Chị em đừng chủ quan khi bị hôi miệng lâu ngày không khỏi
Hôi miệng lâu ngày không khỏi có phải chỉ ảnh hưởng đến tự tin trong giao tiếp? Chị em đừng chủ quan vì hôi miệng còn là tín hiệu bệnh tật.
Hôi miệng lâu ngày không khỏi coi chừng bệnh tật ghé thăm
Vệ sinh khoang miệng không đúng cách hoặc bệnh răng miệng
Đầu tiên, một trong những nguyên nhân gây hôi miệng chính là vấn đề vệ sinh răng miệng hằng ngày chưa thỏa đáng. Điển hình như thói quen không thích đánh răng súc miệng hoặc xỉa răng vô tội vạ. Ngoài ra, các chứng viêm nha chu, sâu răng v.v… cũng có thể gây hôi miệng.
Hành vi này lâu ngày khiến cho tàn dư thức ăn còn bám lại trong khoang miệng bắt đầu thối rửa và lên men, sản sinh ra mùi hôi khó ngửi. Đánh răng cũng cần có nguyên tắc mới đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Chị em nên chọn bàn chải có lông mềm và đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, chú ý làm sạch những vị trí kẽ răng và sâu bên trong hai bên má.
Thường xuyên ăn những thực phẩm nặng mùi
Hôi miệng lâu ngày không khỏi đôi khi còn do bạn sở thích ăn uống của bạn. Thường xuyên ăn thực phẩm có mùi vị “đậm” lâu ngày cũng gây nặng mùi trong khoang miệng. Một số thực vật phổ biến trong bữa ăn như tỏi, hành v.v… nên sử dụng hợp lý và vừa đủ, không nên lạm dụng quá nhiều để cải thiện chứng hôi miệng.
Các vấn đề về dạ dày cũng rất dễ gây triệu chứng hôi miệng, nhất là bệnh mãn tính. Khi thức ăn đi vào dạ dày nhưng không được tiêu hóa, hấp thu tốt sẽ “ứ đọng” lại, lâu ngày khiến vi khuẩn sinh sôi và gây ra mùi cơ thể khó ngửi.
Nếu bạn bị hôi miệng mang theo mùi hơi chua rất có thể là do đau dạ dày, chướng khí, tiêu hóa kém gây ra. Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra nguồn gốc cụ thể và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Bệnh tiểu đường
Theo thống kê lâm sàng, người bị tiểu đường cũng thường kèm theo chứng hôi miệng, đặc biệt có mùi hôi như táo thối. Nguyên nhân chủ yếu là do khi thành phần lipit phân giải sẽ sinh ra thể xeton, các phân tử này có mùi hôi đặc trưng nên cũng khiến cho bệnh nhân bị hôi miệng.
Video đang HOT
Bệnh gan
Một số trường hợp mắc bệnh gan nặng cũng gây hôi miệng lâu ngày không khỏi, điển hình như chứng suy giảm chức năng gan thường gặp. Suy gan làm cho nồng độ amoniac trong máu tăng cao nên kéo theo sự xuất hiện mùi hôi thoát ra từ cơ thể.
Bệnh phổi
Phổi là hệ thống hô hấp dễ mắc bệnh tật, ảnh hưởng đến cả mùi trong khoang miệng. Mùi tanh hôi này là do khi phổi bị bệnh, niêm mạc phổi lưu lại quá nhiều dịch nhầy, có hiện tượng “trào ngược” lên khoang miệng.
Ăn uống gì để giảm hôi miệng?
Sữa bò
Hiệu quả cải thiện chứng hôi miệng của sữa bò được chứng minh là rất tốt. Đặc biệt trong trường hợp bạn vừa ăn thực phẩm nặng mùi thì có thể uống một ly sữa ấm để loại bỏ mùi hôi trong khoang miệng.
Chanh
Vị chua của quả chanh không những có thể giảm bớt mùi hôi trong miệng mà còn có tác dụng diệt khuẩn hiệu quả, góp phần làm sạch các thức ăn thừa trong kẽ răng, ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn. Chị em có thể cắt vài lát chanh tươi cho vào bình nước nóng, thêm ít muối hột nữa để uống hoặc súc miệng.
Nước mía
Theo Đông y, mía có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, hạ khí, bổ phổi, làm dịu dạ dày v.v… Ngoài ra, mía ăn trực tiếp còn giúp làm sạch răng và khoang miệng hiệu quả, giúp chị em có thể giảm được mùi hôi và còn hỗ trợ cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, người bị tiểu đường nên hạn chế.
Sữa chua
Nếu bạn bị hôi miệng lâu ngày không khỏi có thể bổ sung sữa chua trong bữa ăn hằng ngày. Nghiên cứu cho thấy, mỗi ngày dùng sữa chua có thể giảm hàm lượng Hyđro sunfua trong khoang miệng, ức chế mùi hôi.
Ngoài ra, sữa chua cũng là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa nhưng tốt nhất vẫn là loại sữa chua không đường. Chị em ăn sữa chua còn tăng cường sức đề kháng và kiểm soát cân nặng tốt hơn.
Không phân biệt nam nữ, ngủ dậy thấy miệng đắng và nặng mùi thì có thể tiềm ẩn 4 bệnh nguy hiểm
4 loại bệnh nguy hiểm này có thể đang tìm đến nếu bạn gặp phải tình trạng khô, đắng miệng và nặng mùi sau khi ngủ dậy.
Buổi sáng thức dậy, một số người thường gặp phải tình trạng miệng khô khốc, lại có cảm giác hơi đắng và có mùi hôi khó chịu. Lúc này, nhiều người chỉ nghĩ đơn giản là uống nước rồi đánh răng xong là sẽ giải quyết hết nên cũng chẳng nghĩ ngợi gì thêm. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu của 4 loại bệnh mang lại các nguy hiểm tiềm tàng mà bất kể nam hay nữ cũng để có thể gặp phải, không nên bỏ qua.
1. Bệnh dạ dày
Hôi miệng do các vấn đề về đường tiêu hóa, nếu lâu ngày không can thiệp có thể gây ra tình trạng hôi miệng cứng đầu, nguyên nhân có liên quan đến việc dạ dày bị vi khuẩn Helicobacter pylori nhiễm khuẩn liên tục.
Số liệu liên quan cho thấy 40% người bị hôi miệng có vấn đề về đường tiêu hóa, nguyên nhân là do đường tiêu hóa không khỏe mạnh, quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn sẽ bị ảnh hưởng, một khi thức ăn đọng lại lâu trong dạ dày sẽ khiến miệng có mùi hôi.
Để phòng tránh các bệnh về dạ dày, trước hết phải diệt được vi khuẩn Helicobacter pylori:
- Chú ý vệ sinh răng miệng.
- Tăng cường ăn uống khoa học, vận động nhiều hơn để nâng cao miễn dịch.
2. Nóng trong
Các triệu chứng của nóng trong thường bao gồm chóng mặt, đỏ bừng, đỏ mắt, đau miệng, khó chịu, cáu kỉnh và ngủ không ngon giấc.
Điều này thường do sinh hoạt thất thường, suy nhược vì thức khuya, ăn nhiều dầu mỡ, gia vị, thậm chí căng thẳng có thể gây hại cho gan và tăng gánh nặng cho gan.
Hai điều phải được tuân thủ trong việc chống lại nóng trong:
- Uống nhiều nước.
- Ngủ đủ giấc.
3. Tắc ruột
Ruột là bộ phận quan trọng để cơ thể con người đào thải các chất độc và chất thải ra ngoài, một khi ruột bị tắc nghẽn thì các chất cặn bã thức ăn sẽ không thể thải ra ngoài một cách bình thường và những chất thải tích tụ trong ruột sẽ được cơ thể hấp thụ nhiều lần.
Do đó, khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ bị giảm sút, sinh ra hơi thở có mùi hôi và nhiều loại bệnh khác nhau, sức khỏe của con người sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
Để giữ cho đường ruột của bạn khỏe mạnh, hãy chú ý bổ sung hai thứ:
- Bổ sung chất xơ trong thực phẩm.
- Bổ sung men vi sinh.
4. Bệnh răng miệng
Theo thống kê, 80-90% trường hợp hôi miệng là do các bệnh lý răng miệng. Đó là do sâu răng, chân răng còn sót lại, viêm nướu, viêm nha chu và các bệnh niêm mạc miệng trong khoang miệng không được điều trị đều có thể gây hôi miệng.
Để phòng tránh các bệnh răng miệng, chúng ta phải thực hiện hai việc:
- Loại bỏ cặn thức ăn kịp thời.
- Ăn ít thức ăn gây kích thích.
Dấu hiệu nhận biết 5 cơ quan nội tạng bị "bẩn": Hãy thử đối chiếu xem cơ thể bạn có sạch không? Theo bác sĩ chuyên khoa khám bệnh và xét nghiệm, đây là những dấu hiệu bên ngoài cảnh báo các cơ quan bên trong đang bị bẩn. Bạn cần biết sớm để điều chỉnh kịp thời. Theo bác sĩ Nghiêm Phục, Bác sĩ trưởng khoa Khám bệnh, bệnh viện Trung y tỉnh Quảng Đông (TQ), Không giống như các bộ phận bên ngoài,...