Chị em công sở bỏ tiền triệu để trốn làm osin ngày Tết
“Cỗ Tết nhà mình đủ món rồi: Măng ninh, nem rán, giò gà, tôm chiên… Đúng 30 họ mang đến tận nhà, khỏe re”, chị Thảo khoe.
Chị Thảo ( Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, những năm trước, vợ chồng chị ở chung với bố mẹ nên Tết hầu như không phải sắm gì, chỉ cần gửi tiền rồi ông bà lo. Năm nay ra ở riêng, chị Thảo cũng đã chuẩn bị đủ các món dù chưa ra tới chợ hay siêu thị: “Gà cúng, giò đã nhờ mẹ chồng đặt hộ hàng quen. Các món ngon thì tới 30 Tết sẽ có người giao đến tận nhà”, chị Thảo nói.
Chị cho biết mình chỉ mua vài món đơn giản cả nhà thích ăn, đã nấu sẵn. Chẳng hạn một bát canh măng sườn móng giò có giá 70.000 đồng thì phần cái sẽ được hầm kỹ để riêng một hộp, nước dùng để riêng, kèm thêm rau thơm. Nem tôm thịt mỗi hộp 10 chiếc giá 150.000 đồng/hộp, đã gói và rán sơ sẵn, đến bữa chỉ việc rán giòn lại… “Họ có sẵn thực đơn trên Facebook, mình chỉ cần lướt xem, đặt món, ghi địa chỉ và hẹn ngày giờ nhận là xong” chị nói.
Bản thân chị không muốn mất thời gian vào việc nấu nướng, bày vẽ ăn uống vì cho rằng Tết là thời gian gia đình ở bên nhau nghỉ ngơi, vui chơi. Chị cho rằng, việc đặt sẵn món Tết không chỉ giúp mình rảnh rang mà cả nhà còn được ăn ngon mà không quá tốn kém. “Mình mua nguyên liệu có khi thừa cái nọ thiếu cái kia mà lại không được ngon. Tính ra đặt trước món Tết cũng không hề đắt, chỉ mất vài triệu là đủ hết cho vài ngày”, chị Thảo nói.
Mâm cỗ Tết của một gia đình ở Nam Định. Ảnh: TM.
Video đang HOT
Những năm trước, cứ tới dịp cuối năm là chị Thanh (Tây Hồ, Hà Nội) lại vội cuống vì vừa lo việc cơ quan vừa chuẩn bị dần cho bữa cỗ tất niên ở nhà mình. “Chồng tôi là con trai trưởng nên trước Tết cũng phải có bữa này. Hôm trước nghỉ làm là hôm sau tôi thường mất cả ngày vừa đi chợ mua đồ, vừa chuẩn bị nấu rồi dọn dẹp, mệt phờ”, chị kể.
Năm nay, chị Thanh giải phóng bản thân và tiết kiệm thời gian bằng cách đặt cỗ. Được đồng nghiệp giới thiệu nơi uy tín, chị chỉ mất chưa đầy nửa tiếng cả xem thực đơn và gọi điện đặt 3 nồi lẩu cùng 4 món khác cho mỗi mâm. “Đến giờ hẹn đúng ngày 29 là họ sẽ mang đồ ăn tới cho nóng sốt, kèm cả bát, đũa, cốc, chén. Mình chỉ chuẩn bị một ít đồ uống, trái cây là xong. Mỗi mâm chưa đến 900 nghìn đồng, đắt hơn chút so với mình tự làm nhưng khỏe, nhàn hơn bao nhiêu, thấy Tết nhẹ nhàng, vui vẻ hơn”, chị Thanh kể.
Ban đầu, anh xã không tán thành vì nghĩ dịp gặp mặt phải tự làm cỗ thì mới vui và ý nghĩa nhưng khi vợ nói bị đau lưng, nếu không đặt cỗ thì chồng phải lo tất, anh mới đồng ý. “Khoái nhất là ăn xong họ sẽ mang bát đũa về rửa, mình chỉ cần thu dọn qua là xong”, chị Thanh kể.
Được đà xông lên, Tết này, thay vì tự làm các món cả nhà thích, chị cũng đặt sẵn bò kho, tôm chiên, chân gà sả ớt… để Tết có nhiều thời gian vui chơi hơn. “Ra ngay siêu thị cạnh nhà, đặt sẵn các món rồi chỉ cần giao một nửa tiền, sát Tết có người mang tới tận nhà”, chị Thanh kể.
Nhiều chị em công sở chỉ mất khoảng vài chục phút đặt đồ ăn qua mạng là có đủ các món ngon cho Tết. Ảnh: V.A.
Sát Tết mới được nghỉ, bận rộn con nhỏ, muốn có nhiều thời gian nghỉ ngơi… là lý do khiến vài năm trở lại đây, các gia đình chuộng đặt cỗ hay các món ăn sẵn.
Chị Hồ Thanh Mai, một người cung cấp dịch vụ bán món ăn ngày Tết qua mạng cho biết, 90% khách hàng của cơ sở mình là dân công sở. “Họ đều là người bận rộn và tiếp xúc nhiều với mạng nên rất thuận tiện đặt hàng”, chị nói.
Mặt hàng đắt khách nhất là bánh chưng lá cẩm tím, bánh chưng lá dứa, sau đó là các món bắp bò, tai heo ngâm giấm… Không ít nhà đặt trọn gói đủ hết các món, từ món ăn vặt với mâm cỗ tất niên. “Chỗ tôi chỉ dám nhận các đơn tới hôm nay là chốt vì sợ không đáp ứng hết. Đa số các món đều giao vào 30 Tết”, chị Mai cho biết.
Chị Thanh Trà, chủ một cơ sở nấu ăn tại (Khương Đình, Hà Nội) cho biết, mấy ngày nay chị và các nhân viên hầu như luôn phải làm tới khuya để đáp ứng các yêu cầu đặt đồ ăn vào dịp cúng ông Công ông Táo và chuẩn bị cho các món ngày Tết. Chị Trà cho hay, khác với các năm trước, khách thường chỉ đặt những đồ ăn sẵn như giò, chả, thịt đông… năm nay, các món đã sơ chế chỉ mất vài phút nấu trước khi ăn như tôm, cá, bò… được nhiều người chọn.
Chủ một cơ sở nấu đồ chay tại quận 7, TP HCM cho hay, đơn vị này cũng nhận được nhiều đơn đặt hàng các món cúng cho dịp Tết và hầu hết đều giao vào ngày 29-30. Chỉ trong vòng từ cuối tuần trước đến nay, mỗi ngày, cơ sở tiếp nhận yêu cầu đặt cỗ chay từ 70 đến 80 khách. “Chúng tôi cũng chỉ nhận đặt hàng tới hôm 23 tháng chạp thôi rồi làm dần mới kịp giao hết đúng sát Tết được”, vị này cho biết. Theo chị Trà, hầu hết các món ăn này không bị tăng giá nhiều do khách hàng đều đặt từ cách đó cả chục ngày. Mâm cỗ Tết tùy theo món mà giá có thể dao động từ vài trăm tới vài triệu đồng.
Theo Vương Linh (VnExpress)
Cận Tết Nguyên đán 2018 miền Bắc mưa rét
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, khoảng giữa tháng 2/2018 (tức 30 tháng 12 âm lịch), các tỉnh miền Bắc có khả năng chịu ảnh hưởng của một đợt không khí lạnh, gây mưa, mưa nhỏ.
Dịp Tết Mậu Tuất 2018, miền Bắc có mưa rét. (Ảnh minh họa: Hữu Nghị).
Cũng theo nguồn tin trên, sau khoảng thời gian đó, những ngày trong Tết ở Bắc Bộ không khí lạnh có thể tiếp tục được bổ sung yếu và duy trì tình trạng trời rét, ở vùng núi có khả năng rét đậm.
Cụ thể, thời tiết ở Bắc Bộ những ngày trước Tết có mưa nhỏ do ảnh hưởng của không khí lạnh, trời rét; những ngày trong Tết nhiệt độ nhiệt độ phổ biến dao động trong khoảng 14-21 độ C, mưa không đáng kể.
Thời tiết tết Nguyên đán tại các tỉnh miền Nam về cơ bản tốt, có thể xuất hiện mưa rào cục bộ (mưa trái mùa). Riêng miền Trung (khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ) có thể có mưa và rét ở Bắc Trung Bộ vào những ngày trước Tết khi chịu ảnh hưởng của không khí lạnh.
Theo Nguyễn Dương (Dân trí)
Tổng Liên đoàn đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán 2018 trước 2 ngày Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất chọn phương án nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 trước 2 ngày để tạo thuận lợi cho công nhân lao động về quê đón Tết. Ngày 5.10, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Trần Thanh Hải cho biết Tổng LĐLĐ Việt Nam đã nhận được công...