Chị em song sinh phụ mẹ may đồ thuê nuôi ước mơ vào đại học
Nhà thuộc diện cận nghèo, hai chị em song sinh Võ Thị Phi Phụng và Võ Thị Tiểu Phụng (lớp 12A2 Trường THPT Thới Long, Cần Thơ) phụ mẹ may đồ thuê để nuôi ước mơ trở thành sinh viên ĐH.
Nỗi lo không tiền đóng học phí
Nơi ở của hai chị em song sinh Phi Phụng và Tiểu Phụng (P.Thới Long, Q.Ô Môn, TP.Cần Thơ) là căn nhà nền đất, mái lợp tôn chắp vá đã xuống cấp. Kỳ thi tốt nghiệp THPT đang cận kề, cả hai vừa ôn bài, vừa tranh thủ phụ mẹ để kịp giao đồ cho khách.
Chị em song sinh phụ mẹ may đồ thuê để kiếm thêm tiền ăn học Thanh Duy
Suốt 3 năm THPT, Phi Phụng và Tiểu Phụng đều đạt thành tích học sinh giỏi. Tuy nhiên, khi cánh cổng ĐH sắp mở ra thì cả hai lại băn khoăn, vừa muốn thực hiện ước mơ trở thành sinh viên để sau này có công việc ổn định, vừa trăn trở đến việc dừng lại để đi làm công nhân có tiền phụ cha mẹ. Không phải chị em Phụng không khát khao vào ĐH mà vì hoàn cảnh gia đình thiếu thốn trăm bề.
Nhà thuộc diện cận nghèo, không có đất sản xuất, thu nhập chính của gia đình Phụng là tiền công làm phụ hồ của cha, mỗi ngày 270.000 đồng. Hôm PV Thanh Niên đến nhà, cha Phụng đang thất nghiệp tạm thời do chưa tìm được công trình xây dựng tuyển thợ.
Theo Phi Phụng, cha mẹ nghèo nhưng quyết tâm để con vào ĐH. Ngày nào nghỉ làm, cha sốt ruột đứng ngồi không yên, ai mướn gì cũng nhận làm. “Có những ngày cha bị cảm, sốt nhẹ mà vẫn ráng đi làm. Cha sợ chúng em vào được ĐH lại không có tiền đóng học phí rồi nhà trường không nhận. Một đời cha gian nan lam lũ vì không biết chữ nghĩa nên ông rất sợ ước mơ của chúng em dở dang”, Phi Phụng xúc động nói.
Video đang HOT
Phi Phụng (trái) và Tiểu Phụng có thành tích học tập giỏi suốt 3 năm THPT
Khi cha mất việc, gánh nặng cơm áo gạo tiền đổ dồn lên vai mẹ của chị em Phụng là bà Lương Thị Kiều Oanh (43 tuổi). Dàn máy may của bà có lúc phải tăng ca đến khuya để nuôi 5 nhân khẩu trong gia đình. Chị em Phụng nhiều lần rơm rớm nước mắt khi thấy mẹ cặm cụi nhiều giờ bên máy may, kiệt sức chỉ tựa vào gối cho đỡ mỏi rồi lại tiếp tục làm. Thương mẹ, hai chị em học vắt sổ, kết khuy, ủi quần áo giao cho khách.
Mọi sự đóng góp, ủng hộ giúp chị em song sinh Võ Thị Phi Phụng và Võ Thị Tiểu Phụng (lớp 12A2 Trường THPT Thới Long, Cần Thơ), quý độc giả vui lòng gửi về chủ tài khoản: Báo Thanh Niên. Số tài khoản: 10006868 – Ngân hàng Eximbank – chi nhánh Sài Gòn. Nội dung ghi: giúp đỡ chị em song sinh Võ Thị Phi Phụng và Võ Thị Tiểu Phụng; hoặc Báo Thanh Niên sẽ nhận trực tiếp tại tòa soạn, các văn phòng đại diện trong cả nước. Chúng tôi sẽ chuyển số tiền của bạn đọc đóng góp đến chị em Phi Phụng và Tiểu Phụng trong thời gian sớm nhất.
“Những lúc cha mẹ vất vả, em chỉ muốn bỏ học đi làm công nhân. Nhưng rồi em tự hỏi liệu sau này mình có thể tìm được công việc ổn định không khi chẳng có bằng cấp. Điều đó càng thôi thúc em phải học tốt, bản thân có công việc tốt chừng nào thì cha mẹ sẽ càng bớt vất vả, hạnh phúc chừng ấy”, Tiểu Phụng tâm sự.
Rất cần cộng đồng chung tay giúp đỡ
Trong gia đình, Phi Phụng và Tiểu Phụng còn có một người chị gái đang là sinh viên Trường ĐH Cần Thơ. Hiểu gia cảnh nên hai chị em chịu khó, tiết kiệm trong học tập. Từ nhà đến trường mất khoảng 20 phút đạp xe nhưng những ngày học 2 buổi thì hai chị em đều tranh thủ đạp xe về nhà ăn cơm cho đỡ tốn kém. Buổi sáng, hai chị em thường dậy sớm nấu cơm ăn để tiết kiệm cho cha mẹ.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, Phi Phụng dự định thi khối C, còn Tiểu Phụng hướng đến những ngành nghề thuộc khối A. Cả hai đều muốn trở thành sinh viên Trường ĐH Cần Thơ.
Nghe hai con nói về ước mơ, nhưng nghĩ tới điều kiện để hai con vào ĐH, đôi mắt bà Oanh đượm buồn. “Đầu năm học, vợ chồng tôi thường chạy vạy mượn tiền họ hàng để lo cho các con tới trường rồi làm lụng trả nợ dần. Mới đây, tiền ôn thi của hai con là 3 triệu đồng, gia đình mới trả góp được 2 triệu đồng. Thầy cô ở đây biết hoàn cảnh của các con nên thông cảm, giúp đỡ. Tôi chưa biết xoay xở thế nào nếu hai con vào ĐH cùng một lúc”, bà Oanh nói.
Thầy Nguyễn Phan Minh Đăng, Hiệu trưởng Trường THPT Thới Long (Q.Ô Môn), cho biết Phi Phụng và Tiểu Phụng có thành thích học tập rất nổi bật trong lớp. Cánh cổng ĐH đang rộng mở với hai em, song cánh cổng ấy cũng có nguy cơ khép lại vì gia đình hai em quá nghèo. Nhà trường cũng gặp khó khăn trong vận động học bổng, thỉnh thoảng mới có chương trình trao tặng và thường giá trị cũng không cao. Chị em Phụng giàu tinh thần hiếu học và nghị lực vươn lên, nhưng để có thể trở thành sinh viên, các em rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng.
Một cái ôm sẽ giúp thí sinh giảm căng thẳng khi ôn thi
Học sinh 2k5 sắp bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, kỳ thi có ý nghĩa quan trọng đối với học sinh.
Bên cạnh việc nắm vững kiến thức thì thí sinh cần đảm bảo tâm lý thoải mái, phương pháp học tập hiệu quả trong giai đoạn ôn thi.
Giấc ngủ là người gác cổng cho sức khỏe tinh thần
Trong chương trình tư vấn trực tuyến với chủ đề "Tâm lý vững vàng - dễ dàng vượt khó", PGS. TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), Phó chủ tịch Hội Khoa học tâm lý - giáo dục Việt Nam đã chia sẻ giải đáp thắc mắc về vấn đề tâm lý mùa thi.
PGS.TS Trần Thành Nam chia sẻ phương pháp tránh căng thẳng khi ôn thi
PGS.TS Trần Thành Nam cho rằng học sinh không thể nào loại hết nỗi lo trong cuộc sống, đặc biệt là sắp bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Kỳ thi là một trong bước ngoặt mà thí sinh rất lo lắng, các bạn cần thừa nhận lo lắng, tìm cách thích ứng, làm chủ bản thân mình và chiến thắng nỗi lo.
"Đứng trước sự kiện quan trọng, bước ngoặt con đường đi của các em sau này, bao giờ các em cũng hoang mang, hồi hộp, lo lắng. Tôi thấy rằng chả có ai dậy sớm làm gì nếu không có áp lực. Một chút áp lực trong giai đoạn ôn thi để các em có thể tập trung, huy động hoạt động của cơ thể để giải quyết từng vấn đề một. Nếu mình không có một chút áp lực thì chúng ta không thể đẩy giới hạn bản thân mình để chinh phục những đỉnh cao", PGS.TS Trần Thành Nam nói.
Ông Nam khuyên thí sinh hướng về kỳ thi với sự tự tin, cứ mỗi lần cảm thấy lo lắng, suy nghĩ là lúc này sự lo lắng không phải vào đây, những lần trước tôi lo lắng, tôi đã vượt qua, những lần trước tôi gặp bài toán khó, tôi đã làm thế nào để giải quyết. Mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi, lần trước rơi vào tình huống này, mình đã tìm ra phương pháp giải quyết, tìm ra cách thức xử lý nỗi lo khi nó nhảy vào đầu chúng ta khi học tập.
PGS.TS Trần Thành Nam nhìn nhận thí sinh có tinh thần thoải mái khi có sức khỏe thể chất tốt. Giai đoạn căng thẳng ôn tập, cần có chế độ dinh dưỡng, ăn uống hợp lý để có sức khỏe, tinh thần tốt. Giấc ngủ là người gác cổng cho sức khỏe tinh thần trong giai đoạn này. Các bạn không cần giấc ngủ dài mà có giấc ngủ chất lượng. Buổi sáng dậy chúng ta tái tạo năng lượng, học tập tốt hơn.
"Đêm trước kỳ thi, học sinh phải cố gắng có giấc ngủ chất lượng, buổi sáng dậy sớm hơn một chút, trước khi đi thi xem lại sơ đồ tư duy để nhớ lại kiến thức một chút. Khi đến điểm thi, học sinh ngồi yên một chỗ, tĩnh lặng, nhắm mắt, thư giãn một chút và hình dung nhớ lại kiến thức chúng ta đã ôn thi về môn thi này", ông Nam nói.
Ưu tiên học chất lượng chứ không phải học thời gian dài
Theo PGS.TS Trần Thành Nam, mỗi học sinh sẽ có khoảng thời gian học tập hiệu quả hơn, chẳng hạn có những bạn học rất tốt vào buổi tối, có những bạn học tốt vào sáng sớm. Thí sinh phải phát hiện mình học tốt giai đoạn nào, làm việc hiệu quả nhất, dùng thời gian đó, ôn tập những môn cần phải dành nhiều sức lực. Hãy chọn khoảng thời gian học tốt nhất để học những môn khó nhất, ưu tiên học chất lượng chứ không phải học thời gian dài.
Cũng theo ông Nam, học sinh khi ôn luyện cần có nguyên tắc là nghỉ trước khi mệt, đừng có ôn liên tục, ôn tập chia ra thành các khoảng nhỏ, sau thời gian học, các bạn có khoảng thời gian đứng dậy vận động làm hoạt động gì đó liên quan đến sở thích của các bạn để sau đó chuyển sang trạng thái khác.
"Khi ôn thi, thí sinh rơi vào trạng thái căng thẳng, thí sinh có thể tìm một cái ôm. Cái ôm là một cách thức giúp mình thư giãn, cảm giác được người khác kết nối, chia sẻ. Nếu bạn chưa tìm được người ôm thì có một con thú cưng, ôm nó cũng được", ông Nam chia sẻ.
PGS.TS Trần Thành Nam cho biết trong giai đoạn ôn thi và khi đi thi, một số học sinh thường bị rối loạn lo lâu, bị lo lắng quá mức. Họ không phải lo về kỳ thi mà lo về trạng thái của mình. Khi thí sinh càng hoảng loạn thì càng học không được.
"Điều quan trọng là học sinh phải biến việc học trở thành thói quen. Học sinh học như thế sẽ khiến bản thân không bị mệt, làm cho mình cảm thấy khám phá được kiến thức mới. Biến những cái mình phải làm thành những cái thích làm, sau đó chuyển thành cái mình thích làm", PGS.TS Trần Thành Nam chia sẻ.
1000 tình nguyện viên hỗ trợ kỳ thi tuyển sinh lớp 10 Tuổi trẻ Kon Tum đã thành lập 25 đội hình Tiếp sức mùa thi với gần 1.000 tình nguyện viên hỗ trợ kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Ngày 3.6, Tỉnh đoàn Kon Tum cho biết toàn tỉnh đã thành lập 25 đội hình Tiếp mùa thi với gần 1.000 tình nguyện viên hỗ trợ kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trên địa...