Chị em ngứa muốn phát điên, không dám mặc áo sát nách vì căn bệnh cực kỳ khó chịu dễ gặp vào mùa hè
Theo khuyến cáo của chuyên gia, trong những ngày hè nắng nóng, mồ hôi ra nhiêu nhưng vệ sinh không sạch sẽ tao điêu kiên cho nâm phat triên.
Thời gian gần đây, chị Nguyễn Phương Thúy (32 tuổi) mất ăn mất ngủ, vì thường xuyên bị ngứa vùng nách và bẹn. Khi bị ngứa, chị Thúy tự ra hiệu thuốc mua thuốc về điều trị. Sau khi bôi thuôc, chi Thuy vân bi ngưa khiến cho ban thân không dám mặc áo sát nách và quần sóoc ngắn. Chị Thúy tâm sự chưa bao giờ nghe đến bệnh nấm nách và bẹn.
Chị Hà Thúy Lan (Xuân Đỉnh, Hà Nội) bị ngứa ở vùng dưới da ngực. Do bị ngứa ở vùng tế nhị nên chị Lan đã phải đi khám sớm. Sau khi điều tra tiền sử, bác sĩ đã xác định nguyên nhân ngứa của chị Lan là do nhiễm nấm vì mặc áo ngực chật ẩm ướt. Chị Lan thường tranh thủ buổi trưa để đi tập nhảy. Sau khi tâp, ao ướt nhưng chị không thay nên là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển và gây bệnh.
Theo Ths.BS Đỗ Xuân Khoát, Nguyên Trưởng khoa Da liễu – Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện 198, bệnh nấm nách, nấm bẹn la bệnh gặp trong mùa hè. Nguyên nhân do thời tiết nóng ẩm, mồ hôi tiết tạo ra môi trường ẩm ướt để nấm phát triển.
Trong thời gian làm việc, bác sĩ Khoát đã gặp rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị nấm bẹn mà không hay biết. Bệnh nhân hầu hết thường tự mua thuốc về điều trị tại nhà, khi bệnh quá nặng mới tìm tới bác sĩ. Có những trường hợp bị nấm bẹn và vùng nách gây ngứa nhiều quá, khi vào viện đã có bội nhiễm thi điều trị sẽ khó khăn hơn.
Video đang HOT
Bệnh dễ gặp trong mùa hè nắng nóng
Nấm nách, nấm bẹn hay còn gọi là nấm da đùi là loại nấm phát triển ở vùng da có nếp gấp (vùng háng, đùi, nách, bẹn, bìu, dưới ngực…). Đây là vùng da thường xuyên bị cọ xát, ẩm ướt vì mồ hôi, quần áo mặc chât hoặc bẩn. Khi bị nhiễm nấm, các vùng da trên sẽ nổi những đám da thành các vòng màu hồng đỏ và rất ngứa. Da bị nhiễm có biểu hiện dạng vảy, mụn nước.
Tổn thương do nấm sẽ tạo thành các mảng có bờ viền, vảy, mụn nước nhỏ lấm tấm xung quanh bờ viền. Triệu chứng rõ ràng nhất khi nhiễm nấm bẹn là bệnh nhân thường rất ngứa.
“Trong những ngày hè nóng nưc, mồ hôi ra nhiều cần phải đề phòng nấm bẹn bằng cách thường xuyên tắm rửa hàng ngày, lau khô vùng bẹn và nách để vi khuẩn, nấm không có môi trường thuận lợi phát triển. Dùng sữa tắm có thể diệt nấm, nấm không còn đất sống để bám vào da, giữ cho vùng bị nấm tránh tiếp xúc với không khí càng nhiều càng tốt, nên tránh mặc đồ quá chật, gây cọ xát làm tình trạng nặng thêm”, bác sĩ Khoát nói.
Theo bác sĩ Khoát, nấm bẹn có thể lây ra các vùng da khác qua vết thương hở như: gãi, cào… Ngoài đề phòng với căn bệnh nấm bẹn, chuyên gia cũng lưu ý trong những ngày hè thường xuyên có mưa lớn lũ lụt cần lưu ý đến nguy cơ nấm kẽ chân (nước ăn chân, tay) do lội nước bẩn.
“Nấm kẽ còn dễ mắc ở người thường xuyên đi giày cả ngày mồ hôi ra tạo điều kiện cho nấm phát triển. Người bị nhiễm nấm kẽ chân sẽ có triệu chứng bị ngứa các kẽ chân và chân có mùi rất hôi, có những trường hợp bị nấm chân không điều trị va để lâu ngày khiên da chân mục bong ra từng mảng”, bác sĩ Khoát khuyến cáo.
Ngọc Minh
Theo emdep.vn
Đắk Lắk: Tràn lan tình trạng bán thuốc không theo đơn
Theo Sở Y tế Đắk Lắk tình trạng các nhà thuốc bán thuốc không theo đơn diễn nhiều trên địa bàn tỉnh do nhiều nguyên nhân trong đó có việc người dân muốn mua thuốc nhanh chóng, không muốn phiền hà, tốn kém khi đi khám để có đơn thuốc.
Sở Y tế Đắk Lắk, vừa có phản hồi về việc các nhà thuốc trên địa bàn bán thuốc tràn lan không theo đơn của bác sĩ. Cụ thể, Sở đã có nhiều văn bản chỉ đạo các cơ sở, đơn vị về bán thuốc kê đơn, thậm chí hành vi bán lẻ thuốc không có đơn còn là hành vi bị nghiêm cấm, nhưng việc chấp hành và thực hiện của các cơ sở bán lẻ thuốc chưa nghiêm.
Người dân có thể dễ dàng mua thuốc không cần đơn (ảnh minh họa)
Nguyên nhân của việc bán thuốc kê đơn không có đơn tràn lan do chủ tiệm thuốc muốn tối đa hóa doanh thu, còn khách hàng không có thói quen khám bệnh, sự phiền hà, tốn kém khi đi khám để có đơn thuốc; nhận thức người dân còn hạn chế. Đồng thời, việc hậu kiểm trong quản lý còn yếu, nhiều hạn chế khi số lượng các cơ sở bán lẻ thuốc quá lớn trên địa bàn trong khi nhân lực của cơ quan quản lý hạn chế đã gây không ít khó khăn cho công tác quản lý đối với hoạt động hành nghề dược.
Theo Sở Y tế chế tài xử lý đối với hành vi bán thuốc phải kê đơn mà không có đơn thuốc chưa đủ sức răn đe cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này tràn lan.
Trong năm 2017, Thanh tra Sở y tế đã thực hiện thanh tra kiểm tra 629 cơ sở về nội dung kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn. Trong đó, phát hiện 36 cơ sở vi phạm và xử phạt gần 60 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2018, có 3 cơ sở vi phạm điều kiện kinh doanh thuốc và thực phẩm chức năng, xử phạt hành chính trên 18 triệu đồng.
Để hạn chế tình trạng kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn, Sở Y tế Đắk Lắk đã ban hành Kế hoạch thực hiện đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn giai đoạn 2018 - 2020. Đưa ra các mục tiêu tuân thủ việc thực hiện đúng quy định của pháp luật về kê đơn thuốc điều trị ngoại trú; Thực hiện bán thuốc kháng sinh phải có đơn, đến năm 2020: 100% nhà thuốc, quầy thuốc bán thuốc kháng sinh phải có đơn thuốc.
Trong thời gian tới, Sở Y tế sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn đảm bảo đạt các mục tiêu mà Kế hoạch đề ra và đảm bảo các cơ sở bán lẻ thuốc thực hiện nghiêm quy định bán thuốc kê đơn nhất là các loại thuốc kháng sinh.
Thúy Diễm
Theo Dân trí
Làm sao hết mùi hôi nách? Em tắm kỹ, xịt khử mùi và không làm việc nặng nhưng "cánh gà" vẫn thoang thoảng mùi hôi. Em phải làm sao thưa bác sĩ? (Hoàng) Ảnh minh họa Khi tập gym, em đổ mồ hôi nhiều khiến mùi càng nặng hơn. Em rất khổ tâm. Em nghe nói người ăn rau nhiều thì người thơm mùi rau. Người ăn nhiều thịt...