Chị em vào mà nghe: Nữ y tá phòng mổ chia sẻ cách cắt giảm chi tiêu hàng tháng, đảm bảo làm theo hiệu quả ngay lập tức
Nếu bạn là một cô nàng “chăm chỉ” mua sắm và chi tiêu không suy nghĩ trước sau thì đây đích thị là thông tin hữu ích sẽ thay đổi cả lối suy nghĩ của bạn.
Elaine Green, một nữ y tá phòng mổ kiêm thêm rất nhiều công việc khác như nhiếp ảnh gia và giáo viên âm nhạc đã thoải mái chia sẻ cách cắt giảm chi tiêu hàng tháng của cô trên một diễn đàn có tên Quora.
Bài viết thẳng thắn và không giấu giếm chút nào của Elaine Green đã nhận được sự quan tâm của gần 5 triệu độc giả với 200.000 lượt yêu thích.
Với các nội dung thực tế xoay quanh cách cắt giảm chi tiêu của chính Elaine Green, hi vọng sẽ có ích cho các chị em cũng còn chưa tìm ra được phương pháp chi tiêu tiết kiệm áp dụng cho bản thân.
Cách cắt giảm chi tiêu hàng tháng
Chân dung nữ y tá Elaine Green với lối sống tiết kiệm của mình.
Elaine Green chia sẻ rằng, cô là người biết ý thức về chuyện tiết kiệm và khá để ý tới vấn đề chi tiêu. Không phải vì Elaine Green có kinh tế eo hẹp, mà đơn giản cô hiểu rõ hậu quả của chủ nghĩa tiêu thụ sẽ dẫn tới rủi ro tài chính lớn đến thế nào.
Cụ thể, Elaine Green vẫn đang lái một chiếc ô tô Rav 4 được cô mua từ 10 năm trước. Đơn giản vì cô thích nó và không muốn tốn thêm tiền mua xe.
Một gói di động tiết kiệm từ một nhà mạng nhỏ cũng là phương án được chọn thay vì một tập đoàn lớn với nhiều chi phí đi kèm dành cho người sử dụng.
Elaine Green nói không với việc xem tivi nên cô không phải mất thêm chi phí cáp mạng. Gia đình cô chỉ đăng ký một tài khoản xem phim và mọi người đều dùng chung nó. Các dịch vụ nghe nhạc cũng hoàn toàn không có.
Vì làm nhiều công việc cùng một lúc nên Elaine Green cũng không có quá nhiều hứng thú với các loại hình giải trí bên ngoài. Cô không tốn tiền đi xem ca nhạc, thể thao hay phim rạp. Thời gian rảnh, Elaine Green thường dùng để nói chuyện với gia đình, làm vườn, đọc sách, lướt web và hoạt động thể dục ngoài trời.
Video đang HOT
Đọc sách vừa bổ sung kiến thức lại không tốn quá nhiều chi phí là cách mà Elaine Green lựa chọn.
Các cuốn sách mà Elaine Green đọc chủ yếu là mượn từ thư viện. Chỉ hơn 10% là do cô bỏ tiền ra mua. Số sách này Elaine Green sử dụng để làm mới gia đình, trang trí cho phòng khách.
Phòng bếp của Elaine Green cũng được sử dụng hết công suất khi cô tự nấu ăn, mang đồ ăn trưa, ăn vặt và cafe đến văn phòng. Các bữa ăn của cô đều duy trì sự cân bằng, đủ năng lượng, chất béo và các loại hoa quả cung cấp vitamin.
Thêm nữa, Elaine Green cũng hay ăn các loại hạt protein hữu cơ như đậu lăng, đậu xanh, hạt chia vừa đủ chất dinh dưỡng lại rẻ hơn so với protein từ động vật. Cô nói không với nước ngọt, nước có ga và chỉ sử dụng đồ ăn mình mang đi mà thôi.
Về thời trang, dù đã ở tuổi 38 nhưng Elaine Green hầu như rất ít mua quần áo. Theo cô, do cơ thể cân đối và không có sự thay đổi nhiều về chỉ số nên những thứ khi còn trẻ mặc cô vẫn có thể dùng. Quần áo cũng được Elaine Green phơi khô thay vì dùng máy. Những bộ không còn dùng tới, Elaine Green quyên góp. Khi đi làm tại bệnh viện, cô dùng đồng phục.
Khi đi làm tại bệnh viện, Elaine Green dùng đồng phục và không cần mua quá nhiều quần áo.
Các bộ quần áo cô mặc đều là đồ bình dân thông dụng. Elaine Green chưa từng mua sản phẩm có thương hiệu xa xỉ như LV, Christian Louboutin hay Coach. Mỹ phẩm cũng vậy. Elaine Green chọn các thương hiệu mỹ phẩm/chăm sóc da từ châu Á ở trên mạng do chúng rẻ hơn nếu mua ở các cửa hàng phương Tây.
Trong gia đình, Elaine Green cũng không mua quá nhiều đồ nội thất. Cô chọn cách trang trí nhà đơn giản, không mua nhiều đồ trang trí, tranh ảnh.
Elaine Green không đến phòng tập. Mà chủ yếu là đi bộ, đạp xe hoặc dọn nhà. Đôi lúc cô sẽ mua vé để đi bể bơi hoặc vào các sân chơi trong nhà.
Ngay cả đồ ăn cô cũng thường chờ đợt giảm giá và hiếm khi mua đồ đúng giá.
Ngoài ra, hóa đơn hàng tháng cũng được cô trả đúng hẹn vì Elaine Green rất ghét phải trả các lãi suất không cần thiết.
Chi tiêu số tiền còn lại vào mục đích gì
Nhiều người sau khi đọc được bài chia sẻ của Elaine Green cũng khá tò mò việc cô gái này dành số tiền kiếm được của mình để làm gì, sau khi đã tiết kiệm và cắt giảm không sử dụng rất nhiều thứ như vậy.
Trả lời câu hỏi này, Elaine Green cho biết, cô dùng số tiền đó để trả tiền nhà, đầu tư, nộp thuế, chăm sóc con cái, mua dụng cụ nhiếp ảnh, trồng trọt, thỉnh thoảng đi ăn, cafe với bạn bè, mua quà, đi chơi và đi nghỉ dưỡng.
Cái quan trọng nhất mà Elaine Green muốn hướng tới là phương pháp chi tiêu tiết kiệm sẽ giúp cô chạy đà cho cuộc sống tương lai vững chắc khi nhiều tuổi và không thể kiếm ra tiền bạc.
Theo quora/Helino
Giáo viên nghệ thuật: Từng bước xóa bỏ tâm lý ngại bồi dưỡng, đổi mới
PGS.TS Đào Đăng Phượng - Hiệu trưởng Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương cho rằng, cần tập trung để các trường ĐH sư phạm nghệ thuật là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nội dung, tài liệu, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên.
Đây là khâu then chốt để đảm bảo chất lượng trong công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Âm nhạc, Mĩ thuật trong nhà trường phổ thông khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới.
Ảnh minh họa/internet
Nhiều băn khoăn về chương trình bồi dưỡng
Thực trạng chương trình bồi dưỡng giáo viên nghệ thuật ở các trường phổ thông được PGS Đào Đăng Phượng chỉ ra với không ít băn khoăn. Theo đó Từ năm học 2020 - 2021, chương trình GDPT mới đã bắt đầu triển khai ở lớp 1 bậc Tiểu học. Tuy nhiên, bồi dưỡng riêng cho giáo viên Âm nhạc, Mĩ thuật chưa có chương trình chuẩn, độc lập. Việc bồi dưỡng cho giảng viên cốt cán chỉ là tập huấn chung với các môn học khác. Vì thế, mục tiêu bồi dưỡng chưa được xác định cụ thể, không có được chương trình hoàn thiện để đáp ứng với lộ trình triển khai chương trình GDPT mới.
Chương trình GDPT mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, hiện đại và tích cực hóa hoạt động của người học, hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực ở học sinh. Theo cách tiếp cận này, chương trình bồi dưỡng chưa bám sát mục tiêu đề ra, chưa bám sát đối tượng là giao viên các bậc học ở các trình độ đào tạo, năng lực khác nhau.
Ngoài ra, hoạt động bồi dưỡng chưa cho thấy sự cần thiết phải cải cách hướng tiếp cận mới, chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực trong dạy và học, định hướng phát triển, chuẩn hóa, hiện đại hóa... Hoạt động bồi dưỡng chưa đem đến tình yêu nghề, hình thành năng lực nghề nghiệp của giáo viên, từ đó thay đổi cách nhìn của xã hội về bộ môn, giáo viên Âm nhạc Mĩ thuật.
PGS.TS Đào Đăng Phượng.
Về cơ sở vật chất phục vụ công tác bồi dưỡng, theo PGS Đào Đăng Phượng, yêu cầu về qui mô, chất lượng bồi dưỡng đối với bộ môn đặc thù không như các môn học khác. Xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm riêng của từng địa phương, vùng miền, ngày càng đòi hỏi sự chuẩn bị, đáp ứng đầy đủ về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bồi dưỡng đội ngũ. Trong khi đó, thực tế cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực tài chính còn nhiều bất cập ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo bồi dưỡng của các địa phương, các nhà trường phổ thông cũng như của cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật.
Giải pháp bồi dưỡng giáo viên nghệ thuật trường phổ thông
PGS Đào Đăng Phượng cho rằng, cần giải quyết sớm bài toán mất cân đối về giáo viên ở tiểu học; tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng để đáp ứng đủ số lượng giáo viên Âm nhạc, Mĩ thuật cho bậc THCS và THPT bước chuẩn bị khi thực hiện chương trình GDPT mới. Việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Âm nhạc, Mĩ thuật cần tập trung vào phương pháp dạy học, cách tiếp cận theo hướng phát triển năng lực nghệ thuật kết hợp với các năng lực cơ bản khác như: ngoại ngữ, tin học, phát triển chương trình, tổ chức các hoạt động học tập trong nhà trường.
Bộ GD&ĐT mới có Quyết định quy định về các module bồi dưỡng giáo viên đáp ứng chương trình phổ thông mới. Cho biết điều này, theo PGS Đào Đăng Phượng, hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Âm nhạc, Mĩ thuật cần chú trọng bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức thông qua kỹ năng ứng xử, giải quyết tình huống sư phạm; kỹ năng kiềm chế cảm xúc; kỹ năng giải quyết xung đột và vấn đề giữ gìn hình ảnh, uy tín, danh dự nhà giáo. Đẩy mạnh nâng cao trình độ đào tạo của giáo viên Âm nhạc, Mĩ thuật để đạt chuẩn, đảm bảo tính đồng đều. Từng bước xóa bỏ tâm lý ngại bồi dưỡng, đổi mới; tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ, sử dụng công nghệ và các hoạt động bổ trợ khác phù hợp trong nhà trường phổ thông.
Ảnh minh họa/ INT
Đặc biệt nhấn mạnh giải pháp về hoàn thiện chương trình và triển khai thực hiện chương trình bồi dưỡng giáo viên nghệ thuật cho các trường phổ thông, theo PGS Đào Đăng Phượng, cần thực hiện đổi mới công tác bồi dưỡng thường xuyên từ chương trình, tài liệu đến phương thức tổ chức thực hiện theo hướng tăng cường tính tự học, tự bồi dưỡng của người học gắn với trách nhiệm của nhà trường và cơ quan quản lý giáo dục.
Xây dựng chương trình bồi dưỡng với các module cụ thể, phù hợp với các kế hoạch, phương pháp tổ chức bồi dưỡng theo chủ đề. Chú trọng kiểm tra, đánh giá, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng.
Chương trình bồi dưỡng cần cụ thể với từng nhóm đối tượng giáo viên để họ thấy được sự cần thiết phải thay đổi hướng tiếp cận, thay đổi định hướng phát triển. Bồi dưỡng lòng yêu nghề, bồi dưỡng năng lực khám phá bản thân về nghề nghiệp của mình, thay đổi cách nhìn của xã hội về môn học và giáo viên nghệ thuật.
PGS Đào Đặng Phượng cũng cho rằng, chương trình bồi dưỡng cần tập trung vào xây dựng các khối kiến thức chung, kiến thức chuyên môn... Có kế hoạch, phương pháp tổ chức bồi dưỡng theo chủ đề, gắn với việc tích hợp, lồng ghép... phù hợp với từng nhóm đối tượng giáo viên, với đối tượng, điều kiện của nhà trường; tương thích với nội dung thực hiện và gắn bó chặt chẽ với nội dung chương trình GDPT mới.
Việc bồi dưỡng bám sát định hướng phát triển năng lực, giúp giáo viên có được hướng hoạt động phù hợp với điều kiện, đặc điểm của mình; phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên Âm nhạc, Mĩ thuật, từ đó áp dụng thực tiễn dạy học môn nghệ thuật ở phổ thông.
"Tôi cho rằng, nên tổ chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng giáo viên Âm nhạc, Mĩ thuật theo từng nội dung hoặc chủ đề để giáo viên tự học, tự bồi dưỡng. Trên cơ sở đó, thiết kế một số giáo án mẫu, các tiết dạy minh họa thể hiện cách thức dạy học theo hướng đổi mới của Chương trình GDPT 2018 để giáo viên có thể học tập, vận dụng.
Đặc biệt, cần tập trung để các trường ĐH sư phạm nghệ thuật là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nội dung, tài liệu, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng. Đây là khâu then chốt để đảm bảo chất lượng trong công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Âm nhạc, Mĩ thuật trong nhà trường phổ thông. Các cơ quan quản lý, các địa phương, các cơ sở đào tạo giáo viên và các trường phổ thông cần đẩy mạnh đầu tư, hỗ trợ về cơ sở vật chất phục vụ công tác bồi dưỡng" - PGS Đào Đăng Phượng cho hay.
Hải Bình
Theo giaoducthoidai
Nữ giáo viên "bóc lịch" 6 tháng vì tát học sinh nhiều lần rồi kéo ra khỏi lớp Sau đoạn clip cô Lý (Trung Quốc) tát học sinh được chia sẻ lên mạng xã hội, nữ giáo viên này đã bị bắt và kết án 6 tháng tù giam. Hình ảnh cô Lý tát học sinh 2 tuổi. Ảnh cắt từ clip. Cuối tháng 1 vừa qua, một giáo viên mầm non họ Lý ở TP. Quảng Châu, tỉnh Quang Đông,...