Chị em mút chỉ thêu tranh Trung Quốc: Nhà khoa học lo “sốt vó”
Chưa có bất cứ đơn vị nhập khẩu mặt hàng tranh thêu chữ thập nào có chứng nhận kiểm nghiệm chứng minh đạt tiêu chuẩn.
Điều này có thể gây mất an toàn cho người tiêu dùng. Bởi khi thêu, người sử dụng tiếp xúc với vải, chỉ thêu rất lâu. Thậm chí có những người còn mút, vuốt chỉ thêu để xâu kim, hay sử dụng tranh thêu vào các đồ dùng gia đình như gối, chăn, khăn…
Cơ quan chức năng đang thả lỏng?
Tranh thêu chữ thập đang trở thành cơn sốt của nhiều chị em ở mọi lứa tuổi. Tại nhà, văn phòng làm việc, nơi bán hàng, chợ… chúng ta đều có thể nghe nói và bắt gặp hình ảnh các bà, các chị cần mẫn ngồi thêu tranh.
Tại các cửa hàng bán tranh thêu chữ thập trên đường Kim Ngưu hay Đại La ( Hà Nội), chúng tôi chứng kiến hàng trăm mẫu bức tranh khác nhau được bày bán. Người bán hàng cho biết, tranh thêu chữ thập chủ yếu được nhập từ Trung Quốc. Đi kèm với tranh là các bảng chỉ thêu màu sắc đa dạng, tùy vào cách bố trí màu sắc mà bức tranh sẽ có số chỉ màu phù hợp. Các bức tranh dao động từ vài chục nghìn đồng đến hàng trăm nghìn, tùy vào kích cỡ của mỗi bức.
Theo quan sát, tất cả bao bì và chú thích trong hàng trăm bức tranh thêu chữ thập đều sử dụng toàn tiếng Trung mà không có bất cứ thông tin tiếng Việt nào. Bên cạnh đó, các bức tranh này cũng không có khuyến cáo, hướng dẫn hay kiểm định chất lượng của cơ quan chức năng Việt Nam.
Video đang HOT
Tranh thêu chữ thập đang trở thành thú vui mới của các chị em.
Chị Nguyễn Thị Mai (Tôn Đức Thắng, Hà Nội) chia sẻ, cơ quan chị có rất nhiều chị em thêu tranh chữ thập. Mọi người tranh thủ thêu vào giờ nghỉ trưa, khi về nhà dạy con học, ở đâu các chị cũng bàn tán về chủ đề tranh thêu, chỉ thêu, màu, ý nghĩa bức tranh… Tuy nhiên, chị Mai cũng bày tỏ, mặc dù môn nữ công này đang trở thành thú vui, sở thích của nhiều người, nhưng tới nay vẫn chưa có bất kỳ khuyến cáo nào của cơ quan chức năng về chất lượng sản phẩm có nguồn gốc Trung Quốc này.
Theo ThS Trần Thị Thu Dung- Giám đốc Trung tâm thí nghiệm dệt-may (Viện Dệt-May), các amin thơm gây ung thư có thể giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo là các chất bị cấm có trong vải. Còn formandehyde cũng được xem là chất có nguy cơ gây ung thư, dị ứng cho người sử dụng. Cả hai chất này đều được Bộ Công Thương quy định là phải kiểm tra đối với các mặt hàng dệt-may theo thông tư số 32/ 2009/TT – BCT. Theo đó, các sản phẩm dệt-may được sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh trên thị trường Việt Nam đều phải thực hiện việc kiểm tra chất lượng trước khi lưu thông trên thị trường.
Tuy nhiên, bà Dung cũng nhấn mạnh, hiện chưa có bất cứ đơn vị nào nhập khẩu mặt hàng tranh thêu chữ thập có chứng nhận kiểm nghiệm chứng minh đạt tiêu chuẩn các chỉ tiêu trên. Điều này có thể gây mất an toàn cho người tiêu dùng. Bởi khi thêu, người sử dụng tiếp xúc với vải, chỉ thêu rất lâu. Thậm chí có những người còn mút, vuốt chỉ thêu để xâu kim, hay sử dụng tranh thêu vào các đồ dùng gia đình như gối, chăn, khăn…
Một câu hỏi được người dân đặt ra, phải chăng mặt hàng tranh thêu đang bị thả nổi trên thị trường Việt Nam? Nguy cơ mất an toàn cho sức khỏe người dân đang bị xem nhẹ? Câu trả lời đến nay vẫn còn bỏ ngỏ vì chưa có bất kỳ thông tin nào từ các cơ quan chức năng cho thấy mặt hàng này là hàng nhập lậu hay có chứa chất độc hại hay không (?!).
Nhà khoa học lo “sốt vó”
Kỹ sư Trương Phi Nam – Trưởng phòng nghiên cứu, thí nghiệm mẫu nhuộm Việt Dệt-May – cho hay, hiện có 22 chất amin thơm có thể giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo được cho là có khả năng gây ung đến người tiêu dùng. Trong đó, có 5-6 chất được chứng minh gây ung thư. Các chất này hiện nay đã bị cấm.
Tuy nhiên, theo chuyên gia này, cấm là động thái nhưng cũng không loại trừ các nhà sản xuất cạnh tranh không lành mạnh nên vẫn dùng vì giá rẻ. Đặc biệt là khi các mặt hàng được nhập khẩu không chính thức, cơ sở nhuộm không đảm bảo. Đáng lo là nguy cơ các cơ sở nhuộm bỏ qua các công đoạn của quá trình làm sạch thuốc gây nguy hại đến người tiêu dùng.
Quy định của Bộ Công Thương nêu rõ, hiện nay hàm lượng trong các đồ dệt-may không được vượt quá 30ppm tức 30mg/kg. Còn formandehyde trên sản phẩm dệt-may tiếp xúc trực tiếp với da không được vượt quá 75ppm- tức 75mg/kg.
Trước sự ưa chuộng tranh thêu chữ thập của người tiêu dùng nhưng chưa có cảnh báo nào của các cơ quan chức năng, và sự lo lắng của nghề nghiệp nên Trung tâm thí nghiệm dệt-may (Viện Dệt-May) đã thử nghiệm một mẫu tranh thêu được mua ngẫu nhiên ngoài chợ. Chỉ tiêu kiểm nghiệm là tìm hàm lượng chất formandehyde và các amin thơm gây ung thư có thể giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo trên vải, chỉ thêu. Kết quả cho thấy, hàm lượng formandehyde không vượt quá tiêu chuẩn cho phép; đồng thời, không tìm thấy các các amin thơm gây ung thư có thể giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo trên màu vải và chỉ.
Tuy nhiên, ThS Trần Thị Thu Dung cho biết: “Đối với một mẫu kiểm nghiệm của trung tâm chỉ mang tính chất thử nên không đánh giá được toàn bộ chất lượng mặt hàng này. Trên thực tế có rất nhiều hãng, cơ sở sản xuất khác nhau. Mỗi nơi sẽ sử dụng hóa chất nhuộm, chất liệu vải và mỗi một bức tranh có thể có hơn 50 màu chỉ khác nhau. Vì thế, chưa thể xác định sản phẩm đó có an toàn hay không. Cách duy nhất để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng là các cơ quan chức năng cần kiểm tra kỹ mặt hàng này từ khâu nhập khẩu đến phân phối. Đồng thời, các đơn vị cũng tuân thủ quy định của Nhà nước thông qua thông tư 32 của Bộ Công Thương, tức phải kiểm tra chất formandehyde và các amin thơm từ thuốc nhuộm azo”- ThS Thu Dung nhấn mạnh.
Theo các chuyên gia, hiện người tiêu dùng khó có thể biết được sản phẩm nào an toàn. Do vậy, mọi người nên tránh vuốt, mút chỉ khi thêu, sau khi thêu nên rửa tay bằng xàphòng, tránh dùng tranh thêu cho các sản phẩm tiếp xúc với bề mặt da…
Theo vietbao
Vụ sữa dê Danlait: Mạnh Cầm chồng chất sai phạm
Lãnh đạo Bộ Công thương khẳng định, công ty trách nhiệm hữu hạn Mạnh Cầm - đơn vị nhập khẩu và phân phối độc quyền sản phẩm sữa dê Danlait (Pháp) tạiViệt Nam, đã mắc phải nhiều sai phạm.
Trong cuộc họp báo thường kỳ tháng 3 của Bộ Công thương, ông Đỗ Thanh Lam, Phó Cục trưởng Cục quản lý thị trường, Bộ Công thương đã khẳng định Công ty trách nhiệm hữu hạn Mạnh Cầm, đơn vị nhập khẩu và phân phối độc quyền sản phẩm sữa dê Danlait tại Việt Nam, đã mắc phải nhiều sai phạm.
Sai phạm thứ nhất của công ty Mạnh Cầm được ông Lam chỉ ra là vi phạm về giấy chứng nhận hàng hóa. Ông Lam cho biết Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm cấp một giấy phép cho công ty này nhưng đấy là giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm cho sản phẩm "thực phẩm bổ sung: Sữa dê Danlait dành cho trẻ" từ bao nhiêu tới bao nhiêu tháng tuổi.
Thế nhưng trong nhãn phụ bằng tiếng Việt đính kèm các hộp sữa, công ty này không ghi cụm từ "thực phẩm bổ sung" trước tên sản phẩm, mà chỉ ghi "sữa dê". Ông Lam khẳng định điều này không đúng theo Nghị định 89 của chính phủ.
Sai phạm thứ hai công ty Mạnh Cầm mắc phải chính là trong khi nhãn gốc của hàng hóa này là "sữa trẻ em có nguồn gốc từ sữa dê Danlait" thì công ty này chỉ ghi "sữa dê Danlait". "Cụm từ "nguồn gốc từ sữa dê Danlaint" có phần bớt đi. Ông Lam nhận xét việc làm như vậy không minh bạch, rõ ràng, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
Về vi phạm thứ ba của công ty này, ông Lam nói, Chính phủ quy định về việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ, tại điều 8 quy định, đơn vị kinh doanh bắt buộc phải ghi: "Sữa mẹ là sữa tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Các yếu tố chống nhiễm khuẩn, đặc biệt là kháng thể chỉ có trong sữa mẹ có tác dụng giúp trẻ phòng, chống bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số bệnh nhiễm khuẩn khác".
Bên cạnh đó ghi chú "Chỉ sử dụng sản phẩm này theo chỉ dẫn của bác sĩ. Pha chế theo đúng hướng dẫn. Cho trẻ ăn bằng cốc, thìa hợp vệ sinh" là bắt buộc.
Nhưng "sữa dê" Danlait của công ty Mạnh Cầm lại không có những ghi chú kể trên. Đặc biệt, dòng "Chỉ sử dụng sản phẩm này theo chỉ dẫn của bác sĩ" không ghi. Ông Lam cho rằng đó là điều rất dễ gây nhầm lẫn.
Vi phạm thứ tư mà Công ty Mạnh Cầm mắc phải đó là chưa thực hiện việc kê khai và niêm yết giá. Ông Lam khẳng định nếu đây là sữa thì công ty này đã vi phạm.
Ông Lam cho biết đây là vấn dề liên quan tới thuế nhập khẩu. Thuế sữa nhập khẩu chỉ là 10% nhưng nếu là thực phẩm chức năng, sản phẩm sẽ bị áp thuế 15%.
"Nếu không hiểu đúng giữa sữa và thực phẩm chức năng sẽ ảnh hưởng đến nộp thuế Nhà nước", ông Lam cho hay.
Ông cũng đưa ra ví dụ: Khi khai tờ khai hải quan, nếu áp dụng đúng, phải nộp thêm 32 triệu đồng. Nguyên nhân chính là tên gọi của các cơ quan, doanh nghiệp khác nhau.
Bộ Công Thương đã mời Tổng cục Hải quan, Cục An toàn thực phẩm họp trong tuần này và sẽ trả lời chính thức kết quả giám định sữa của Công ty Mạnh Cầm.
Được biết, sáng thứ Sáu(5/4) Bộ Công thương sẽ trả lời chính thức về vấn đề này.
Theo vietbao
Xử lý các mặt hàng "té nước theo giá xăng" Bộ Tài chính vừa có văn bản yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp tự ý tăng giá, đối với mặt hàng không chịu tác động trực tiếp của việc điều chỉnh giá xăng dầu. Ngay sau khi giá xăng chính thức được điều chỉnh tăng, để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo...