã hiến trên 600m2 đất để làm đường giao thông nông thôn; tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh đường làng ngõ xóm.
Bà Lê Thị Thập cho hay, chi hội còn vận động bà con tích cực phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống. Đến nay thu nhập bình quân đầu người của thôn đạt 34,6 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 1%. Chất lượng cuộc sống được nâng lên, nhân dân trong thôn tích cực hưởng ứng phong trào rèn luyện thể dục thể thao. Hiện thôn đã thành lập câu lạc bộ bóng chuyền hơi, câu lạc bộ dưỡng sinh với trên 50 thành viên tham gia thường xuyên.
Từ những hoạt động này đã tạo sân chơi bổ ích, làm phong phú thêm đời sống tinh thần, tình làng nghĩa xóm được thắt chặt, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn ổn định, bà con yên tâm phát triển sản xuất.
Với những việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả, Chi hội nông dân thôn Ngọc Thị đã được Trung ương Hội nông dân Việt Nam, Hội tỉnh tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong hoạt động hội và phong trào nông dân giai đoạn 2013-2018.
Theo Danviet
Bài 4: Bát nháo thị trường phân bón NPK: Các ông lớn "so găng"
Cả 5 "ông lớn" ngành phân bón (có sản xuất NPK) đang niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam có những điểm mạnh và yếu khác nhau về vốn, thị trường... Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp (DN) đều có chiến lược phát triển khá "độc đáo" để giữ vững thị trường và chiếm thị phần còn lại của đối thủ.
Sẵn sàng "nuốt" thị phần đối thủ
Trong số các "ông lớn" ngành phân bón, Bình Điền là một đối thủ mạnh. Cụ thể, không chỉ là DN có tổng công suất sản xuất phân bón cao nhất tại Việt Nam (1.125 tấn/năm), Bình Điền còn xây dựng 5 nhà máy ở các vùng miền với từng mục tiêu khác nhau.
Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng (giữa) thăm và làm việc tại các doanh nghiệp phân bón lớn để tìm hiểu những khó khăn của ngành phân bón Việt Nam hiện nay. Ảnh: H.L
Điểm đặc biệt với Bình Điền hiện nay, Campuchia là thị trường xuất khẩu lớn nhất. Ngoài ra, với chiến lược thâm nhập vào thị trường Thái Lan do nhu cầu phân bón đặc chủng ở thị trường này rất cao cùng với chủ trương xây nhà máy NPK 100.000 tấn tại Myanmar, quy mô và tầm ảnh hưởng trong thời gian tới của Bình Điền ở khu vực Đông Nam Á là rất lớn.
Riêng Nhà máy Ninh Bình (400.000 tấn/năm) phục vụ nhu cầu các tỉnh phía Bắc. Tuy công suất hiện nay chỉ đạt 200.000 tấn/năm, nhưng thị phần của Bình Điền ở các tỉnh phía Bắc ngày càng mở rộng.
Đây cũng là đối thủ khiến Hóa chất Lâm Thao (LAS) buộc phải đầu tư dây chuyền NPK công nghệ mới (150.000 tấn/năm) để cạnh tranh giữ thị phần. Thống kê của Công ty Chứng khoán FPT cho thấy, Bình Điền đang chiếm 28% thị phần khu vực Nam Bộ, 30% khu vực Tây Nguyên và 10% ở miền Bắc.
DN lớn thứ 2 về quy mô sản xuất NPK trong ngành là Lâm Thao (LAS). Cụ thể, với việc đưa vào dây chuyền sản xuất NPK mới, tổng công suất của DN này lên tới 900.000 tấn/năm. Từ năm 2017 trở về trước, Lâm Thao chiếm tới 60% thị phần NPK ở khu vực phía Bắc và chiếm khoảng 19% thị phần NPK của cả nước.
Phân bón Miền Nam cũng là DN lớn ở phân khúc phân NPK. Sản lượng NPK của Phân bón Miền Nam theo thống kê của Công ty Chứng khoán FPT chiếm khoảng 8% tổng sản lượng cả nước. Mới đây nhất (quý IV.2018), Phân bón Miền Nam đưa dây chuyền sản xuất phân bón 150.000 tấn/năm đi vào hoạt động (công nghệ tạo hạt tháp cao), được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao vị thế của DN này trong phân khúc NPK.
Hai "ông lớn" ngành đạm là Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau cũng có kế hoạch đưa các dây chuyền sản xuất NPK vào hoạt động. Với Đạm Phú Mỹ, dự án nâng cấp xưởng sản xuất NH3 lên 540.000 tấn/năm và dự án NPK chất lượng cao 250.000 tấn/năm với tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đã chính thức vận hành vào quý III.2018. Theo ước tính của DN, khi nhà máy này đi vào vận hành sẽ đóng góp khoảng 4.186 tỷ đồng doanh thu và 303 tỷ đồng lợi nhuận.
Còn dự án NPK của Đạm Cà Mau (dự kiến quý II.2019) cũng được dự báo khá thuận lợi khi chủ động được nguồn ure hạt đục (sản phẩm chủ lực và độc quyền của Đạm Cà Mau, là nguyên liệu đầu vào của các DN sản xuất NPK); hơn nữa, thị phần ure của Đạm Cà Mau đang khá lớn (chiếm 58% thị phần khu vực Tây Nam Bộ, 24% ở Đông Nam Bộ và 38% thị phần ure ở Campuchia) nên đây cũng là kênh thuận lợi để phân phối sản phẩm NPK ra thị trường.
Chờ cơ chế, chính sách
Một vấn đề khá quan tâm đối với các DN sản xuất phân bón hiện nay nói chung và DN sản xuất phân bón NPK nói riêng là câu chuyện thay đổi chính sách thuế GTGT từ miễn thuế sang chịu thuế 5%. Theo đó, các DN sản xuất có thể nhận khấu trừ thuế đầu vào, giúp tăng biên lợi nhuận và cải thiện dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, dù Dự thảo Luật sửa đổi luật thuế giá trị gia tăng đã được công bố lấy ý kiến từ tháng 8.2017, nhưng tại kỳ họp Quốc hội tháng 11.2018 vừa qua, dự thảo này vẫn chưa được trình lên.
Theo tính toán của các công ty chứng khoán, nếu dự luật này được thông qua, các DN trong ngành có thể giảm chi phí sản xuất nhờ thay đổi chính sách thuế GTGT; tuy nhiên các nhà sản xuất phân đơn như Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau, Lâm Thao... sẽ hưởng lợi nhiều hơn các nhà sản xuất phân phức hợp như Phân bón Miền Nam, Bình Điền.
Theo Danviet
Khai hội Tịch điền 2019 Ngày 11-2 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Kỷ Hợi), lễ hội Tịch điền - một nghi lễ quan trọng của nghề nông đã diễn ra tại xã Đọi Sơn (huyện Duy Tiên, Hà Nam) với sự tham gia của đông đảo người dân địa phương và các tỉnh lân cận. Phó Thủ tướng thực hiện nghi thức cày ruộng tại Lễ hội...