Chị gái cô bé 12 tuổi hiến giác mạc: ‘Em tôi được các bác sĩ khen giỏi nhất khoa Nhi đó’
Hai ngày sau khi cô gái bé nhỏ Nguyễn Vân Nhi bước sang phía bên kia thế giới, kết thúc 11 năm chống chọi với bệnh tật. Cô bé dũng cảm trở thành bạn nhỏ thứ 3 hiến tặng giác mạc cho y học trong thời gian vừa qua. Đằng sau quyết định ấy là một mong muốn lớn lao.
Bước sang tuổi mới Nhi đã có những dấu hiệu đi xuống của sức khoẻ. Vốn mắc bệnh hiểm nghèo bẩm sinh, gần đây Nhi còn phát hiện viêm phổi và phải nhập viện điều trị. Ngày mà cô bé bị đẩy lên điều trị tích cực cũng đồng nghĩa với việc Vân Nhi không còn cử động tay chân được nữa, cách duy nhất mà em giao tiếp với mọi người là cười, nháy mắt hay chau mày mỗi khi muốn thể hiện ý kiến.
Hai chị em ở nhà rất thân thiết.
Nói vậy chứ chẳng ai thấy được sau cái chau mày kia, nụ cười luôn thường trực trên môi em. Em sợ gia đình buồn, em không muốn thấy mẹ khóc. Em là vậy, vẫn lạc quan và dũng cảm như hồi còn bé. Chị Nguyễn Việt Nga (chị gái của Vân Nhi) kể lại trong xúc động: &’Nhi đã phải đặt ống nội khí quản để thở từ nhỏ. Nhưng Nhi không hề khóc lóc gì, em chỉ bảo là em cảm thấy đau ở cổ, chị cho em ăn đồ mềm như cháo hay bún thôi nhé!’
Lớn hơn chút, Nhi vẫn vậy, vẫn &’bướng bỉnh’ kiên cường trong việc điều trị bệnh. Chị gái kể lại đầy tự hào: &’Em tôi được các bác sĩ khen rằng giỏi nhất khoa nhi đấy’. Hồi đó, mỗi lần tới bệnh viện để tiêm thuốc, Vân Nhi đều chủ động tìm thuốc đưa cho các cô y tá tiêm chứ không sợ hãi hay than khóc.
Giờ phút cô bé trút hơi thở cuối cùng, người mẹ đã gục ngã
Chẳng biết có phải vì gắn với bệnh viện, đến nơi này nhiều, thấy được những hoàn cảnh trong này hay không mà ước mơ của cô gái nhỏ nhắn này là được trở thành bác sĩ.
Video đang HOT
&’Con bé muốn được chăm sóc sức khoẻ cho người thân, chữa bệnh cho mọi người, cho những người mắc bệnh hiểm nghèo như nó’ – chị Nga tủi cho số phận của em. Bởi vậy nên mỗi lần đến khám bệnh, Nhi đều xin cô y tá một chiếc kim tiêm. &’Về nhà Nhi đổ nước vào thực hành tiêm cho gấu bông. Em ấy muốn sau này sẽ là người chăm sóc nếu ông bà bị bệnh và có thể tự tay tiêm được cho mọi người’.
Nụ cười với ánh mắt trong veo của em sẽ còn mãi.
Vân Nhi tình cảm, ai cũng có thể nhận ra khát khao muốn được sống, được yêu thương người thân của Nhi nhiều đến nhường nào. &’Muốn được ở bên người thân ngay cả khi em ý không còn’ cũng chính là lí do Nhi hiến tặng giác mạc. Cô bé mong được ở gần ông bà, bố mẹ bằng một cách gián tiếp khác. &’Nếu như em không còn với gia đình, em sẵn sàng nhường cơ hội nhìn thấy ánh sáng cho người kém may mắn khác, để họ không phải sống trong cảnh tối tăm’ – chị gái Nhi giãi bày.
Cái gật đầu và nụ cười của cô bé lớp 6 như một lời đồng tình với tâm nguyện kia rồi nhẹ nhàng, thanh thản bước sang bên kia thế giới.
Ảnh: Chị Nguyễn Việt Nga cung cấp
Theo tiin.vn
Chẳng áo trắng nào muốn nhấc bỏ một phần cơ thể của những sinh linh bé nhỏ
Giữa mùa world cup sôi động, trong những ngày hè đỏ lửa tưởng không gì có thể làm nguội được "sức nóng" đó trên các trang báo hàng đầu nhưng dòng tít "Cô bé lớp 6 hiến tặng giác mạc trước khi qua đời" "Rớt nước mắt trước đôi mắt trong veo của cô bé 12 tuổi... vẫn làm chúng tôi- những bác sĩ mắt gục đầu suy nghĩ.
Còn đang đi làm nên ngày nào chúng tôi cũng gặp cảnh mù lòa. Những cặp mắt tròn to, đen láy nữa, miệng xinh mỉm cười với lương y những mắt thì không thấy được gì. Bé không định thị được, mắt lắc giật liên hồi. Các bậc có tuổi mắt kém thì chào chúng tôi nhưng mắt lại hướng ra cửa sổ. Cảnh nghèo, phận mù khiến khiến nỗi bất hạnh đặc quánh.
Nếu không thể vớt vát được gì chúng tôi cũng chẳng thể thốt lên: hết cách rồi bác ạ. Cả hai đành phải chờ phép kỳ diệu của khoa học, ngày nào đó tế bào gốc hay mắt mô phỏng sinh học có thể làm được điều gì chăng?
Ai đó không làm ngành y, chứng kiến những cảnh mất mắt hay mất thị lực của thân nhân, ruột thịt họ sẵn sàng thỉnh nguyệt chúng tôi được nhường con mắt cho người bất hạnh. Những bậc cao lão cũng sụt sùi van nài: tôi chẳng còn sống được bao lâu nữa, cho cháu nó con mắt của tôi, bác sĩ ghép cho nó.
Thực tế phũ phàng là chúng ta không thể ghép nhãn cầu từ người này sang người khác. Nó khó khăn và vô hậu như ghép đầu người vậy. Có chăng là vật liệu nhân tạo như thể thủy tinh nhân tạo, dầu silicone giúp chúng ta thay thế những bộ phận hỏng hóc tương ứng của nhãn cầu là thể thủy tinh và dịch kính.
Cho tặng nhau mắt thực tế là cho tặng nhau lòng đen (giác mạc) và một phần củng mạc( lòng trắng) đi kèm. Đến nay y học chưa thể chế làm ra giác mạc nhân tạo mà phải hoàn toàn trông chờ vào sự "để lại" của những người đã mất.
Hơn 10 năm sau khi thành lập, tuyên truyền vận động liên tục, được nhà nước tạo hành lang pháp lý để hoạt động nhưng Ngân hàng mắt của BVMTƯ mỗi năm chỉ thu nhận được chưa được 100 người hiến tặng giác mạc. Con số đó chẳng thấm vào đâu số với sổ đăng ký chờ hiến giác mạc của BVMTƯ lúc nào cũng hơn 1.000 người.
Trong cộng đồng thì có khoảng 300.000 người mù do bệnh lý giác mạc đang chờ người hiến mắt, chẳng biết bao giờ vận may mới rơi vào mình. Mỗi năm con số đó sẽ bổ sung khoảng 15.000 trường hợp mắc mới nữa. Khó khăn là vậy nên phẫu thuật ghép giác mạc cho dù không phức tạp lắm vẫn chưa cứu chữa được nhiều người mù. Rất nhiều người đang phải chịu cảnh mù lòa hay sẽ chết già mà chẳng có một ngày được nhìn đời, nhìn người thân...
BS Nguyễn Hữu Hoàng đang thực hiện thao tác lấy giác mạc của Vân Nhi
Năm nay nhờ anh linh của bé Hải An- 7 tuổi thiên thần bé nhỏ ban phúc mà số lượng người hiến mắt đã chạm con số 60 trong 6 tháng đầu năm, rồi đến hôm nay giữa lúc người lớn mải vui đá bóng bé Vân Nhi đã lẳng lặng hiến tặng con mắt của mình.
Chẳng áo trắng nào muốn nhấc bỏ một phần cơ thể của những sinh linh bé nhỏ vốn đã thiệt thòi vì chẳng được có mặt trên đời được bao lâu. Những trĩu nặng, khổ đau của người phải làm việc này chúng tôi hoàn toàn thấu cảm.
Ai có thể làm thay anh, ai muốn làm thay anh...Không ai và anh cũng không muốn làm khó ai. Có chăng các kỹ thuật viên của Ngân hàng Mắt sẽ bớt đau khổ hơn, làm việc bớt run rẩy hơn với những ai ra đi thật thọ và thuận tự nhiên. Mong được như vậy mà chẳng có nhiều... Chúng ta chia sẻ tâm trạng với vị Giám đốc Ngân hàng Mắt- Nhà báo Nguyễn Hữu Hoàng, người phải trực tiếp thu nhận sự hiến dâng nghiệt ngã của bé Nhi:
" Thêm một câu chuyện nhân văn, thêm một việc vô cùng cao đẹp. Vượt qua định kiến của xã hội, vượt qua phong tục tập quán cổ hủ gia đình là thêm trang cho tập truyện nhân văn đầy tình người. Thiên thần nhỏ bé hãy mỉm cười và bay về trời nhé!"
Trở về nhà sau một ngày bải hoải vì công việc, vì thời tiết nóng nực, lật từng trang mạng đọc về bé Vân Nhi, Hải An...Các bé chẳng béo tốt, xinh đẹp như những đứa trẻ khác vì bệnh tật bám riết từ ngày mới sinh. Bố mẹ chúng cũng yêu chúng biết bao nhưng không vì thế mà tiếc đời đôi mắt...Những đôi mắt trong veo đó rồi một ngày gần đây sẽ lại hiện về thấm đẫm hồn người. Cám ơn các bé, tạ ơn các bậc sinh thành ra các cháu!
PGS. TS Nguyễn Xuân Hiệp
Bí thư Đảng Ủy- Giám đốc bệnh viện Mắt Trung ương
Người ghi Bs Hoàng Cương
Theo Dân trí
Nữ sinh lớp 6 qua đời hiến tặng giác mạc Bé gái Nguyễn Vân Nhi (12 tuổi, vừa học xong lớp 6 ở Hà Nội) đã qua đời sáng nay 2-7. Nguyện vọng của bé và gia đình là hiến tặng giác mạc cho người cần ánh sáng. Ngân hàng Mắt Bệnh viện mắt T.Ư đã đến Bệnh viện Nhi T.Ư nhận giác mạc. Bé gái Nguyễn Vân Nhi - Ảnh: GĐCC Vân...