Chị em nói gì việc nghỉ Tết 9 ngày?
Đó là tâm lý của một số chị em khi biết tin, Tết âm lịch được nghỉ 9 ngày.
Trước thông tin chính thức được nghỉ Tết 9 ngày, nhiều chị em xôn xao, người mừng, kẻ lo. Có người hứng khởi vì cuối cùng thì dịp nghỉ dài cũng đến, nhất là những chị em độc thân. Còn cũng không ít người hoảng vì nghỉ Tết quà dài, không biết làm gì hoặc phải làm quá nhiều, nhất là việc làm dâu, chăm con.
Được hỏi về chuyện nghỉ Tết 9 ngày là chuyện vui hay là thấy lo lắng, Chị Nguyễn Tuyết Nhung (Cầu Giấy – Hà Nội) cho biết: “Tôi sợ nghỉ tết dài lắm, mặc dù còn gần 2 tháng nữa mới đến Tết nhưng bắt đầu lo sốt vó. Vì quanh năm đi làm, chỉ mong ngày Tết được nghỉ ngơi, đi chơi thì lại phải chăm con, cho con ăn, trông con vì trường cũng nghỉ Tết. Tết nào cũng về quê, ở quê lắm thủ tục đầu năm. Ăn uống với mâm cao, cỗ đầy, liên tục mấy ngày liền. Khổ nhất là các nàng dâu lại phải xắn tay vào bếp. Mà đâu có thế, bữa ăn nào cũng có rượu, ngồi chờ đợi hàng tiếng đồng hồ. Sau khi ăn xong, phụ nữ lại rửa vài ba chậu bát đũa buốt hết cả tay. Nghĩ đến cái cảnh ngày còn độc thân ở nhà mẹ đẻ mà tôi thèm khát vô cùng. Bây giờ, cứ Tết đến thì bận trăm công nghìn việc, làm gì có thời gian mà nghỉ ngơi, tụ tập bạn bè. Có khi muốn đi chơi với bạn bè tí còn khó, vì còn phải ở nhà chăm con, chăm nhà chồng. Nếu mà không hay không phải là bị phàn nàn ngay. Con nhỏ khổ nữa chứ sung sướng gì”.
Có rất nhiều bà mẹ cùng tâm lý với chị Nhung. Thông thường, Tết với những người có gia đình đôi khi đã thành ‘gánh nặng’, là ngày nghỉ mà không nghỉ, chứ không phải là niềm vui hay là tâm lý thích thú như ngày còn độc thân nữa.
Tết không chỉ là nỗi lo với những người có gia đình con cái mà còn là nỗi ám ảnh với những người ở độ tuổi lấy chồng mà vẫn chưa lấy được chồng. (ảnh minh họa)
Chị Tâm (Nhân viên ngân hàng, Bạch Mai) cho hay: “Bây giờ còn ai mong Tết tư gì nữa đâu. Có mong thì cùng lắm là trông mong cái tiền thưởng, chứ tính ra, Tết bảo được nghỉ nhưng nào được nghỉ ngơi ngày nào. Nếu mà nghỉ tầm 5 ngày thì vừa, cũng chỉ nên chơi hết mùng 4 rồi đi làm, chứ nghỉ tới tận mùng 7 thì dài quá. Tôi có con nhỏ, giờ chẳng ai trông, nên Tết từng ấy ngày thì từng ấy ngày con kè kè. Bây giờ đi làm, giao con cho thầy cô trông quen rồi, có khi mình còn không chăm sóc tốt bằng họ, nhất là giờ giấc sinh hoạt của con cái bị đảo lộn lại càng khó hơn. Thú thực là tôi sợ Tết lắm. Như là trách nhiệm ấy chứ có hứng thú gì đâu.”
Tết không chỉ là nỗi lo với những người có gia đình con cái mà còn là nỗi ám ảnh với những người ở độ tuổi lấy chồng mà vẫn chưa lấy được chồng. Vì với họ, ‘lớn’ thêm một tuổi nữa chỉ tổ khổ chứ chẳng sung sướng gì.
Video đang HOT
Chị Lê Thị Huyền (Hà Đông, Hà Nội) bày tỏ: “Tôi năm nay đã gần 30 tuổi, cứ đến Tết, sum họp gia đình là lại nói chuyện cưới xin. Nghĩ cũng buồn, chắc cái duyên cái số chưa đến. Năm nay nghỉ Tết dài, thời gian ở quê lâu hơn, bố mẹ lại tranh thủ xem mặt vài ba người thì tôi thấy mệt mỏi lắm. Chưa kể là bà con xóm làng, láng giềng cứ gặp là lại hỏi chuyện cưới xin, con cái, mà có ai hiểu được là chẳng thích nghe những câu như thế nữa. Cứ nghĩ tới chuyện lấy chồng là tôi lại sợ. Không phải là mình không muốn nhưng mà chưa tìm được người ưng ý thì đành vậy chứ cứ gây thêm áp lực làm gì để già nhanh hơn. Gái lớn chưa chồng về quê ăn Tết đúng là quá khổ tâm! Vì người ở quê đâu có như thành phố, chưa chồng là họ nghĩ ế ngay”.
Lịch nghỉ Tết âm lịch đã chính thức được chốt 9 ngày. Nhìn chung, trước thông tin đó, nhiều người mừng hơn là lo, vì với họ, một năm làm việc quá mệt mỏi, được nghỉ dài tí cũng là điều đương nhiên. (ảnh minh họa)
Đúng là, Tết nay không như Tết xưa. Ngày xưa, mỗi độ Tết đến xuân về, chợ Tết lại nô nức, người người kéo nhau đi sắm Tết. Nhiều nơi còn có cả các thủ tục giết lợn và các phong trào thể thao Tết này kia. Nói chung, đó là những ngày Tết đậm đà hương vị quê hương. Nhưng dần, con người ta bị cuốn vào cuộc sống, cuốn vào vòng xoáy công việc, kiếm tiền và cái Tết dần cũng mang tính thương mại hóa. Vả lại, con người cũng trưởng thành hơn, bộn bề lo toan gia đình, nhà cửa, không còn ai có tâm trí Tết nữa. Nó đúng là đã trở thành thủ tục hàng năm mà thôi.
Một chị đồng nghiệp ở cơ quan tôi, khi nhận được lịch nghỉ Tết 9 ngày, ai nấy đều xôn xao mừng rỡ vì được nghỉ ngơi dài dài, thế mà chị ấy thở dài, có vẻ ngao ngán sau khi xem lịch: “Trời ạ, nghỉ Tết 9 ngày thì chết à? Sao năm nay nghỉ nhiều thế nhỉ, ở nhà cũng chết. Công việc thì chồng chất, có phải nghỉ là nghỉ đâu. Nghỉ vẫn phải hoàn thành công việc để ra Tết còn bàn giao, nếu không làm thì có mà ra giêng ‘cong đuôi’. Đấy là chị ấy còn độc thân đó, chứ nếu người có gia đình thì chắc còn hoảng hơn.
Lịch nghỉ Tết âm lịch đã chính thức được chốt 9 ngày. Nhìn chung, trước thông tin đó, nhiều người mừng hơn là lo, vì với họ, một năm làm việc quá mệt mỏi, được nghỉ dài tí cũng là điều đương nhiên. Nhưng không ít những trường hợp lo lắng vì lịch nghỉ quá dài, nhỡ việc bận gia đình, có người còn lo chồng con thả ga, chơi bời nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.
Tuy vậy, dù là mặt trái hay mặt được thì kết quả cũng đều phụ thuộc vào bản thân mỗi người. Chơi và điều chỉnh sao cho phù hợp với bản thân đó mới là Tết lành mạnh.
Theo VNE
Nghỉ Tết 9 ngày, 'khổ nhục' vì nhà chồng?
Hôm nay, nghe xong cái tin chốt phương án nghỉ Tết 9 ngày, chị Ngọc cơ quan tôi thở hổn hà hổn hển: "Thôi chết tao rồi chúng mày ơi, nghỉ Tết 9 ngày ấy, phen này khổ nhục vì nhà chồng".
Hoảng quá, được nghỉ Tết những 9 ngày
Thói đời lắm cái lạ. Làm việc cả năm, ai cũng mong được nghỉ Tết dài dài để về quê ăn Tết cho vui vẻ, sum vầy nhưng lại có những người sợ nghỉ Tết như sợ cái gì đó ghê gớm lắm. Nhiều người còn biểu quyết, chỉ nên nghỉ Tết 2-3 ngày, cho qua ngày mùng 1-2 là được.
Thật ra, chuyện gì thì cũng có nguyên nhân của nó. Thú thực, chẳng ai đi làm mà không muốn được nghỉ ngơi. Nhưng quan trọng những ngày nghỉ đó mình sẽ làm gì, chơi gì, ăn gì, ở đâu. Đó mới là vấn đề. Chứ chưa chắc nghỉ đã được chơi, đã được nghỉ theo đúng nghĩa. Có những người, với họ, ngày nghỉ còn vất vả hơn ngày thường. Như trường hợp của bà chị cùng cơ quan tôi thì thấy rõ.
Hôm nay, nghe xong cái tin chốt phương án nghỉ Tết 9 ngày, chi Ngọc cơ quan tôi thở hổn hà hổn hển: "Thôi chết tao rồi chúng mày ơi, nghỉ Tết 9 ngày ấy, phen này khổ nhục vì nhà chồng". À thì ra chị sợ cái nhà chồng chứ chẳng phải chị không mong nghỉ. Nghe vậy còn có lý, chứ có ai không mong nghỉ nhiều mà vẫn có lương.
Con dâu sợ về nhà chồng
Chị ngồi cả sáng chỉ để than vãn cái sự &'khổ nhục' vì 9 ngày phải ở nhà chồng. Chị bảo, lấy chồng xa không phải năm nào cũng được về quê ăn Tết. Mà con dâu giờ phải ăn Tết ở nhà chồng. Khi lấy chồng, chị chỉ sự duy nhất điều này. Nhưng chẳng ngờ, về nhà chồng, chị còn gặp phải bà mẹ chồng tai quái, nghĩ mà sợ phát khiếp luôn. Mẹ chồng chị khó tính, soi mói, tính toán từng tí một. Hễ chị có đi chợ mua đồ quá tay thì y như rằng, chị bị cho là hoang phí, không biết nghĩ cho nhà chồng. Hễ chị có cãi, mà không hẳn là cãi, chỉ là lý luận thì lập tức cũng bị cho là láo toét, con dâu đâu mà cãi mẹ chồng sang sảng.
Thật ra, chuyện gì thì cũng có nguyên nhân của nó. Thú thực, chẳng ai đi làm mà không muốn được nghỉ ngơi. (ảnh minh họa)
Chị nghĩ tới cảnh dâu trưởng nhưng cứ về nhà chồng là phải lao vào làm lụng, rửa bát, sắp bữa, mà cỗ Tết thì có dễ làm đâu. Chị đau đầu mệt mỏi vì chuyện này mấy năm nay rồi. Và năm nào cũng như năm nào, cứ đến Tết là chị sợ.
Chị lo vợ chồng chị sẽ mâu thuẫn vì chuyện nhà chồng. Nhà chồng và nhà mẹ đẻ xa nhau, cứ Tết đến chị phải về nhà chồng ăn uống, rồi phải ở hết Tết mới được lên. Xin về nhà mẹ đẻ thì quá khó, có chăng cũng chỉ tranh thủ về trong ngày chúc Tết mà thôi. Nghĩ lại cảnh tượng ấy mà chị thấy hãi hùng.
Cỗ bàn dọn ra, chị dọn, bát đĩa ăn xong, chị rửa, tất tần tật từ liên hoan bạn bè của chồng, của nhà chồng đều một tay chị. Vì chị vốn là người không ở gần bố mẹ chồng nên được coi là nhàn hạ hơn, phải làm nhiều hơn các em ở nhà. Tính ra thì đúng là chị không ở nhà chồng thật vì hai vợ chồng lập nghiệp trên thành phố. Nhưng không ở mới khổ, về nhà chẳng được tự nhiên như nhà mình. Không ở thì hàng tháng chị cũng vẫn phải về cho đúng thủ tục đó thôi.
Mẹ chồng chị còn cấm không cho chị về nhà mẹ đẻ nhiều, vì sợ như thế cháu chắt sẽ bị quen ông bà ngoại, rồi lên không nghe lời nhà nội, lại sinh hư. Mẹ chồng chị thì lắm lý lẽ lắm, lắm thủ tục lắm, nhiều khi nghĩ mệt người. Người ta có được ngày nghỉ đúng nghĩa nhưng chị thì ngày nghỉ khố gấp trăm lần ngày thường.
Nghe chị nói đúng là cũng có lý. Gái lớn lấy chồng, có chồng rồi mọi thứ đam mê tắt hết, nhất là với gia đình nhà mình, giờ mình giống như là khách. (ảnh minh họa)
Đi lấy chồng, chị chỉ ước như ngày còn độc thân. Tối 30 sum vầy bên gia đình, cùng ăn bánh chưng, đón giao thừa. Rồi ngày mùng 1 ngủ nướng hoặc đậy đón khách tới nhà chúc Tết vì bố chị là con trưởng. Lại còn các ngày khác thì tha hồ bù khú, chơi bời bạn bè, cháu chắt, thích ăn lúc nào, thích ngủ lúc nào thì ngủ. Nghĩ lại là chị thấy thèm.
Nghe chị nói đúng là cũng có lý. Gái lớn lấy chồng, có chồng rồi mọi thứ đam mê tắt hết, nhất là với gia đình nhà mình, giờ mình giống như là khách. Nghĩ vậy tôi lại thoáng thấy sợ lấy chồng, sợ lại giống như chị, mỗi Tết lại nhớ mẹ rưng rưng.
Theo VNE
Quyết ngực to, bất chấp nguy hiểm Bơm ngực mang đến rất nhiều nguy cơ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, nhưng rất nhiều người phụ nữ vẫn bất chấp nguy hiểm đó hòng mong có ngực khủng. " Ngực to không lo chết đói", đó là "phương châm" của thời đại. "Sống chết gì em cũng phải có bộ ngực to, đẹp, hấp dẫn anh ạ, không làm...