Chị em phụ nữ bị nỗi sợ này ám ảnh trong mỗi dịp Tết
Tết, chẳng hiểu từ khi nào đã trở thành nỗi sợ, thậm chí là nỗi ám ảnh đối với nhiều chị em phụ nữ.
“Đang yên đang lành thì… Tết” là tâm trạng chung của không ít chị em phụ nữ ở thời điểm hiện tại. Càng cận Tết, tâm trạng ấy lại như tăng lên gấp nhiều lần. Nếu ngày thường, công việc của chúng ta chỉ là một đến hai đầu việc (đi làm, nội trợ, chăm con) thì đến Tết, chúng được nhân lên gấp đôi, gấp ba hoặc có thể nhiều hơn nữa.
Nói thế để thấy, chị em phụ nữ đã chịu thiệt thòi như thế nào sau khi lập gia đình, nhất là hy sinh bản thân vì gia đình. Có người đã ốm vì Tết, có người tủi thân vì chồng vô tâm không cho về ngoại ăn Tết và cũng có gia đình ly tán vì những chuyện vụn vặt trong Tết.
Chẳng biết từ khi nào, Tết đã trở thành nỗi sợ, thậm chí là nỗi ám ảnh đối với nhiều chị em phụ nữ đến thế!
Tết là nỗi sợ với nhiều chị em phụ nữ. Ảnh minh họa
Tôi có một cô bạn. Ngày còn trẻ, cô ấy rất thích Tết, vì đơn giản, cứ đến Tết là cô xách balô lên và đi du lịch. Bạn tôi là một người theo chủ nghĩa xê dịch. Cô luôn muốn khám phá mọi thứ xung quanh. Với cô ấy, được chứng kiến những phong tục lạ, độc đáo trong dịp Tết của các địa phương, nơi cô ấy đặt chân tới là điều thú vị nhất trong mỗi dịp nghỉ lễ.
Vì thế, cô nói với tôi, Tết sẽ chẳng có gì ý nghĩa và hay ho nếu cứ ru rú ở trong nhà, hết ăn rồi ngủ hoặc chỉ là thăm bà con lân cận. Thế nhưng, cái mà cô ấy cho là chẳng có gì hay ho ấy lại chính là điều mà cô đã trải qua sau 2 cái Tết ở nhà chồng.
Chắc mọi người sẽ thắc mắc tại sao một người theo chủ nghĩa xê dịch lại chịu “bó gối” ở nhà như vậy? Tất cả là vì cô không vượt qua được những lề thói của quê hương, nơi chồng cô sinh ra.
Cô không thay đổi được sự thật, rằng cô đã làm dâu trong một dòng họ với vai trò là dâu trưởng. Cô không làm thay đổi được tư tưởng của chồng cô cũng như bố mẹ anh ấy.
Chính vì thế, hai từ “trách nhiệm” và đã trói buộc đôi chân cô trong suốt những ngày nghỉ lễ tại miền quê ngoại thành Thủ đô.
Đó là chưa kể đến, hai vợ chồng cô đã có những tranh luận, nếu không muốn nói là xung đột gay gắt xung quanh chuyện sắm sửa lễ nghi, quà cáp rồi những đầu việc mà cô sẽ phải làm trong những nghỉ lễ ấy.
Sau nhiều lần đôi co, cuối cùng, cô cũng chịu xuống nước. Cô biết, mình cô không thể chống lại cả một dòng họ, và dù sao năm ấy, cô cũng là dâu mới, năm đầu ăn Tết ở nhà chồng.
Video đang HOT
Khi ấy, trong thâm tâm cô tự nhủ: Đợi khi đã thành “ma cũ” lúc ấy cô sẽ tha hồ tung hoành, vẫy “đôi cánh” như cô đã từng oanh liệt như hồi còn độc thân.
Thế nhưng, cái Tết đầu tiên, cái Tết thứ hai rồi nhiều cái Tết về sau, mọi thứ vẫn chẳng có gì thay đổi cả. Vẫn là guồng quay sắm sửa Tết, tất bật lau dọn nhà cửa, chuẩn bị cỗ bàn tất niên, giao thừa, tiếp khách trong những ngày Tết rồi sau đó là màn dọn dẹp “hậu trường”.
Dĩ nhiên, trong những ngày nghỉ lễ, vợ chồng cô vẫn có những khoảng thời gian đi thăm thú một vài nơi gần nhà nhưng quãng thời gian ấy với cô, cũng chẳng còn được trọn vẹn.
Tôi hỏi: “ Nếu được gia đình nhà chồng đồng ý cho đi du lịch trong dịp Tết này, mày có đi không?”
Cô chẳng cần suy nghĩ quá lâu mà thẳng thừng: “ Thôi, ở nhà cho lành“.
- Tại sao lại như vậy? Chả phải mày sợ Tết sao?
- Đúng là tao sợ Tết, nhưng tao sợ lời dị nghị của cả dòng họ hơn.
Câu nói của cô khiến tôi phải suy ngẫm và có chút “sởn da gà” khi nghĩ về viễn cảnh tương lai của mình. Sau khi lấy chồng, cô bạn tôi như thành một người khác. Với cô, và có lẽ, với rất nhiều chị em khác, hạnh phúc bình dị trong mỗi dịp Tết của họ có thể chỉ là: “ Tết giống như bao ngày khác“!
Mai Khôi
Theo giadinh.net.vn
Thương như ruột thịt
Ba gọi điện hỏi tình hình sao, lát ba lên ga đón mẹ và mấy chú bác. Ba hỏi Kim ở nhà chồng đã quen chưa, Kim cười, quen lắm rồi, con đang tính có khi khỏi cưới nữa cho đỡ tốn. Ba nạt nói linh tinh!
Đám cưới Kim tổ chức ở nhà gái trước, sau đó Kim mới theo về nhà trai như ý ba sắp xếp. Ba đã chịu nhún nhường thông cảm khi hai gia đình cách nhau cả nghìn cây số không tổ chức rước dâu. Nhưng đâu có lý con gái cứ vậy kéo vali về nhà người ta, tủi thân chết. Đời con gái chỉ có một lần, lúc ba nói câu này suýt nữa Kim phì cười, giờ cưới nay bỏ mai, tám lần cũng có, đâu phải một lần.
Là Kim buột miệng vậy chứ không có ý giễu cợt ba nhưng cũng bị ba lườm. Kim bám vai ông, tự dưng nghẹn ngào: "Cảm ơn ba".
Ảnh minh họa
Tưởng cười vậy là thôi, ai dè lúc kéo vali đi Kim thấy bịn rịn thật sự, ba mẹ tiễn hai đứa ra ga, ba bứt rứt "hay tui đi luôn cùng tụi nó. Để con nhỏ một mình không yên tâm".
Mẹ níu lại: "Nó có chồng bên cạnh đâu ra một mình. Nói con rể buồn".
Ba chưng hửng rồi ờ, mặt buồn xo. Kim cũng ngùi ngùi, bạn bè cưới có cả đoàn xe tới rước, Kim về nhà chồng có một mình. Bên nhà trai tuần sau mới đãi tiệc nên ba với mấy chú bác ra sau. Nhìn Văn hiền lành ngồi cạnh, hai tay vây lấy bàn tay Kim, Kim không biết mình đã suy nghĩ chín chắn chưa. Mai này có chuyện gì, Văn có đủ sức bao bọc và yêu thương Kim như ba yêu thương mẹ không.
Kim ra tới quê chồng (ừ kêu chồng được rồi vì giấy kết hôn làm rồi, đám cưới nhà gái cũng xong rồi) hôm trước thì hôm sau ba cũng ra tới nơi. Ba thuê khách sạn cách nhà chồng Kim sáu cây, lúc điện cho Kim, ba cứ dò hỏi thái độ của ba má chồng thế nào, cô em chồng với cô chị chồng có khó chịu không, ăn uống có hợp khẩu vị không, mẹ nhắc thuốc bổ nhớ uống đều. Ba dặn Kim phải nhún nhường một chút, còn nói nhún nhường không có nghĩa là chịu nhịn nhục. Là thời gian đầu chưa quen nhau thôi nên cứ xí xóa bỏ qua đi, mai kia quen liền, rồi Kim sẽ là dâu trưởng nắm quyền sinh quyền sát trong tay, đố ai dám làm gì.
Ảnh minh họa
Kim bật cười, ba thật trẻ con và hăng hái quá mức. Những ngày này nhà chồng Kim lúc nào cũng đông người. Thanh niên tới làm rạp chuyển bàn ghế, các bà các mẹ bàn tính nấu món gì, mua ở đâu. Ba nói để ba chở Kim đi thuê váy cưới cho, ra ngoài này Văn cũng bận tối mắt vì phải đi gửi giấy mời, còn chào hỏi bà con.
Từ nhà chồng Kim lên huyện chừng tám cây, buổi sáng Văn chở Kim ra chỗ đường lớn đón ba rồi giao cả xe cả Kim cho ba, Văn sẽ ghé nhà ai đó mượn xe đi việc khác. Ba nói hai đứa đừng cho ông bà thông gia biết ba về, nhà đang đăng đê việc, còn tiếp đón ba nữa thì làm gì có thời gian lo chuyện hai đứa. Mai này còn đầy thời gian để thăm hỏi chuyện trò.
Tiệm áo cưới khá to, nghe bảo to nhất huyện trang trí lộng lẫy nhưng cũng không xóa được hết vẻ quê mùa khi dùng những dây leo giả xanh ngăn ngắt trang trí. Những hàng áo cưới trắng muốt khiến người ta mơ mộng. Phía sau có những tủ áo có vẻ cũ hơn, được để trong những túi nylon tránh bụi, tự dưng Kim thấy bất mãn khi nghĩ cô dâu nào đó phải vượt qua những dãy áo đính kim tuyến hột cườm lộng lẫy để xuống phía sau thuê cái áo cũ vừa túi tiền mình. Có khác nào hành người ta, nói như ba, đời con gái chỉ một lần.
Ảnh minh họa
Kim chọn hai cái váy kiểu kín đáo, ba ưng lắm, nói con dâu mới mà biết điều ghê, bà con nhà chồng làm nông mà điệu đàng diêm dúa quá không hay. Ba còn nói thêm tiền để thợ trang điểm xuống tận nơi. Kim ngẩn người.
"Sao phải xuống tận nơi hả ba? Ba sợ con dậy không nổi ha?"
"Ngày đó mệt lắm, con ngủ thêm chút nào khỏe chút nấy, dậy sớm chạy lên đây rồi chạy về khác nào hành tội. Với lại thợ xuống nhà còn trang điểm cho mấy cô mấy bác ở nhà".
Kim quay nhìn ba, tự dưng muốn khóc.
"Hay bữa đó con lên khách sạn với ba mẹ, rồi rước dâu cho ba nhìn".
"Thôi, lại tốn kém cho các con, tiền đó để dành dụm sau này. Quan trọng là hai đứa ăn ở với nhau sao chứ ba nhìn thì nhằm nhò gì".
Rồi ba cười:
"Ai bảo bây chọn chồng ở xa, hồi đó ưng mấy đứa ngay xóm mình thì rước dâu đi năm vòng cũng được. Thằng Minh đó nhớ hông, nó giờ là bác sỹ rồi nha, ba mẹ không dám bệnh luôn, sợ gặp nó cứ ngại vì con gái mình chê người ta".
Ảnh minh họa
Mọi việc đã đâu vào đấy, tối ba gọi điện hỏi tình hình sao, lát ba lên ga đón mẹ và mấy chú bác. Ba hỏi Kim ở nhà chồng đã quen chưa, Kim cười, quen lắm rồi, con đang tính có khi khỏi cưới nữa cho đỡ tốn. Ba nạt nói linh tinh, ở nhà chồng mà cứ xuề xòa giỡn nhây là không được đâu.
Kim gật: "Con nhớ rồi, nhưng ba cũng đừng nói gì mà cả đời có một lần kẻo mẹ nghe, ba quên ba là lần thứ mấy của mẹ rồi sao?"
Nghe tiếng ớ sượng sùng bên kia, Kim bật cười, Văn ngồi cạnh cũng cười theo. "Ba thương em thật đấy, nếu không nói, không ai biết ba là ba sau của em!". Kim gật, nhớ hồi đó còn nhỏ, Kim làm thượng làm hạ hành ba đủ trò, thế mà sau này lại thương, thương như ruột thịt.
Thanh Nga
Theo phunuonline.com.vn
"Con mệt rồi, cho con buông tay cuộc hôn nhân này mẹ nhé!" Bởi con nhớ có lần con gọi về bảo với mẹ "con muốn ly hôn", mẹ đã đòi cắn răng cắn cỏ lạy con, nói con nhịn một chút... Mẹ ơi, Đã bao nhiêu lần con muốn gục đầu vào vai mẹ mà khóc, nhưng lại sợ làm mẹ buồn, mẹ lo nên chẳng bao giờ con dám nói ra. Mẹ biết không,...