Chị em song sinh đỗ thủ khoa, á khoa đại học
Là hai chị em sinh đôi trong một gia đình nghèo, Phạm Thị Việt Hương và Phạm Thị Việt Hà (xã Xuân Hòa, huyện miền núi Như Xuân, Thanh Hóa) đã vươn lên học giỏi và đã đỗ thủ khoa và á khoa trong kỳ thi đại học năm 2014.
Những ngày gần đây, Làng Thanh niên lập nghiệp Sông Chàng (huyện miền núi Như Xuân, Thanh Hóa) bỗng trở nên sôi động hơn bởi tin vui hai chị em Phạm Thị Việt Hà đỗ thủ khoa Học viện Hành chính Quốc gia với số điểm 25,75 và Phạm Thị Việt Hương, á khoa Trường ĐH Luật Hà Nội với 24,25 điểm.
Điều bất ngờ là Hương và Hà là hai chị em sinh đôi (Hương là chị, Hà là em) trong một gia đình nghèo. Bên trong ngôi nhà rộng khoảng hơn 40 m2, tài sản quý giá nhất có lẽ là những tấm bằng khen, giấy khen của hai chị em trong 12 năm học.
Hai chị em song sinh Phạm Thị Việt Hương (á khoa Trường ĐH Luật Hà Nội) và Phạm Thị Việt Hà (thủ khoa Học viện Hành chính Quốc gia).
Hương kể: Từ khi học THCS, hai chị em đã phải tự đạp xe đến lớp với quãng đường từ nhà đến trường gần 10 km. Nhà có hai chiếc xe “cọc cạch”, nhưng hai chị em mỗi người phải đi một cái để lỡ xe của một trong hai bị hỏng thì chị đạp, em dắt xe và vẫn chở nhau về nhà được.
Đường đi đầy ổ gà, ổ trâu nên xe thường xuyên bị thủng săm, hỏng lốp, hư hỏng dọc đường, vì vậy có nhiều hôm hai chị em đi học mà trời tối mới về được đến nhà.
Hai chị em Hương và Hà đang cùng phụ giúp bố mẹ làm vườn.
Video đang HOT
Vất vả là vậy nhưng hai chị em vẫn luôn có ý thức học tập. Suốt 12 năm học, hai chị em luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi và thay nhau giữ vị trí nhất, nhì của lớp. Kinh tế gia đình khó khăn nên Hương và Hà không có điều kiện đi học thêm, chủ yếu là hai chị em tự học ở nhà.
Hương đam mê với môn Sử, Hà lại học xuất sắc môn Địa lý. Khi học, hai chị em luôn cùng nhau thảo luận, kiểm tra, bổ sung kiến thức cho nhau; cùng tranh luận về cách làm bài, phương pháp học tốt nhất… Ngoài giờ học, hai chị em còn giúp bố mẹ những công việc nhà, làm vườn, làm đồi.
Ông Phạm Ngọc Ninh – bố hai em Hương và Hà – tâm sự: Khi các em đi thi, gia đình cũng chỉ mong hai chị em đỗ đại học. Nhưng khi bạn học cùng lớp báo điểm thi cho hai chị em, gia đình không ngờ Hà và Hương lại đỗ thủ khoa và á khoa của trường đại học.
Gia đình đã rất vui mừng và tự hào. Dù sẽ có nhiều khó khăn khi cùng lo cho hai chị em học đại học, nhưng gia đình sẽ cố gắng khắc phục để các em thực hiện được ước mơ của mình.
Theo Nguyễn Quỳnh
Giáo dục & Thời đại
Nội tình chuyện bắt đỉa bán cho Trung Quốc 600.000đ/kg
Thời gian gần đây, rộ thông tin về việc nhiều người dân ở một số xã của huyện miền núi Như Xuân, Thanh Hóa bắt đỉa về bán cho các thương lái với giá lên đến 600.000đ/kg...
Lần theo thông tin dư luận phản ánh về việc, nhiều người dân trên địa bàn huyện miền núi Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa bắt đỉa về bán cho các thương lái.
Điểm thu mua các loại dược liệu ở xã Xuân Qùy, huyện Như Xuân
Trong vai một người đi mua đỉa, phóng viên Dân trí đã đi tìm hiểu thực tế ở xã Xuân Qùy và xã Hóa Qùy - các địa phương được cho là người dân đang đua nhau đi bắt đỉa về bán cho các thương lái với giá hơn nửa triệu đồng/kg.
Qua tiếp xúc với nhiều người dân tại hai địa phương này, hầu hết người dân đều cho biết, trước đây cũng có nhiều người trên địa bàn đi bắt đỉa về bán cho một số người thu gom trên địa bàn.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, lượng đỉa không nhiều. Hơn nữa, phải "đặt hàng" trước thì người dân mới đi bắt đỉa về bán.
Chúng tôi bắt gặp một người đàn ông giới thiệu tên Thành, qua một hồi tiếp xúc, nghe chúng tôi ngỏ ý muốn mua đỉa, người đàn ông khoảng 50 tuổi này cho biết: "Phải đặt trước mới có. Lâu nay có mua đâu", rồi người này quay sang dò hỏi: "Đỉa có phải xoa không?".
Theo như người đàn ông này cho biết, ngày trước mỗi lần đi mua đỉa về phải xoa cho chảy máu ra mới bán được, nên người dân rất ngại.
Được biết, giá mỗi kg thời gian gần đây là 600.000đ, có thời điểm lên 1 triệu/kg. Nhưng không phải lúc nào cũng có hàng để mua. Thường những người đi thu mua mỗi nhà chỉ được vài ba lạng.
Sau khi gom hàng được một lượng nhất định, những người thu mua lẻ sẽ mang đến điểm thu gom lớn và có người mua lại để vận chuyển ra Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh để xuất sang Trung Quốc.
Người đàn ông này cho biết: "Giờ làm ăn phải chắc chứ. Con đỉa muôn vàn lắm, lúc lên, lúc xuống, con chết, con sống, mình buôn phải có độ hao lắm".
Qua tìm hiểu được biết, giá thu mua hiện nay của các thương lái là 600.000đ/kg đỉa. Tuy nhiên, do có "động" nên thời gian này, các thương lái cũng ít hoạt động hơn.
Qua lời giới thiệu của người dân, chúng tôi tìm đến gia đình của chị H. được cho là điểm thu mua đỉa lớn nhất tại xã Xuân Qùy, huyện Như Xuân. Tuy nhiên, khi tiếp xúc, chị H. cho biết, ngày trước chị cũng thu mua nhập sang Trung Quốc, nhưng lâu nay không làm nữa vì đỉa rất bẩn.
Nhiều người dân đổ xô vào rừng "săn" tìm được các loại cây dược liệu về bán
Đồng thời chị H. giới thiệu cho chúng tôi một người tên Cường, ở xã Hóa Qùy hiện đang thu mua.
Chúng tôi tìm đến nhà ông Cường, ở xã Hóa Quỳ, khi vào nhà hỏi, một phụ nữ giới thiệu tên Thu là con gái ông Cường. Theo chị Thu cho biết, trước đây gia đình chị thu mua với giá dao động từ 500.000 đến 600.000đ/kg đỉa. Cũng theo chị Thu, thời điểm này không có đỉa để mua.
Không chỉ thu mua đỉa, hiện nay, phong trào "săn" các loại dược liệu như: cây máu chó, nấm lim... để bán cho thương lái đưa sang Trung Quốc nhập cũng đang thu hút nhiều người dân trên địa bàn huyện Như Xuân tham gia.
Nhiều người dân khi được hỏi đều tỏ ra khó hiểu trước việc nhiều người đi mua đỉa với giá cao không biết để làm gì. Nhưng vì lợi nhuận cao, nên nhiều người vẫn vào rừng tìm các loại cây dược liệu và tìm bắt đỉa về bán cho các thương lái.
Duy Tuyên
Theo Dantri
Xác định lại số năm học của mỗi cấp học: Sẽ gây xáo trộn lớn Còn nhiều ý kiến khác nhau xung quanh Dự thảo phương án xác định lại số năm học của mỗi cấp học. Hầu hết ý kiến tỏ ra lo lắng cho hệ lụy của việc thay đổi. Trong đó, quan điểm chung, việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh là rất quan trọng. Tại phiên họp thứ hai năm 2014 của Hội...